Nên Bổ Sung Kẽm Cho Trẻ - Bổ Sung Kẽm (Zinc) Cho Bé

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long


Việc đáp ứng đủ nhu cầu kẽm của trẻ giúp cải thiện chứng biếng ăn, giúp bé mau ăn chóng lớn và phát triển toàn diện. Vậy bố mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu là đủ và phải lưu ý những gì?


Thông thường, trẻ em được bổ sung kẽm hàng ngày thông qua chế độ ăn uống, ví dụ, bú sữa mẹ giúp bổ sung kẽm cho trẻ 6 tháng trở xuống, đối với trẻ lớn hơn thì thông qua thức ăn tiêu thụ. Đôi khi, vì một số nguyên nhân về cơ địa hay sức khỏe, trẻ bị tình trạng thiếu hụt kẽm. Khi ấy, trẻ thường có những biểu hiện như:

Chán ăn
Nôn mửa bất thường
Rối loạn giấc ngủ như không ngủ được, trằn trọc, liên tục thức giấc, ngủ ít
Dễ bị dị ứng
Giảm trí nhớ
Thường gặp tình trạng tổn thương da không rõ nguyên nhân, niêm mạc, các vết thương, vết bỏng chậm lành, loét, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông...

Bạn đang xem: Bổ sung kẽm cho trẻ

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm kẽm huyết thanh. Kết quả xét nghiệm cho biết trẻ có đang trong tình trạng thiếu kẽm hay không và mức độ thế nào. Từ đó, bác sĩ sẽ cho mẹ biết nên bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu.


Bổ sung kẽm cho trẻ
Nên bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu là thắc mắc của nhiều mẹ

2. Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ bao nhiêu là đủ?


Nhu cầu bổ sung kẽm của cơ thể trẻ trong từng giai đoạn là khác nhau. Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu bổ sung kẽm cho đối tượng trẻ em theo từng độ tuổi như sau:

Bổ sung kẽm cho trẻ 6 tháng tuổi trở xuống: 2mg/ ngàyBổ sung kẽm cho trẻ từ tháng thứ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngàyBổ sung kẽm cho trẻ từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ ngày

Sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bổ sung kẽm cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu kẽm theo hướng dẫn bác sĩ.

Theo đó, những thức ăn giàu kẽm bao gồm: Tôm đồng, sữa, lươn, hàu, sò, gan lợn, thịt bò... Để tăng cường khả năng hấp thụ kẽm, nên bổ sung thêm vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây tươi như như cam, chanh, quýt, bưởi... Mặc dù vitamin C và kẽm có thành phần, cấu tạo, chức năng riêng nhưng khi được phối hợp cùng sẽ cải thiện hiệu quả hấp thu của nhau. Nghĩa là vitamin C có tác động phát huy khả năng hấp thu của kẽm và ngược lại. Từ đó cơ thể trẻ sẽ hấp thụ vi khoáng này tốt hơn, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, tăng cường khả năng đề kháng cho bé.


3. Nên bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu?


Để xác định khi nào bổ sung kẽm cho trẻ và trong thời gian bao lâu, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc trung tâm dinh dưỡng để được các bác sĩ đánh giá tình trạng và thực hiện xét nghiệm. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra xem trẻ có được đáp ứng đủ nhu cầu kẽm hay không, bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu và liều lượng thế nào. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi trẻ, đa phần thời gian bổ sung kẽm cho trẻ thường là 2 - 3 tháng.

Ví dụ, đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, việc tăng cường kẽm trong quá trình điều trị là hết sức quan trọng. Theo khuyến cáo, phác đồ điều trị tiêu chảy cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi cần bổ sung thêm 10mg kẽm/ngày, còn đối với trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi cần được tăng cường 20mg kẽm/ngày. Lúc này, kẽm được bổ sung dưới dạng viên uống, thời gian sử dụng thường là 14 ngày liên tiếp.


Bổ sung kẽm
Bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào từng độ tuổi của trẻ

4. Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ


Nếu dùng các thuốc có chứa kẽm (dưới dạng viên uống kẽm gluconat hay kẽm sulfat), hãy cho trẻ uống sau ăn 30 phút.Kẽm có khả năng làm giảm hấp thu sắt khi dùng đồng thời, do đó hãy cho trẻ dùng 2 loại vi khoáng này cách xa nhau ít nhất 2 tiếng.Tương tự, kẽm và canxi cũng xảy ra tương tác nếu sử dụng cùng lúc. Canxi làm tăng bài tiết kẽm và dẫn đến giảm hấp thu kẽm trong cơ thể.

Ngoài ra theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm của trẻ thường không được đáp ứng đầy đủ nếu chỉ bổ sung qua bữa ăn hằng ngày. Do đó, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các loại chế phẩm bổ sung kẽm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tóm lại, trẻ bị thiếu kẽm là vấn đề thường gặp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Nắm rõ thông tin bổ sung kẽm cho trẻ trong thời gian bao lâu, cùng với cách chăm sóc khoa học, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và dưỡng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng trẻ tăng trưởng đều đặn, toàn diện và phát triển tối ưu.

Tình trạng thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, crom, selen, vitamin B1... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Kẽm là một nguyên tố vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là với trẻ nhỏ. Với sự có mặt của kẽm, cơ thể có thể tổng hợp protein, phát triển xương khỏe mạnh, trí não và cơ bắp tốt,… Do vậy, cần bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Đặc biệt chú ý đến các biểu hiện trẻ thiếu kẽm để bổ sung kịp thời, đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện.

1. Kẽm có vai trò như thế nào với cơ thể trẻ?

Với biểu đồ dinh dưỡng của con người, kẽm là loại nguyên tố vi lượng song có vai trò quan trọng với nhiều hoạt động sống của cơ thể. Với thai nhi còn trong bụng mẹ, kẽm tham gia vào quá trình sản sinh tế bào giúp thai phát triển lớn dần, đầy đủ các cơ quan bộ phận. Ngoài ra, kẽm còn tham gia trong quá trình tổng hợp enzyme hoạt động trong hệ thống thủy phân, đồng hóa, vận chuyển, phản ứng sinh năng lượng hay gắn kết các chuỗi ADN.

*

Kẽm có vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ

Có thể thấy, kẽm tham gia vào hầu hết các quá trình sinh học quan trọng của cơ thể, sự thiếu hụt vi chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.

Tùy vào mức độ thiếu hụt kẽm và các chức năng sau sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến các bệnh lý tương ứng như:

Kẽm có nồng độ cao trong các vùng não như bó sợi noron thần kinh, vỏ não, vùng Hồi Hải Mã,… để phát triển thần kinh, thiếu hụt kẽm sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí là bệnh tâm thần phân liệt.

Kẽm tham gia vào quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào, nhất là não bộ nên chức năng này bị ảnh hưởng khiến người bệnh hay ức chế, sinh cáu gắt.

Kẽm điều hòa chất vận chuyển thần kinh, thiếu hụt kẽm dễ dẫn đến rối loạn tập tính.

Kẽm điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết tố, giúp các quá trình, hoạt động sống trong cơ thể hoạt động trơn tru, dễ thích nghi với hoàn cảnh và các biến đổi của môi trường.

Xem thêm: Thuốc Bôi Tan Mỡ Bụng - Thuốc Bôi Giảm Mỡ Bụng Có Thật Sự Hiệu Quả

Kẽm giúp vị giác nhạy cảm hơn, do vậy thiếu hụt kém có thể gây chán ăn, chán bú sữa, ăn không ngon, trẻ dễ gặp phải các bệnh miệng họng.

*

Trẻ đủ kẽm có thể ăn ngon miệng hơn

Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp, bài tiết hormone tăng trưởng nên trẻ không được cung cấp đủ kẽm dễ suy yếu miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn nặng.

Do là nguyên tố vi lượng nên nếu chú ý trong chế độ dinh dưỡng, trẻ nhỏ và kể cả người trưởng thành sẽ được bổ sung đủ kẽm từ chế độ ăn hàng ngày. Từ đó các chức năng trên của kẽm cũng được đảm bảo, tạo nền tảng cho sức khỏe tốt hơn.

2. Bổ sung kẽm cho trẻ và phòng ngừa thiếu kẽm

Với trẻ nhỏ ở các giai đoạn, nhu cầu về kẽm hàng ngày là không giống nhau nên cũng cần bổ sung lượng phù hợp theo nhu cầu này. Cụ thể như sau:

Trẻ từ 7 tháng tuổi đến 3 tuổi: Cần 5mg nguyên tố kẽm mỗi ngày.

Trẻ từ 4 - 13 tuổi: cần 10 mg nguyên tố kẽm mỗi ngày.

Với phụ nữ mang thai, nên bổ sung đủ 15 - 25 mg kẽm mỗi ngày để đảm bảo đủ cung cấp cho cơ thể mẹ cũng như truyền cho trẻ nhỏ.

Vậy bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào, từ các nguồn nào?

2.1. Sữa mẹ đáp ứng nhu cầu về kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo nên bú sữa mẹ hoàn toàn bởi sữa mẹ cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ phát triển trong thời gian này, với nguyên tố vi lượng kẽm cũng vậy. Trẻ giai đoạn này đã được cấp đủ kẽm, song mẹ cần lưu ý có chế độ ăn đa dạng thực phẩm, bổ sung nhiều kẽm để đảm bảo lượng kẽm có trong sữa mẹ.

*

Sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu kẽm cho trẻ trong những tháng đầu đời

2.2. Bổ sung kẽm từ thực phẩm thiên nhiên cho trẻ

Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, nhu cầu về kẽm và các dinh dưỡng khác đã cao hơn nên cũng cần bổ sung thêm từ thực phẩm bên ngoài. Trong chế độ ăn hàng ngày¸ cần lưu ý đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ nhiều loại dưỡng chất kể cả vi lượng.

Các thực phẩm giàu kẽm nên có mặt trong các bữa ăn cho trẻ bao gồm: các loại cá, thịt, cua, tôm,… Theo nghiên cứu, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thường có nguồn kẽm ít hơn động vật nên nếu trẻ thiếu kẽm, nên bổ sung sớm từ nguồn động vật là tốt hơn sau đó sẽ cân bằng giữa cả hai nguồn.

Ngoài kẽm thì chế độ ăn của trẻ cũng không thể thiếu chất xơ, Vitamin C và các loại Vitamin khác để hấp thu và sử dụng kẽm hiệu quả hơn.

Với trẻ thiếu kẽm hoặc có nguy cơ thiếu kẽm, có thể xem xét bổ sung cho trẻ từ các thực phẩm tăng cường kẽm đặc biệt như sữa, chế phẩm Vitamin,…

2.3. Bổ sung kẽm từ thuốc và thực phẩm chức năng

Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên dùng thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm khi trẻ thiếu kẽm, có dấu hiệu chậm lớn, biếng ăn cho dùng cho mẹ đang mang thai, cho con bú. Các loại thuốc chứa kẽm này chỉ nên dùng trong thời gian từ 2 - 3 tháng, sau đó bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên.

*

Bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng cho mẹ bầu

Cùng với bổ sung kẽm, cần bổ sung thêm vitamin C, A, B6 để tăng khả năng hấp thu và sử dụng kẽm của cơ thể.

3. Nhận biết sớm dấu hiệu trẻ thiếu kẽm

Ngoài lưu ý về chế độ ăn đầy đủ kẽm, mẹ cũng cần quan sát phát hiện sớm khi trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm như sau để kịp thời đưa trẻ đi khám và bổ sung.

Trẻ thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ, kém tập trung.

Trẻ chậm phát triển thể chất, không chịu ăn, tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa.

Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và lâu khỏi bệnh.

Ngoài ra, dấu hiệu thiếu kẽm thể hiện khá rõ ở các cơ quan bên ngoài như da, tóc móng, mắt hay niêm mạc miệng, âm hộ,… Tùy vào mức độ thiếu hụt kẽm mà triệu chứng có thể rõ ràng hoặc mờ nhạt, song cha mẹ không nên chủ quan cần đưa trẻ đi khám để khắc phục sớm tình trạng này.

*

Trẻ lười ăn, có triệu chứng thiếu kẽm cần đi khám để bổ sung sớm

Như vậy, bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ theo từng giai đoạn phát triển là vô cùng quan trọng, giúp trẻ ăn ngọt, có chiều cao và cân nặng tốt, tạo tiền đề tốt cho sự phát triển sau này. Nếu còn băn khoăn về bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách như thế nào, hãy liên hệ với atlantis.edu.vn qua Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.