GIÁO ÁN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN, GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG HỌC KHÁM PHÁ LỨA TUỔI 5

– Biết đặc điểm đặc trưng của gió: không màu, không hình dạng, không cầm, nắm, sờ hay bắt được; gió đưa hương thơm đi mọi nơi.

Bạn đang xem: Giáo án môi trường xung quanh chủ đề hiện tượng tự nhiên

– Biết ích lợi, tác hại của gió đối với con người, cây cối.

* Kỹ năng:

– Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận xét, phân biệt sự giống và khác nhau của gió tự nhiên, gió nhân tạo.

– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

* Giáo dục:

– Trẻ tham gia trò chơi tích cực, trẻ biết bảo vệ cơ thể khi thay đổi gió mạnh và lạnh.

– Có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sạch đẹp không vứt rác bừa bãi

Chuẩn bị:

– Giáo án điện tử

– Thau nước nhỏ, Thuyền buồm, 1 chậu cây xanh, 1 quạt điện, 3 quạt giấy

– Hình ảnh về ích lợi và tác hại của gió tự nhiên

– Xắc xô,

– Mỗi trẻ 1 cái chong chóng, 1 rổ đựng một số vật nặng, nhẹ cho trẻ thử nghiệm,

– Bài thơ: Gọi gió, Gió

– Bài hát: Tôi là gió, Mây và gió

Tiến hành hoạt động: Hoạt động mở đầu:

* Ổn định, giới thiệu bài:

– Cho trẻ chơi trò chơi :”Gió thổi”

– Cô dùng quạt và quạt cho trẻ, hỏi cảm nhận khi được quạt. Vậy gió có từ

đâu, gió có đặc điểm gì, hôm nay cô và các con cùng nhau khám phá : “sự kì diệu của gió” nhé!

Hoạt động nhận thức:

* Gió nhân tạo:

– Cô giới thiệu có nhiều rổ đựng đồ vật các con hãy về lấy rổ của mình và ngồi vào tổ. Cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ: Gọi gió

– Cô cho trẻ lấy từng đồ vật để trong lòng bàn tay, yêu cầu trẻ dùng sức để thổi.

– Vật gì bay được? Tại sao vật đó bay được?

– Vật gì không bay được? Vì sao đồ vật đó không bay được?

– Gió là một hiện tượng trong thiên nhiên nên chúng ta không nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu có một vật đứng trước nó thì ta mới biết là gió.

– Cô dùng quạt giấy quạt chậu cây xanh cho lá cây bay nhẹ

– Cô mời trẻ lên quạt chậu cây. Con thấy lá cây như thế nào khi có gió?

– Cô bật quạt máy vào chậu cây và hỏi trẻ. Quạt máy tạo ra gió như thế nào?

– Quạt máy quay được là nhờ có gì? Vậy khi sử dụng quạt máy thì các con phải biết làm gì?( Tiết kiệm điện)

– Quạt máy trong tiếng anh còn đọc là “ Fan” đấy các con, cho cả lớp đọc cùng cô vài lần “Fan”.

– Dùng sức thổi, dùng quạt để tạo ra gió gọi là gió gì? Gió nhân tạo

=> Gió nhân tạo là do con người tạo ra và tác động vào

– Bây giờ cô cháu ta cùng đứng lên và nhìn xem các con có nhìn thấy gió không ( Cho trẻ đi xung quanh lớp và trãi nghiệm với gió ngửi, sờ, nắm, bắt)

– Cho trẻ nhận xét về gió

– Cô tóm lại: Gió không có màu, không có mùi, không vị, không hình dáng, không cầm nắm và không bắt được, nhưng gió lại mang hương thơm tỏa đi khắp nơi.

Xem thêm: Cách làm mạch khuếch đại âm thanh đơn giản (với bass boost) từ lm386

* Gió tự nhiên:

– Cô cùng trẻ chơi: “Gió thổi” chuyển đội hình

– Cho trẻ xem về hình ảnh của gió ( Hình ảnh lá cờ bay, lá cây đung đưa )

– Vì sao mà lá cờ bay được và lá cây đung đưa?

– Các con có nhìn thấy gió không?

– Gió làm cho lá cờ bay, lá cây đung đưa được gọi là gió gì?

– Gió tự nhiên là hiện tượng do sự chuyển động của không khí và đã tạo ra gió

– Gió có ích lợi cho con người chúng ta

– Cho trẻ xem hình ảnh gió làm khô quần áo, trẻ thả diều trên đồng cỏ, hình ảnh thuyền buồm ra khơi, gió đưa hương thơm đi xa…

– Gió có lợi làm cho con người mát mẻ, làm khô quần áo, làm sạch môi trường…

* So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo

+ Giống nhau: Đều có gió và đều mát

+ Khác nhau: Gió tự nhiên Gió nhân tạo

Do sự chuyển động của không khí tạo ra gió . Do con người tạo ra và tác động vào

– Gió mạnh, gió bão, gió lốc, gió xoáy cũng là gió tự nhiên nhưng nó có tác hại rất lớn đến đời sống của con người, cây cối…

* Tác hại của gió: Cho trẻ xem hình ảnh về gió mạnh, gió bão, …

– Các con có biết vì sao lại có gió mạnh gây nguy hiểm không?

– Chúng ta có thể làm giảm tác hại của gió không?

* Giáo dục: Các con làm gì để giảm tác hại của gió? (trồng cây, chăm sóc cây, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ môi trường trong sạch, khi có gió bão hạn chế ra đường

* Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn”

– Chia trẻ làm 3 đội chơi, cho trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ: “Gió”

– Cô giới thiệu trên màng hình cô có các câu hỏi, cô lần lượt nêu từng câu hỏi và thời gian hội ý của mỗi đội là 5 giây. Sau thời gian hội ý đội nào có tín hiệu trước sẽ được quyền trả lời, trả lời đúng được cô và các bạn khen, trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

– Cô nhận xét, động viên trẻ chơi

– Trò chơi 2: “Tạo gió”

– Cho trẻ cùng hát bài: “Tôi là gió”

– Cô giới thiệu các nhóm chơi, cách chơi, chia trẻ làm 3 nhóm.

+ Nhóm 1: Thả thuyền vào nước và tạo sức gió bằng sức thổi

+ Nhóm 2: Thổi chong chóng bằng sức thổi

+ Nhóm 3: Dùng quạt để quạt vật nặng, vật nhẹ

– Cô nhận xét, động viên và khen trẻ.

Kết thúc: Hát bài: “Mây và gió”

– Cho trẻ chơi với chong chóng ra ngoài sân trường.


 - Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của ngày và đêm, thời gian xuất hiện cảnh bầu trời lúc Bình minh, buổi trưa, hoàng hôn và ban đêm.

- Biết được đặc điểm của bầu trời vào các thời điểm khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ có khả năng phát âm cho trẻ.

- Trẻ nói lưu loát và nói trọn vẹn câu.

- Phát triển kỷ năng quan sát, ghi nhớ và óc sáng tạo ở trẻ trong các hoạt động.

- Rèn khả năng nhanh nhẹn qua các hoạt động.

 


*
4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Môn: Môi trường xung quanh - Đề tài: Sự khác nhau giữa ngày và đêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI “ CẤP TRƯỜNG”Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên.Môn: Môi trường xung quanh.Đề tài: Sự khác nhau giữa ngày và đêm.Độ tuổi: Lớp chồi 1.Người soạn và dạy: H’ Moen Knul
I. Mục đích yêu cầu:1. Kiến thức: - Trẻ biết được đặc điểm nổi bật của ngày và đêm, thời gian xuất hiện cảnh bầu trời lúc Bình minh, buổi trưa, hoàng hôn và ban đêm.- Biết được đặc điểm của bầu trời vào các thời điểm khác nhau.2. Kỹ năng:- Rèn cho trẻ có khả năng phát âm cho trẻ. - Trẻ nói lưu loát và nói trọn vẹn câu.- Phát triển kỷ năng quan sát, ghi nhớ và óc sáng tạo ở trẻ trong các hoạt động. - Rèn khả năng nhanh nhẹn qua các hoạt động.3. Giáo dục :- Giáo dục trẻ biết được thời gian và biết giữ gìn sức khỏe..- Biết đội mũ khi đi ra ngoài nắng.II. Chuẩn bị:- Câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm”- Tranh (Powerpont) về quá trình một ngày của bầu trời cho trẻ xem.- Tranh (Powerpont) về từng tranh về bầu trời các buổi trong ngày.- Tranh các hoạt động trong ngày phù hợp với thời điểm của bầu trời.- Tranh và đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi.- Cổng cho trẻ chơi trò chơi* Tích hợp: - Bài hát: “Mây và gió”; “nắng sớm”; “Cháu vẽ ông mặt trời”.- Tích hợp các môn học như: Toán, Thể dục, Chữ cái, Âm nhạc qua các hoạt động.* Phương pháp sử dụng:- Quan sát, đàm thoại.III/ Tổ chức hoạt động:1. Ổn định tổ chức: Trò chuyện.- Cho cả lớp hát bài “ Cháu vẽ ông mặt trời”. (Lên ngồi gần cô)- Các con ơi! Các con vừa hát bài hát nói về gì?- Các con ạ! Mặt trời, mặt trăng là một hiện tượng rất kỳ diệu, và chuyện gì sảy ra với mặt trời, mặt trăng.. Bây giờ cô và các con sẽ cùng xem một câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm” như thế nào nhé!- Cô mở câu chuyện “ Sự tích ngày và đêm” cho trẻ xem- Câu chuyện nói về gì?- À, đúng rồi đó các con ạ, câu chuyện nói về ngày và đêm, sự xoay chuyển của bầu trời.* Giáo dục cháu: Các con ạ! các con biết được thời gian, giữa ngày và đêm, vì vậy các con nhớ phải thực hiện đúng giờ giấc các con nhớ chưa nào?* Trò chơi: “Trời mưa” về 3 tổ2.Nội Dung Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức.- Cô mở tiếng gà gáy cho trẻ nghe.- Các con tiếng con gì gáy vậy các con?- Gà gáy báo hiệu cho chúng ta biết điều gì?- Ah! Đúng rồi các con ạ, gà trống gáy vang báo hiệu cho chúng ta biết trời đã sáng rồi đó các con. Các con có biết nhờ đâu mà trời sáng không? Và quá trình xoay chuyển một ngày của bầu trời như thế nào cô và các con sẽ cùng khám phá nhé.- Cô mở( powerpoint )về sự xoay chuyển một ngày của bầu trời cho trẻ xem.- Bạn nào giỏi cho cô biết một ngày của bầu trời như thế nào?- Các con ạ, khi gà gáy báo hiệu cho chúng ta biết ngày mới bắt đầu đó các con, thế ngày mới bắt đầu các con thấy điều gì sảy ra?- Trời sáng còn gọi là bình minh đó các con* Tranh 1: “Bình minh”- Cho trẻ đọc từ dưới tranh.( Bình minh)- Bạn nào cho cô biết bầu trời lúc bình minh như thế nào?- Khi bình minh lên các con thường làm những công việc gì?- Cô mở tranh: Bé đánh răng, rửa mặt, tập thể dục, ăn sáng, đi học, bố mẹ đi làm cho trẻ xem.)- Các con ạ! Khi các con đi học, bố mẹ đi làm ông mặt trời cũng lên cao dần đấy các con. Cô đố lớp mình khi ông mặt trời lên cao,tỏa nắng gay gắt báo hiệu cho chúng ta biết đó là buổi nào?- Cô đưa tranh buổi trưa ra cho trẻ quan sát.* Tranh 2: “Ông mặt trời lên cao, ánh nắng chói chang”- Cho cháu đọc từ dưới tranh.- Các con a! buổi trưa là lúc Ông mặt trời chiếu ánh nắng gay gắt nhất,cũng làm việc rất vất vả, các con có biết ông mặt trời giúp chúng ta làm những việc gì không?- Cô mở tranh: Phơi quần áo, phơi lúa, sưởi nắng cho các con vật, giúp cây xanh phát triển cho trẻ xem ).- Đối với các con khi trời nắng các con phải làm gì?* Giáo dục cháu.- Khi làm việc vất vả rồi ông mặt trời làm gì?- Ah! Khi ánh nắng Chiếu chói chang rồi ông mặt trời sẽ đi xuống thấp dần rồi ông mặt trời đi ngủ đó các con.- Khi ông mặt trời xuống thấp gọi là gì các con?
Hoạt động 2:* Tranh 3: “Hoàng hôn”Àh, đúng rồi mặt trời lặn vào buổi chiều hay còn gọi “ Hoàng hôn” báo hiệu một ngày sắp kết thúc đấy các con ạ.- Cho cháu đọc từ dưới tranh.- Con nào giỏi cho cô biết ông mặt trời lúc hoàng hôn như thế nào?- Khi hoàng hôn buông xuống gia đình các con thường làm gì?- Cô mở tranh: Đánh cầu lông, tắm rửa, nấu ăn.- Các con ơi! Bây giờ thì ông mặt trời đã đi ngủ rồi, khi ông mặt trời đi ngủ rồi, các con quan sát thấy bầu trời như thế nào?* Tranh 4: “Bầu trời ban đêm”.- Cho cháu đọc từ dưới tranh.- Các con cho cô biết bầu trời ban đêm như thế nào?- Khi ông mặt trời đi ngủ cũng là lúc ông trăng thức dậy đó các con, vào những ngày đầu tháng ông trăng ít sáng hơn.- Cô đố các con vào đêm nào trăng tròn nhất, đẹp nhất và sáng nhất?- Cô đưa tranh trăng tròn ra cho trẻ xem.* Cô chốt lại: Các con ạ, các con vừa khám phá xong hiện tượng ngày và đêm, sự xoay chuyển một ngày của bầu trời, ban ngày các con đi học, bố mẹ đi làm, ban đêm mọi người sum họp bên mâm cơm, ngồi xem ti vi, còn các con học bài, ngủ đúng giờ.* Sự khác nhau giữa ngày và đêm.:- Ban ngày : Có mặt trời mọc, ánh nắng chói chang, mặt trời lặn.- Ban đêm : Có mặt trăng, có sao, mây đen.* Mở rộng.- Các con a! Ngoài ra gia đình các bạn còn được làm gì nữa, bây giờ cô cùng các con cùng hướng lên màn hình nhé! - Cô mở hình ảnh cho trẻ xem ( đi chơi công viên nước, đi siêu thị, đi thăm ông bà, xem ti vi, học bài, ăn cơm..)* Giáo dục các cháu : Các con ạ, bầu trời của chúng ta thật kỳ diệu đúng không các con? Đêm khuya buông xuống là lúc các co đi ngủ, sớm mai gà cất tiếng gáy bình minh lên và một ngày mơi lại bắt đầu. Con người và mọi vật xung quanh ta đều dựa trên nguyên tắc ngày và đêm. Buổi sáng các con nhớ dậy đúng giờ, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi đi học, còn buổi tối các con ăn cơm xong, đánh răng, học bài, và đi ngủ đúng giờ để có sức khỏe tốt hơn nhé.3. Hoạt động 3: “Luyện tập cả lớp”- Cô chuẩn bị mỗi trẻ 4 tranh.- Xếp bầu trời từ lúc bình minh lên đến khi màn đêm buông xuống.- Trẻ chỉ vào bầu trời và đọc.- Cô nói đặc điểm của bầu trời trẻ lấy tranh, đọc và cất vào rổ.Hoạt động 4: “Trò chơi”* TC 1: “Ai nhanh nhất” - Cô chuẩn bị 2 bầu trời (Bầu trời màu xanh và bầu trời màu đen) cháu sẽ tìm các chi tiết đúng và gắn vào đúng thời điểm của bầu trời.- Cô nêu luật chơi và cách chơi cho trẻ.- Cho cháu chơi 1 lần.- Cô động viên, khuyến khích, bao quát cả 2 đội chơi.- Lớp cổ vũ cho 2 đội.* TC 2: “ Bé khéo tay”- Cho cháu hát bài “ Mây và gió” về 3 nhóm.- Nhóm 1: Vẽ ông mặt trời- Nhóm 2: Dán các chi tiết phù hợp với bầu trời.- Nhóm 3: Nối các hoạt động trong ngày đúng vào thời điểm của bầu trời.- Cô động viên, khuyến khích và tuyên dương trẻ.3. Kết thúc- Cho cháu hát “ Nắng sớm “ Kết thúc giờ học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.