NHỮNG BÀN TAY MẸ VÀ BÉ - BÀN TAY EM BÉ VÀ MẸ|TÌM KIẾM TIKTOK

Bàn tay mẹ là bàn tay đầu tiên em nắm, nói đúng ra mẹ nắm tay em vừa lúc lọt lòng. Mẹ mò mẫm từng ngón tay nhỏ xíu, rưng rưng mừng vui vì con mình chào đời mạnh khỏe.

Bạn đang xem: Bàn tay mẹ và bé


Khi em chập chững những bước đầu tiên, mẹ ở cạnh bên, đưa tay nắm hờ sợ con yêu vấp ngã. Rồi từ từ người dần buông để em chập chững những bước đầu tiên trong đời. Tay mẹ nhăn nheo vì năm tháng, trơ gầy vì vất vả lao động nhưng vẫn là bàn tay đẹp đẽ.

Nắm tay mẹ, em biết hơn hết là cảm giác bình yên vô ngần, chẳng còn hình dung gì đến những nỗi sợ hãi ngoài kia.

Bàn tay ba là bàn tay vững chãi nhất. Tay ba to bè, vuông vức, đầy vết chai, vết xước. Ba chẳng nề hà bất cứ việc gì lớn nhỏ để chăm lo cho gia đình nên bàn tay ấy bất chấp bao nặng nhọc từ ngày nắng đến hôm mưa.

Ngày nhỏ, ba cầm tay em để nắn nót những nét chữ tròn trịa đầu tiên. Tay ba chần chừ cầm roi đe nạt em những khi mắc lỗi. Tay ba dắt em qua đường mỗi khi em đứng bên kia đường phân vân giữa dòng xe cộ. Tay ba nắm chặt dặn dò em tự lập trong những ngày tháng xa nhà.

Tay nội là bàn tay ấm nhất. Nhiều đêm nằm ngủ, em quay qua nắm chặt tay bà và nghe người rề rà kể những chuyện xưa. Giây phút nắm lấy bàn tay lúc người đang yếu, nghe nội thì thào những lời yêu mà rưng rưng. Bàn tay nhăn nheo đồi mồi ấy vẫn thoảng mùi trầu dễ chịu. Em đâu biết rằng cái nắm tay đó là lần cuối…

Cái nắm tay đầu tiên đúng nghĩa của tình yêu là cái nắm tay run rẩy, ngại ngần. Anh giả vờ mượn bàn tay em để xem đồng hồ rồi bất chợt cầm tay khắng khít. Và những lúc giận hờn, người này cố vẫy vùng buông tay, người kia càng cố nắm chặt.

Không phải những người yêu nhau đều thích nắm tay nhau nhưng những người thích nắm tay nhau hẳn là những người yêu nhau lắm. Thật tình, em trân trọng cái nắm tay siết chặt hơn cả cái ôm dịu dàng. Là bàn tay đan khít trong những ngày đông giá. Là cái nắm tay nhẹ nhàng những lúc đi dạo bên bờ biển. Chừng ấy thôi đã thấy yêu thương luôn đủ đầy. Chúng ta cảm nhận được hơi ấm của người kia qua một bàn tay nắm, quen thuộc từng vết chai, từng vết mấp mô và bắt đầu hồ nghi người ta còn thương mình không qua một phút buông lỏng hững hờ.

Mỗi bàn tay ta nắm hẳn có ý nghĩa riêng trong từng khoảnh khắc của cuộc đời. Mỗi ngày, có nhiều đôi tình nhân nắm tay nhau bước lên lễ đường thề nguyền hẹn ước và cũng lắm những đôi vợ chồng kiên quyết buông tay để thành người xa lạ. Suy cho cùng, cái nắm tay không là tất cả nhưng là một phần để đong đếm những cảm xúc yêu đương.

Em nhớ mãi tấm ảnh cưới đen trắng của ba mẹ ngày xưa. Quê nội ở bên sông nên hồi đó đưa dâu trên chiếc đò nhỏ. Tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc ba đưa tay ra đỡ tay mẹ bước xuống bờ, ánh nhìn ba hướng về đôi chân mẹ vì sợ mẹ vấp, phía sau sông nước êm đềm. Thời gian như trôi rất khẽ trong phút giây rất đỗi bình thường ấy. Hạnh phúc đôi khi bắt đầu bằng một cái nắm tay như vậy.

Có lần, bắt gặp sự hờ hững trước một bàn tay chới với cầu cứu giữa ngược xuôi người qua lại. Người ta cũng dần dò xét có nên chìa tay ra trước cuộc đời lắm nhiễu nhương giăng mắc dối trá này. Có chi buồn hơn bằng việc ta buộc phải phân vân chần chừ khi chìa tay ra với người khác.

Một bàn tay đẹp là một bàn tay không ngần ngại nắm lấy một bàn tay khác lúc họ đang cần những cái siết chặt thay vì lời nói suông vô nghĩa. Dù đó là bàn tay người lạ, bàn tay lem luốc của bác sửa xe, bàn tay chẳng mấy sạch sẽ của cô lao công, bàn tay gầy yếu của em bé bị bệnh. Nắng mưa cuộc đời lúc ấy chẳng là gì nữa đâu…

Thế nên, hãy thấy vui khi ta không đếm xuể những bàn tay đã nắm, bởi nghĩa là xung quanh này vẫn còn lắm yêu thương, rất thường.

Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori có câu nói nổi tiếng "Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh". Không có bàn tay, trí thông minh của trẻ có thể phát triển đến một mức độ nhất định. Nhưng nếu có hoạt động của đôi tay, trí thông minh sẽ đạt đến một cấp độ cao hơn.

Do đó, cha mẹ muốn biết liệu con mình có chỉ số IQ cao hay không, các chuyên gia gợi ý nên nhìn vào đôi bàn tay của trẻ thông qua tín hiệu trên đó.



Sau khi chào đời, những bé thích cầm nắm đồ trên tay là biểu hiện cho thấy trí não phát triển mạnh mẽ (Ảnh minh họa).

Xem thêm: Các Chỉ Số Iq Và Eq, Cq, Aq, Iq Và Eq: Nền Tảng Thành Công Tương Lai Của Trẻ

Vì sao nhìn bàn tay bé có thể đoán biết trí thông minh?


1. Bàn tay của là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh

Ở trung tâm vận động của vỏ não trẻ sơ sinh, các tế bào thần kinh bàn tay có tỷ lệ lớn. Khi mọi người nhìn thấy em bé mới chào đời với những ngón tay rất linh hoạt, điều đó có nghĩa là em bé rất thông minh, bởi nó chứng tỏ vỏ não của bé rất phát triển.

Vì vậy, sau khi chào đời, những bé thích cầm nắm đồ trên tay là biểu hiện cho thấy trí não phát triển mạnh mẽ.

2. Cử động bàn tay giúp bé cung cấp máu

Những ngón tay của một đứa trẻ sơ sinh rất khác so với người trưởng thành. Ngay cả một cử động nhẹ của ngón tay cũng có thể cung cấp nhiều máu hơn cho não.

Cung cấp đủ máu thường cho phép nhiều tế bào thần kinh phát triển ở trung tâm não của em bé, điều đó có nghĩa là em bé sẽ thông minh hơn.

Vì vậy, bố mẹ không nên đánh giá thấp bàn tay nhỏ bé của trẻ, cử động tay của em bé càng thường xuyên, càng linh hoạt chứng tỏ bé có bộ não phát triển khỏe mạnh.


*

Cử động tay của em bé càng thường xuyên, càng linh hoạt chứng tỏ bé có bộ não phát triển khỏe mạnh (Ảnh minh họa).

3. Bàn tay giúp bé hiểu thế giới

Khi bé vừa chào đời, bé không thể nói, thính giác và thị lực của bé vẫn chưa hoàn thiện. Đôi tay của bé trở thành cơ quan quan trọng để khám phá thế giới và liên lạc với với những người thân trong gia đình.

Các chuyên gia Nhi khoa cho biết ngay từ khi còn nhỏ, bạn hoàn toàn có thể giúp bé khám phá thế giới thông qua các hành vi động, chạm, cầm nắm và cảm nhận của bàn tay. Từ đó, khả năng phối hợp tay và chân của bé sẽ được phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cũng giúp kích thích tiềm năng của em bé và khiến chúng thông minh hơn.

Muốn trẻ thông minh hơn, hãy bắt đầu từ bàn tay bé

1. Tập cho trẻ cầm nắm

Có thể tập luyện cho bé ngay từ những tuần đầu sau sinh bằng cách cho trẻ cầm nắm một số đồ vật. Ở giai đoạn sơ sinh, nếu trẻ có thể cầm nắm các đồ vật tốt, linh động, não trái của bé sẽ phát triển hơn và IQ của bé sẽ cao hơn trong tương lai.

2. Mua đồ chơi rèn luyện đôi tay

Bàn tay được coi là bộ não thứ hai của trẻ, vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ hãy cho bàn tay bé được thực hành các chức năng của mình, bằng cách mua đồ chơi giúp bé rèn luyện đôi tay như đồ chơi xếp hình, lắp ráp... Kiểu đồ chơi này không những giúp bố mẹ kiểm tra khả năng linh hoạt của đôi tay bé mà còn cho phép bàn tay phối hợp với trí não suy nghĩ và hành động.



3. Massage tay bé thường xuyên

Có rất nhiều dây thần kinh trong đôi tay nhỏ bé của trẻ và nó được kết nối với các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là bộ não, vì vậy, cha mẹ hãy xoa bóp đôi tay bé thường xuyên từ nhỏ. Việc này không những giảm sự mệt mỏi cho trẻ mà còn rèn luyện cơ bắp, hệ thần kinh đôi bàn tay bé. Ngoài ra, massage cũng có vai trò nhất định trong việc tăng cường sức khỏe thể chất của trẻ.

4. Không ngăn cấm trẻ vẽ bậy

Đến một độ tuổi nhất định, hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ thích vẽ bậy, vẽ lên tường. Cha mẹ không nên kìm hãm sở thích này của trẻ bởi chính việc vẽ bậy giúp trẻ phát huy hết khả năng của trí tượng tượng, đồng thời để trẻ thể hiện bức tranh trong tâm trí trẻ thông qua những ngón tay chúng. Thực tế, đó là biểu hiện cho thấy đôi bàn tay - bộ não thứ hai của bé đang phát triển mạnh mẽ.

Một đứa trẻ thông minh hay không, ngoại trừ yếu tố bẩm sinh thì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự giáo dục, nuôi dưỡng của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ hãy hành động sớm nhất có thể, bắt đầu từ đôi bàn tay nhỏ bé của trẻ nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.