Nét Đặc Trưng Và Văn Hóa Đồng Phục Học Sinh Nhật Bản Ít Ai Biết

(Dân trí) - Kể từ khi ra đời ở Nhật Bản cho đến nay, đồng phục nữ sinh đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển và trở thành cách riêng để mỗi học sinh bộc lộ cá tính của mình.

Bạn đang xem: Đồng phục học sinh nhật


1. Lịch sử hình thành

Đồng phục học sinh đầu tiên có tên gọi là thủy thủy fuku, lấy cảm hứng từ quân phục hải quân Châu Âu, xuất hiện ở Nhật từ năm 1920. Do nguyên liệu dễ tìm, rất nhiều lớp nữ công gia chánh của trường đã dạy nữ sinh tự may đồng phục cho mình.

Đến năm 1960, khi xuất hiện những lời chỉ trích rằng đồng phục thủy thủ có thiết kế đơn điệu và gắn với hình ảnh quân đội, một số trường học ở Nhật đã biến tấu để trang phục trở nên thời trang hơn, hoặc bỏ hẳn quy định mặc đồng phục. Đến những năm 1980s, các trường tư thục cho ra đời những thiết kế độc đáo và nhiều màu sắc; cho phép học sinh tùy chỉnh với phụ kiện riêng. Trường nào có thiết kế đồng phục càng đẹp thì càng thu hút số lượng lớn học sinh đăng ký tham gia.

2. Học sinh Nhật Bản có bao nhiêu loại đồng phục?

Bộ đồng phục được nhiều người biết đến nhất là kiểu dáng thủy thủ và đồng phục với blazer khoác ngoài. Tuy nhiên, Nhật Bản còn rất nhiều các kiểu đồng phục khác nhau theo từng trường. Trường tư thục có xu hướng thiết kế thời trang trong khi trường công lập sẽ đơn giản hơn.

Hầu hết các trường đều có hai loại đồng phục: một loại dành cho mùa hè, loại còn lại dành cho mùa đông. Độ dài của tay áo và váy được điều chỉnh theo mùa.

- Đồng phục thủy thủ

Đồng phục thủy thủ là thiết kế đồng phục đầu tiên dành cho nữ sinh Nhật Bản, lấy cảm hứng từ quân phục hải quân. Nó gồm một chiếc áo có cổ giống như thủy thủ và váy xếp ly. Các phụ kiện gồm có ruy băng, cà vạt hoặc nơ thắt ở cổ áo. Gần đây, không có nhiều trường học áp dụng kiểu đồng phục này, nhưng nó vẫn là xu hướng thiết kế đồng phục học sinh chính của các trường học Nhật Bản.

- Đồng phục Gakuran

Gakuran, đặc trưng bởi Tsume eri (cổ đứng) là đồng phục phổ biến của các học sinh nam. Gakuran có nguồn gốc từ quân phục của thiếu sinh quân Phổ, và cái tên Gakuran là sự kết hợp của các từ Gaku (学) và Ran (蘭). Gaku có nghĩa là "nghiên cứu", và ran có nghĩa là "Hà Lan" hoặc phương Tây nói chung.

- Đồng phục Blazer

Đồng phục blazer là kiểu đồng phục khá mới so với các loại đồng phục khác. Đồng phục này thường dành cho nữ sinh. Các bạn học sinh mặc áo len bên trong blazer.

- Đồng phục Bolero

Ngày nay rất ít trường mặc đồng phục bolero. Nó thường được mặc với váy jumper.

- Đồng phục áo khoác Eton

Áo khoác Eton là loại áo khoác không có cổ và thường được sử dụng cho các trường tiểu học hoặc trung học cơ sở của Nhật Bản. "Eton" bắt nguồn từ trường Eton Collage ở Anh.

- Đồng phục váy jumper

Váy jumper từng là xu hướng chính của đồng phục học sinh trong mùa hè. Vào mùa đông, học sinh thường khoác thêm áo Blazer hoặc Bolera bên ngoài váy.

- Đồng phục váy có quai

Đồng phục này gồm có váy lửng có hai quai, thường được học sinh mẫu giáo hoặc tiểu học mặc.

- Đồng phục váy liền

Váy liền là loại đồng phục phụ trong các trường học của Nhật Bản. Nó thường mặc kèm với áo blouse vào mùa đông.

3. Đồng phục là thời trang

Ngày nay, đồng phục ở Nhật Bản không chỉ để phân biệt học sinh của từng trường mà còn sử dụng như một thứ thời trang để học sinh thể hiện cá tính của mình. Một số trường cho phép học sinh chỉ cần mua áo blazer và ghim cài áo của trường, còn lại học sinh có thể tự thêm thắt các phụ kiện khác mà mình yêu thích như tất, giày, ruy băng, cặp sách…

Đồng phục cũng trở thành trang phục đi chơi. Thậm chí họ còn mua đồng phục kiểu dáng khác nhau từ cửa hàng thời trang. Thuật ngữ "nanchatte seifuku", có nghĩa là đồng phục học sinh, trở nên phổ biến với thanh thiếu niên Nhật Bản.

4. Thế giới phụ kiện dành cho đồng phục

Một danh sách dài những phụ kiện được học sinh Nhật Bản sử dụng để "nâng tầm" đồng phục đi học của mình. Các thương hiệu lớn như East Boy hay Conomi ra đời chuyên cung cấp những món hàng phục vụ cho nhu cầu thời trang của học sinh.

- Cardigan len và vest

Vào mùa đông, rất nhiều học sinh mặc áo cardigan len và vest bên trong áo khoác, vì thế, đây là hai trang phục giúp học sinh thể hiện phong cách riêng của mình. Màu sắc có thể thay đổi rất đa dạng: xám, sữa, xanh nước biển, trắng, hồng, vàng, xanh da trời… Nhưng chủ yếu vẫn là màu xám và màu lông lạc đà.

- Tất

Tất mặc với đồng phục thường có màu đen/ xanh nước biển hoặc trắng với độ dài bên dưới đầu gối. Một số trường có quy định nghiêm ngặt về độ dài và màu sắc của tất, nhưng đa số thường cho phép học sinh tùy chọn theo sở thích. Tất bán ở các cửa hàng hầu như luôn có đường khâu một mũi để trông dễ thương hơn.

Thời trang tất dành cho học sinh đã thay đổi khá nhiều qua các thập kỷ. Khoảng hai mươi năm trước, tất rộng được các nữ sinh trung học yêu thích vì nó như một biểu tượng chống lại các quy tắc nghiêm ngặt của trường học. Mười năm về trước, độ dài phổ biến là dưới đầu gối nhưng xu hướng gần đây đã chuyển sang tất ngắn.

- Giày

Phần lớn học sinh đi giày loafer màu đen hoặc nâu sẫm. Một số khác chọn giày sneaker. Giày loafer thời gian gần đây đã được sản xuất với gót cao hơn giúp "ăn gian" chiều dài chân của nữ học sinh.

- Ruy băng và cà vạt

Các nữ sinh thường cài ruy băng hoặc cà vạt ở cổ áo, thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân. Tùy theo tâm trạng mà các cô gái lựa chọn kiểu, màu sắc ruy băng và cà vạt khác nhau.

- Cặp sách

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng cặp sách cũng là một trong những phụ kiện học đường. Một số trường quy định kiểu dáng cặp riêng của trường nhưng phần lớn học sinh có thể tự chọn mua loại cặp mà họ thích. Cặp sách điển hình ở Nhật làm từ da hoặc nhựa, có kiểu dáng túi xách hoặc balo. Học sinh trang trí cặp sách bằng móc khóa hoặc các đồ đeo xinh xắn khác tùy thuộc vào tính cách và sở thích của từng người.

5. Độ dài váy

Chiều dài phổ biến nhất là trên đầu gối 15cm, không quá dài và không quá ngắn. Nhưng một số trường quy định học sinh phải mặc váy dài. Trong các trường hợp này, các nữ sinh thường sử dụng một loại thắt lưng đặc biệt giúp váy kéo cao lên tạo ra chiều dài ngắn hơn quy định mỗi khi họ rời trường học.

Xem thêm: Công Dụng Của Cam Sành Là Loại Quả Giàu Các Chất Dinh Dưỡng Có Lợ Cho Sức Khỏe

Ở Nhật, đồng phục đã vượt ra ngoài ý nghĩa thật sự của nó để trở thành một trang phục thời trang, giúp học sinh Nhật Bản nổi bật trên thế giới. Lựa chọn những món đồ yêu thích ở cửa hàng, thay đồng phục và phụ kiện mỗi ngày giúp việc đến trường trở nên vui và thú vị hơn. Mặt tích cực này của đồng phục giúp những kỷ niệm về thời đi học trở nên đáng giá và khó quên.

*
*
*

Giới thiệu

Khóa học

Thư viện

Giáo trình học tiếng Nhật

Học ngữ pháp tiếng Nhật

Học từ vựng tiếng Nhật

Học Kanji

Học tiếng Nhật theo chủ đề

Đề thi thử JLPT

Du học nhật bản


Tiếp nối bài viết về những kiểu đồng phục nữ sinh Nhật Bản, bài viết này trung tâm tiếng Nhật
atlantis.edu.vn tiếp tục giới thiệu tới các bạn một số loại đồng phục đặc trưng đến từ Nhật Bản nhé.

Văn hóa Nhật Bản

Phân loại đồng phục nữ sinh Nhật Bản

*

Sự đa dạng trong đồng phục học đường cũng được coi là một nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản. Cả cái tên gốc Nhật Seifuku (制服) có nghĩa là “đồng phục” cũng được biết đến rất nhiều, đặc biệt là kiểu đồng phục truyền thống, đồng phục thủy thủ (セーラー服) Ngoài ra còn những kiểu đồng phục nào khác, hãy cùng Nhật ngữ atlantis.edu.vn tìm hiểu nhé.

Đây là đồng phục được mặc từ lâu đời nhất ở Nhật Bản. Có người nói rằng chúng bắt đầu ở Nhật Bản từ những năm 1920. Nhưng vì đồng phục thủy thủ bị ảnh hưởng bởi hình ảnh của những cô gái ngổ ngáo, số trường sử dụng kiểu đồng phục này cũng giảm đi.

Đồng phục thủy thủ cũng có thể kết hợp với áo Blazer khoác ngoài. Có người cho rằng đồng phục thủy thủ ban đầu ở Nhật Bản là có dạng váy liền. Nếu nó đúng là đồng phục đầu tiên ở Nhật, năm 2020 sẽ là năm kỉ niệm 100 năm đồng phục xuất hiện tại Nhật Bản.

1. Áo Blazer ブレザー

*

Đây là đồng phục được mặc nhiều nhất ở Nhật Bản. Tính thời trang cao của trang phục này là kết quả của sự cố gắng từ các trường khi muốn nâng cao sự dễ thương trong đồng phục học đường những năm 1990.

Cho tới nay, đồng phục blazer cũng có thể đặt mua qua internet, các hãng, các cửa hàng bán blazer cũng được mở. Đây là một bằng chứng cho việc đồng phục blazer có tính thời trang cao.

2. Bolero ボレロ

*

Bolero là tên chỉ chung những trang phục áo ngắn trên eo, phía trước không có hàng cúc áo mà mở phanh ra. Khi là đồng phục, bolero chủ yếu được mặc bên ngoài Jumper Skirt được nhắc tới ở phía sau.

Trong anime cũng có xuất hiện kiểu trang phục này, thường dành cho nhân vật tiểu thư. Trong thực tê, trang phục bolero cũng hay được mặc bởi những học sinh quyền quý, có gia cảnh tốt.

3. Áo khoác Eton イートンジャケット

*

Áo khoác Eton là tên gọi chỉ ác khoác không có cổ.

Ở Nhật Bản, áo khoác Eton hiếm được sử dụng làm đồng phục, nhưng vẫn có thể thấy ở các trường tư lập. Áo khoác Eton là là kiểu đồng phục hiếm gặp, vẫn còn được sử dụng chỉ là do truyền thống của trường.

3. Jumper Skirt ジャンパースカート

*

Như cái tên của nó, Jumper Skirt là váy có dạng liền, một mảnh và không có tay áo.

Vì dễ dàng vận động, tỉ lệ cao các trường học thường sử dụng kiểu trang phục này, nhưng những năm gần đây có xu hướng giảm. Vì theo sự thay đổi của thời đại, tính thời trang được đặt nặng hơn tính năng của trang phục.

4. Váy yếm サロペットスカート

*

Là kiểu đồng phục ít phổ biến.

Vốn đây là kiểu trang phục dành cho người lao động. Với sự cách tân làm đồng phục, trang phục có yếm và dây váy phía trước. Dù là trang phục lao động, thật kì lạ là kiểu trang phục này vẫn tạo cảm giác cá tính với tính thời trang cao.

5. Váy dây 吊りスカート

*

Ở các trường tiểu học, tỉ lệ sử dụng váy dây làm đồng phục rất cao. Đương nhiên, cũng có các trường cấp hai cấp ba sử dụng đồng phục váy hai dây.

Nguyên do váy dây được sử dụng nhiều ở tiểu học là do tính năng và kiểu dáng phù hợp với trẻ em. Với cơ thể trẻ em, phần eo khó xác định được ở đâu nên không thể dùng được thắt lung.

Nhưng gần đây, những phụ kiện thời trang dành cho giới trẻ trang trí trên váy dây ngày càng nhiều. Vì thế mà đồng phục váy dây ngày càng được mở rộng về tính năng một cách đầy đủ hơn.

6. Váy liền ワンピース

*

Váy liền đồng phục có thể có hoặc không có tay áo, là kiểu đồng phục lấy sự thanh lịch là điểm nổi bật.

Mùa đông đến khi trời lạnh, cũng có nhiều trường cho mặc blazer hoặc bolero bên ngoài, nhưng chỉ vào mùa hè, mặc riêng mình váy liền thì nó mới thực sự nổi bật.

Hiện tại số trường sử dụng váy liền làm đồng phục là ít nhất. Tuy nhiên mọi người vẫn mong rằng kiểu đồng phục này vẫn sẽ tồn tại là không bị xóa nhòa bởi thời gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.