Gãy Xương Mắt Cá Chân : Làm Sao Để Chóng Phục Hồi? Gãy Xương Mắt Cá Chân: Làm Sao Để Chóng Phục Hồi

Mắt cá chân thuộc đầu dưới xương chày và xương mác, tạo nên gọng mộng chày mác. Cùng với xương sên và các dây chằng xung quanh tạo nên khớp cổ chân, có vai trò quan trọng trong vận động của chi dưới. Vì vậy cần điều trị sớm để tránh các biến chứng và phục hồi chức năng cổ chân. Gãy mắt cá thường do chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp.Gãy mắt cá chân có thể gãy 1 hoặc 2 hoặc 3 mắt cá (trong, ngoài, sau ), có thể di lệch hay không di lệch. Có thể gãy xương đơn thuần hoặc kèm theo tổn thương dây chằng vùng cổ chân. Thường gãy 2 hoặc 3 mắt cá sẽ kèm theo trật khớp cổ chân. Đây là trường hợp rất nặng nếu không được điều trị tốt sẽ mất chức năng vận động cổ chân.Theo Weber và Danis, chấn thương gãy mắt cá chân được phân thành 3 loại giúp định hướng điều trị và tiên lượng:Dựa vào phân loại gãy mắt cá chân sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể sau:ctch0.png- Nếu gãy mắt cá chân loại A và B: Cần nắn bột xương bàn chân, X-quang kiểm tra tốt giữ bột trong 6-8 tuần kết hợp tập vận động trong bột. Nếu sau nắn bột, chụp X-quang thấy kết quả không tốt thì cần mổ kết hợp xương.- Nếu gãy loại C: Chỉ định mổ kết hợp xương và chú ý phục hồi dây chằng mác dưới.- Nếu gãy loại 3 mắt cá: Diện tích khớp đầu dưới xương chày lớn hơn 1/3 thì chỉ định mổ kết hợp xương.Với những trường hợp gãy mắt cá có chỉ định mổ, có rất nhiều phương án phẫu thuật kết hợp xương , bên cạnh những kỹ thuật thường quy mà khoa Chấn thương Chỉnh Hình bệnh viện đa khoa Đức Giang đã triển khai từ lâu như kết hợp xương nẹp vít, néo ép chỉ thép, bắt vít xốp trên màn tăng sang thì nổi bật thời gian gần đây là kỹ thuật bắt vít tự tiêu kết hợp xương dưới hướng dẫn màn hình tăng sáng.

Bạn đang xem: Gãy xương mắt cá chân

ctch1.pngThông thường sau 6 tháng đến 1 năm, những bệnh nhân mổ kết hợp xương mắt cá sẽ được phẫu thuật lần hai để tháo phương tiện kết hợp xương. Tuy nhiên với phương pháp mới, loại vít được sử dụng là vít magie, sau khi được bắt vào xương, vít sẽ tự tiêu trong vòng 1 năm. Do đó, người bệnh không cần phẫu thuật lần hai, giúp giảm chi phí cũng như tránh được những tổn thương cho cơ thể. Đồng thời dưới hướng dẫn của màn tăng sang, việt bắt vít vào xương trở lên thuận lợi với đường mổ nhỏ tối đa.ctch2.pngTại bệnh viện đa khoa Đức Giang, khoa Chấn thương chỉnh hình với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên khoa được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, đã thực hiện rất nhiều ca mổ phức tạp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và Y học, ngày càng nhiều người bệnh của chúng tôi được tiếp cận và điều trị với những phương pháp hiệu đại hàng đầu. Chúng tôi luôn cố gắng để có thể đem những phương pháp phẫu thuật an toàn và tiên tiến nhất đến với người bệnh, giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và sức khỏe nhân dân.

Gãy mắt cá chân là tình trạng gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá trong bài viết này nhé!


Tìm hiểu chung

Gãy mắt cá chân là gì?

Gãy mắt cá chân xảy ra khi một hoặc nhiều xương tạo nên khớp mắt cá của bạn bị gãy hoặc vỡ.

Gãy xương mắt cá chân có thể là gãy đơn giản một xương, mà có thể không ảnh hưởng đến việc đi lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, chấn thương này có thể làm mắt cá chân của bạn lệch khỏi vị trí ban đầu và làm cho chân bạn bất động trong vài tháng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị gãy mắt cá chân?

*

Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy mắt cá chân bao gồm:

Sưng và bầm tím quanh khớp hoặc chảy chất lỏng bên trong khớp, có thể trong máu. Bầm tím này có thể lan xuống phía bàn chân hoặc các ngón chân. Biến dạng xương xung quanh mắt cá chân. Da bên trên vùng xương gãy bị kéo căng..


Đọc tiếp


Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?


Bạn nên gặp bác sĩ của bạn nếu:

Bạn không thể chịu đựng sự đau đớn Thuốc giảm đau không hiệu quả Mắt cá chân của bạn không thể cử động, cản trở việc đi lại Bạn thấy sự biến dạng của xương mắt cá chân Xương đâm xuyên qua da Chân của bạn đổi sang màu xanh.


Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây gãy mắt cá chân?

*

Gãy mắt cá chân thường là do chấn thương xoắn từ một bước đi sai hay té ngã, hoặc do chấn thương trực tiếp trong một vụ va chạm xe hơi. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do một cú đánh trực tiếp vào mắt cá chân.

Những nguyên nhân phổ biến nhất của gãy mắt cá chân bao gồm:

Tai nạn giao thông. Các chấn thương dập nát thường gặp trong các vụ tai nạn giao thông có thể gây ra gãy mắt cá chân và cần phải phẫu thuật sửa chữa. Ngã. Việc vấp và ngã có thể làm gãy xương ở mắt cá chân. Ngoài ra, cú ngã gây gãy mắt cá chân cũng có thể là do tiếp đất bằng chân sau khi nhảy xuống từ độ cao nhất định. Bước đi sai cách. Đôi khi chỉ cần đặt chân xuống sai cách có thể dẫn đến chấn thương mắt cá chân do trẹo gây gãy xương.

Những ai thường dễ bị gãy mắt cá chân?

Gãy mắt cá chân khá phổ biến vì nó có thể xảy ra với mọi người và ở mọi lứa tuổi. Trong suốt 30-40 năm qua, các bác sĩ đã ghi nhận một sự gia tăng về số lượng người bị gãy mắt cá chân. Nếu người lớn tuổi bị gãy mắt cá chân, họ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng liên quan đến vấn đề về xương trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây gãy mắt cá chân. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy mắt cá chân?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gãy mắt cá chân, đặc biệt nếu bạn là một vận động viên thường xuyên tham gia các hoạt động gắng sức, hoặc có tiền sử gãy xương. Môi trường nơi bạn làm việc cũng góp phần vào nguy cơ gãy mắt cá chân.


Bạn có thể có nguy cơ bị gãy mắt cá chân cao hơn nếu:

Tham gia các môn thể thao có tác động mạnh. Những căng thẳng, những cú đánh trực tiếp và chấn thương xoắn xảy ra trong các môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, thể dục dụng cụ, quần vợt và bóng đá có thể gây ra gãy xương mắt cá chân. Sử dụng không đúng kỹ thuật hoặc dụng cụ thể thao bị lỗi.

Xem thêm: Bộ Giáo Trình American Headway 3 : Student Book, Oxford American Headway 3Rd Edition

Thiết bị bị lỗi, chẳng hạn như giày quá mòn hoặc không được trang bị phù hợp, có thể góp phần gây ra gãy xương và ngã do căng thẳng. Tập luyện không đúng kỹ thuật, chẳng hạn như không khởi động và kéo căng, cũng có thể gây ra chấn thương mắt cá chân. Tăng đột ngột mức độ hoạt động. Cho dù bạn là một vận động viên được đào tạo hay một người mới bắt đầu tập thể dục, việc đột ngột tăng tần suất hoặc thời lượng các buổi tập có thể làm tăng nguy cơ gãy xương do căng thẳng. Môi trường sống lộn xộn, thiếu ánh sáng. Đi lại trong nhà quá lộn xộn hoặc quá ít ánh sáng có thể dẫn đến ngã và chấn thương mắt cá chân. Các vấn đề sức khỏe khác. Giảm mật độ xương (loãng xương) có thể khiến bạn có nguy cơ bị thương ở xương mắt cá chân.

Biến chứng

Các biến chứng do gãy mắt cá chân

Các biến chứng của gãy mắt cá chân là không phổ biến nhưng có thể bao gồm:

Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương). Nếu bạn bị gãy xương hở, nghĩa là một đầu của xương nhô ra qua da, xương của bạn có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây nhiễm trùng. Hội chứng khoang. Tình trạng này hiếm khi xảy ra với gãy xương mắt cá chân. Nó gây ra đau, sưng và đôi khi tàn tật ở các cơ bị ảnh hưởng của chân. Tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu. Chấn thương ở mắt cá chân có thể làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu, đôi khi làm làm rách chúng. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu lưu thông, khiến xương chết và xẹp.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chuẩn đoán gãy mắt cá chân?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tình huống gãy xương và tiền sử bệnh của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận mắt cá chân, bàn chân, và cẳng chân bằng một trong những phương pháp sau đây:

Chụp X-quang: Đây là kỹ thuật chẩn đoán phổ biến nhất mà có thể hiển thị các xương bị gãy. X-quang có thể được thực hiện ở cẳng chân, mắt cá chân, và bàn chân để đảm bảo rằng không có bộ phận nào khác bị thương. Chụp hình với thế chịu lực: Tùy thuộc vào loại gãy xương mắt cá chân, bác sĩ có thể gây áp lực lên mắt cá chân và chụp X-quang. Xét nghiệm này được tiến hành để xem gãy xương mắt cá chân có nhất định phải phẫu thuật hay không; Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT có thể hiển thị một hình ảnh cắt ngang của mắt cá chân, giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng của xương. Nó đặc biệt hữu ích khi các vết nứt kéo dài vào khớp mắt cá chân. Chụp cộng hưởng từ (MRI): Các xét nghiệm này cung cấp chi tiết hơn về tình trạng của xương và mô mềm. Đối với một số trường hợp gãy xương mắt cá chân, chụp MRI có thể được thực hiện để đánh giá các dây chằng mắt cá chân.


Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy mắt cá chân?

Sơ cứu

Kỹ thuật sơ cứu là rất quan trọng để giúp ổn định xương cho đến khi bạn có thể đến bệnh viện. Sơ cứu đúng cách có thể làm giảm các biến chứng có thể xảy ra. Sơ cứu bao gồm các bước sau đây:

Chườm đá vùng chấn thương, đặc biệt là khu vực sưng Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước Che các vết thương bằng băng.

Nếu mắt cá chân của bạn bị gãy và bị trật khớp, bác sĩ có thể quyết định nắn chúng trở lại vào đúng chỗ. Để giữ cho xương ở đúng vị trí trong khi bạn được đưa đến bệnh viện, mắt cá chân của bạn sẽ được bảo vệ bằng một thanh nẹp.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ quyết định xem bạn cần phải phẫu thuật hay bạn chỉ cần bó bột để mắt cá chân của bạn lành tự nhiện.

Điều trị y tế

*

Phẫu thuật: Nếu gãy xương nặng, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để xếp lại các xương vào đúng vị trí. Các loại ốc vít, dây và đĩa có thể được sử dụng để nối các xương lại với nhau, sau đó vết thương được đóng lại bằng các mũi khâu. Các thanh kim loại thường sẽ không được lấy ra sau đó, trừ khi nó gây ra vấn đề gì khác.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp ngăn ngừa gãy mắt cá chân?

Các lối sống và biện pháp sau đây có thể giúp bạn kiểm soát nguy cơ gãy mắt cá chân:

Mang giày phù hợp. Sử dụng giày đi bộ đường dài trên địa hình gồ ghề. Chọn giày thể thao phù hợp với môn thể thao của bạn. Thay giày thể thao thường xuyên. Bỏ giày thể thao ngay khi gai hoặc gót bị mòn hoặc nếu giày đi không đều. Bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này là cần thiết khi bạn bắt đầu tập luyện một chương trình thể dục mới hoặc các bài tập nặng. Tăng cường hoạt động thể chất. Các hoạt động thể chất có thể ngăn ngừa gãy xương do căng thẳng. Hãy tham gia bơi lội hoặc đi xe đạp. Tăng cường sức mạnh của xương. Bổ sung đủ canxi và vitamin D. Thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, sữa chua và pho mát. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần bổ sung vitamin D. Gọn gàng, ngăn nắp. Việc sắp xếp không gian sống gọn gàng, ngăn nắp có thể giúp bạn tránh bị trượt chân và té ngã. Tăng cường cơ mắt cá chân. Nếu bạn dễ bị trẹo mắt cá chân, hãy hỏi bác sĩ để thực hiện các bài tập giúp tăng cường các cơ hỗ trợ của mắt cá chân.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.