GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG ĐIỀU DƯỠNG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT RỬA DẠ DÀY CẤP CỨU

Là thủ thuật đưa nước vào đồng thời để hút các chất trong dạ dày ra như thức ăn, dịch vị, chất độc.... Nhằm mục đích làm sạch dạ dày để phẫu thuật, để thải trừ bớt các chất độc, để điều trị chứng NÔN TRỚ Ở
TRẺ EM, NÔN NẶNG KHÔNG CẦM ÐƯỢC Ở
NGƯỜI lớn.

Bạn đang xem: Kỹ thuật rửa dạ dày

1.2. Rửa dạ dày thường áp dụng trong các trường hợp:

- Ngộ độc cấp thuốc ngủ, sắn, thuốc phiện và các chế phẩm.... (tác dụng trong 6 giờ đầu). Bệnh nhân hôn mê đặt nội khí quản để rửa.

- Trước khi phẫu thuật dạ dày nếu bệnh nhân đã ăn chưa quá 6 giờ. Ðặt ống thông và hút dịch vị, thức ăn qua ống thông.

- Nôn không cầm được.

- Say rượu nặng (ngộ độc).

1.3. Trường hợp không áp dụng:

- Ngộ độc acid hoặc base mạnh: trung hòa bằng sữa hoặc lòng trắng trứng.

- Phồng động mạch chủ, tổn thương thực quản, bỏng, u, dò thực quản.

- Bệnh nhân suy mòn nặng, kiệt sức, trụy tim mạch....

2. Quy trình kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị

2.1.1 Dụng cụ

-ỐNG Faucher, có thể nối với dây dẫn cao su đầu tù kết hợp với quả bóp, hoặc dùng ống Levine khi rửa cho trẻ em hoặc khi cần rửa nhiều lần với điều kiện dạ dày không có thức ăn làm tắc ống.

- Ca múc nước

- Cốc đựng nước súc miệng

- Kẹp mở miệng (nếu cần)

- Hai mảng nylon

- Khăn mặt

- Khay quả đậu

- Thùng đựng nước rửa (thường là nước uống được hoặc nước có pha thuốc theo chỉ định của bác sĩ).

- Thùng đựng nước thải từ dạ dày.

- Dầu nhờn: glycerin, parafin, nước đường.

-ỐNG NGHIỆM nếu cần xét nghiệm.

- Phiếu xét nghiệm.

-ÁO CHOÀNG nylon, găng tay.

- Máy hút (nếu có)

2.1.2. Bệnh nhân

- Ðộng viên, giải thích cho bệnh nhân mọi việc sắp làm để bệnh nhân yên tâm và hợp tác. Nếu bệnh nhân hôn mê giải thích cho người nhà.

- Tháo răng giả (nếu có).

- Ðể bệnh nhân ở phòng kín đáo, tránh gió lùa.

2.2. Tiến hành

- Ðem dụng cụ đến giường bệnh nhân.

- Ðặt bệnh nhân nằm đầu thấp mặt nghiêng về một bên.

- Trải một tấm nylon lên phía đầu giường và quàng một tấm quanh cổ bệnh nhân.

- Ðặt thùng hứng nước bẩn.

- Người điều dưỡng mặc áo choàng nylon hoặc đi găng (đối với ngộ độc thuốc sâu).

- Ðặt khay quả đậu dưới cằm bệnh nhân (có thể nhờ người phụ giữ)

- Ðo ống và đánh dấu (đo từ cánh mũi tới dái tái vòng xuống mũi ức, khoảng 45cm - 50cm là ngang phần đáy dạ dày hoặc từ răng cho đến rốn).

- Bảo bệnh nhân há miệng (dùng kẹp mở miệng nếu bệnh nhân không hợp tác).

- Nhúng đầu ống vào dầu nhờn (không để dầu đọng trong ống làm bệnh nhân sặc).

- Nhẹ nhàng đưa ống vào miệng, sát má, tránh vòm họng và lưỡi gà, động viên bệnh nhân nuốt mặc dầu rất khó chịu, trong khi đó người điều dưỡng từ từ đẩy ống và đến khi vạch đánh dấu chạm tớicung răng thì dừng lại. Nếu bệnh nhân có sặc, ho dữ dội, tái mặt, tím môi thì rút ra và đưa lại.

- Thử để biết chắc ống đã chạm vào đúng dạ dày chưa bằng 3 cách:

Cách 1: Nhúng đầu ống vào cốc nước nếu không có sủi bọt là vào đúngdạ dày.

Cách 2: Dùng bơm. tiêm hút dịch vị.

Cách 3: Ðặt ống nghe lên vùng thượng vị, dùng bơm tiêm bơm một lượng nhỏ không khí trong dạ dày, sẽ nghe thấy tiếng động ở dạ dày.

- Trước khi rửa nên hạ thấp đầu phễu dưới mức dạ dày để nước ứ đọng trong dạ dày chảy ra hoặc dùng bơm tiêm để hút.

- ĐỔNƯỚC từ từ vào phễu (tùy theo tuổi: người lớn 500 - 1000 ml, trẻ em 200 ml) đưa phễu cao hơn đầu bệnh nhân khoảng 15cm cho nước chảy vào dạ dày.

Xem thêm: Năm 1995 hợp màu gì - ất hợi 1995 hợp màu gì

- Khi mức nước trong phễu gần hết thì nhanh tay lật úp phễu xuống cho nước từ trong dạ dày chảy ra (theo nguyên tắc bình thông nhau) hoặc có thể dùng máy hút để hút với áp lực 3 -5 atmospher.

- Rửa cho tới khi nước trong dạ dày chảy ra sạch thì thôi.

- Gập đầu ống lại và rút ra từ từ - khi còn 10cm dùng kìm Kocher kẹp chặt và rút hết.

- Cho bệnh nhân súc miệng.

- Lau mặt, miệng cho bệnh nhân.

- Cho bệnh nhân nằm lại thoải mái và quan sát tình trạng chung của bệnh nhân trước khi đi làm việc khác.

2.3. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ

- Rửa sạch tất cả dụng cụ và lau khô.

- Chuẩn bị những dụng cụ cần tiệt khuẩn.

- Trả những dụng cụ khác về chỗ cũ.

2.4. Ghi vào hồ sơ

- Ngày, giờ và thời gian rửa.

- Dung dịch, thuốc, số lượng nước rửa.

- Tính chất nước chảy ra.

- Phản ứng của bệnh nhân nếu có.

- Tên người rửa.

2.5. Những điểm cần lưu ý

- Ðưa ống thông vào đúng dạ dày.

- Trong lúc rửa phải luôn luôn quan sát tình trạng bệnh nhân.

- Phải ngừng rửa ngay khi bệnh nhân kêu đau bụng hay có máu chảy ra theo nước, đồng thời phải báo ngay với bác sĩ.

3. tai biến và cách đề phòng

3.1. Viêm phổi do sặc dịch rửa

Khi rửa dạ dày cần để bệnh nhân đúng tư thế, rửa theo đúng quy trình kỹ thuật, nếu bệnh nhân hôn mê hay rối loại ý thức phải đặt nội khí quản bơm bóng chèn trước khi rửa.

3.2. Rối loạn nước điện giải

Do nồng độ dung dịch rửa pha không đúng lượng muối qui định, cần thực hiện đúng.

3.3. Nhịp chậm, ngất do kích thích dây phế vị(chuẩn bị hộp đựng dụng cụ và thuốc chống sốc, atropin... để cấp cứu kịp thời).

3.4. Hạ thân nhiệt do trời lạnh:trời lạnh pha nước âm, sưởi ấm cho bệnh nhân.

3.5. Tổn thương thực quản dạ dàydo kỹ thuật thô bạo, thông cứng, sắc cạnh, hoặc rửa trong những trường hợp uống acid hoặc base.

Vừa qua, BVĐK Hồng Hưng đã triển khai thành công kỹ thuật: Rửa dạ dày bằng máy tự động 7D (hệ thống rửa dạ dày kín), giúp xử trí cấp cứu kịp thời và hiệu quả cho 5 ca nhập viện do ngộ độc hoá chất, cứu bệnh nhân khỏi nguy cơ tử vong.

*

Rửa dạ dày là một trong các biện pháp hạn chế hấp thu, loại bỏ độc chất qua đường tiêu hoá trong cấp cứu ngộ độc cấp đường uống. Đây là thủ thuật đưa nước vào, đồng thời để hút các chất độc trong dạ dày ra ngoài, được chỉ định cho các trường hợp ngộ độc cấp (thuốc, hóa chất) trong vòng 6 giờ sau khi uống độc chất.

Hệ thống rửa dạ dày kín giúp khắc phục được hầu hết các nhược điểm của phương pháp rửa dạ dày mở truyền thống cùng nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt là dễ dàng thao tác khi sử dụng. Chính vì thế, ngay khi có y lệnh từ Bác sĩ, chỉ cần 1 điều dưỡng Cấp cứu đã có thể sử dụng máy, tiến hành thủ thuật súc rửa dạ dày, cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân.

*

Theo lời chia sẻ từ chị Hoàng Thị Hoa – Điều dưỡng trưởng Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực & chống độc: “Đây là một ưu thế hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi các khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực & chống độc nói riêng, BVĐK Hồng Hưng nói chung đang phải hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu thăm khám và chữa trị của bà con tỉnh nhà.”

Bên cạnh đó, hệ thống rửa dạ dày kín, máy rửa dạ dày tự động còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật khác như:

Kiểm soát được nhiệt độ nước đưa vào
Điều tiết số lượng nước đưa vào dạ dày giảm thiểu tình trạng nôn của bệnh nhân nên ít có nguy cơ viêm phổi hít
Có thể chủ động pha được nồng độ Na
Cl 9% vào nước và đưa vào dạ dày/ruột tránh ngộ độc nước khi súc rửa, hạn chế hấp thu độc chất vào máu (khi cần đưa vào dạ dày một lượng nước nhiều cùng các chất khác)Giảm thiểu tối đa các trường hợp tai biến như: viêm phổi do hít (dịch từ dạ dày vào phổi), ngộ độc nước hoặc rối loạn nước, điện giải, hạ thân nhiệt…An toàn cho người bệnh, bảo vệ nhân viên y tế: Dịch thải có độc được thải qua hệ thống ống kín và đưa vào hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện.

Sau khi, thực hiện các công tác sơ bộ như lấy đường truyền, xét nghiệm máu để đo chứng năng gan, thận, đường huyết… & có y lệnh từ Bác sĩ, các điều dưỡng tại khoa Cấp cứu có thể tự thực hiện các bước rửa dạ dày cho Bệnh nhân bằng máy rửa dạ dày tự động.

*

Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được đặt ở tư thế nằm nghiêng trái, đầu thấp trong khi các nhân viên y tế chuẩn bị hệ thống và tiến hành rửa dạ dày qua các bước như sau:

Đưa dịch vào, dùng tay lắc vùng thượng vị – dạ dày để cặn thuốc và thức ăn được hòa tan vào dịch.Mở khoá đường dịch ra để cho dịch chảy ra túi dưới đồng thời ép vùng thượng vị để dịch ra nhanh và đủ
Lặp lại quy trình cho dịch vào – ra như trên, cho đến khi dịch dạ dày trong không còn vẩn thuốc và thức ăn thì ngừng cuộc rửa.

*

Sau khi lọc sạch chất độc, bệnh nhân cần được theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực trong khoảng từ 3-5 ngày để ổn định các chỉ số theo dõi trước khi hồi phục hoàn toàn và có thể xuất viện.

Để tiến hành cấp cứu kịp thời bệnh nhân ngộ độc hoá chất, Bác sĩ CKI Trần Hoàng Minh – Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực chống độc – BVĐK Hồng Hưng gửi lời cảnh báo đến Quý bà con: “Nếu được thực hiện sớm, đúng kỹ thuật thì rửa dạ dày là phương pháp rất hiệu quả để hạn chế hấp thu độc chất: nếu được thực hiện sớm trong vòng một giờ sau khi uống có thể loại bỏ được tới 80% lượng độc chất uống vào.

Chính vì thế, ngay khi phát hiện người xung quanh có các dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc hóa chất hay ngộ độc thuốc như là thường không được tỉnh táo (có khi còn bất tỉnh) và bên cạnh có đặt những chai thuốc, hóa chất gì đó, Quý bà con nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất và đừng quên đem theo loại thuốc/ hóa chất được nghi ngờ là nguồn ngộ độc để các Bác sĩ có thể đưa ra những đánh giá, chỉ định nhanh chóng và kịp thời nhất.”

Với kỹ thuật rửa dạ dày bằng máy tự động mới này tại khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực & chống độc, cùng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên môn cao, được đào tạo nghiệp vụ bày bản, BVĐK Hồng Hưng có thể tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho các trường hợp ngộ độc hóa chất như:

Thuốc trừ sâu
Thuốc diệt cỏ
Thuốc diệt chuột
Các loại thuốc tân dược

Trong các trường hợp khác như ngộ độc a-xít, xà phòng, dầu hôi… tuy không thuộc các trường hợp được chỉ định rửa dạ dày nhưng khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ, quý bà con cũng nên nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử trí kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG HƯNGThời gian phục vụ: Từ Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần, buổi sáng 7h00 – 12h00, buổi chiều 13h00 đến 16h00

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.