MÙNG 5 THÁNG 5 ÂM LỊCH VẠN NIÊN NGÀY 5 THÁNG 5 NĂM 2022, LỊCH VẠN NIÊN NGÀY 5 THÁNG 5 NĂM 2022

Khi nhắc đến các ngày lễ trong tháng 5 người ta thường nghĩ đến các dịp lễ dương lịch như ngày quốc tế lao động. Tuy nhiên, theo lịch âm còn một ngày lễ rất thú vị.

Bạn đang xem: Mùng 5 tháng 5 âm lịch


Nội dung bài viết

1. Ngày 5/5 là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa2. Trong ngày Tết Đoan Ngọ 5.5 nên làm gì?


Vậy bạn có biết 5/5 là ngày gì không? Nếu chưa thì hãy cùng Xwatch tìm hiểu về những điều đặc biệt trong ngày lễ này nhé.

1. Ngày 5/5 là ngày gì, nguồn gốc và ý nghĩa

1.1. Ngày 5/5 âm lịch là ngày gì?

Ngày 5/5 âm lịch là Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương.

Đây là một ngày lễ tết truyền thống ở nước ta, là thời điểm mà người dân tiến hành nghi thức “Giết sâu bọ”, làm lễ tạ ơn tổ tiên, trời đất, vạn vật và ăn mừng mùa vụ thành công.

Đoan trong Đoan Ngọ được hiểu là “mở đầu”, còn Ngọ là “giữa trưa”, nghĩa là “bắt đầu giữa trưa” hay còn có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”.

Cái tên này thể hiện sự quan sát của người nông dân trồng lúa trong việc quan tâm đến thời tiết để trồng trọt sao cho thuận lợi tạo nên một năm đủ đầy.

Vào dịp này hàng năm con cháu, họ hàng sẽ tụ họp bên nhau để cùng mừng lễ, cầu chúc cho một năm mưa thuận gió hòa.

Ngoài ra, vào mùng 5 tháng 5 còn được xem là ngày Tết truyền thống ở một số nước Đông Á như: Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…

1.2. Nguồn gốc ra đời ngày Tết Đoan Ngọ (nguồn gốc ngày 5/5)

Vào ngày nọ sau một vụ mùa, người dân ăn mừng vì mùa vụ năm ấy bội thu nhưng sâu bọ lại kéo dày ăn hết mùa màng lương thực đã thu hoạch.

Những người nông dây lúc này cũng không biết phải xử trí như thế nào với đám sâu hại. Thì lúc đó, đột nhiên từ xa có một ông lão tự xưng là Đôi Truân.

Ông dạy cho người dân lập đàn cúng đơn giản gồm: bánh tro, trái cây và sau đó ra phía trước ngôi nhà vận động thể dục. Chỉ sau một lúc mọi người làm theo, sâu bọ toàn bộ đàn lũ té ngã rã rượi.

Sau đó ông lão còn khuyên bảo rằng “Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”.

Người dân trong làng rất biết ơn ông lão và định cảm tạ ông nhưng ông đã đi mất từ lúc nào. Từ đó tết diệt sâu bọ 5 tháng 5 ra đời.

Để ghi nhớ ngày này dân chúng gọi nó là ngày “Tết diệt sâu bọ”, một số khác thì gọi là “Tết Đoan Ngọ” vì làm lễ cúng vào giữa giờ Ngọ.

Bên cạnh nguồn gốc trên thì có một số ý kiến khác như một số nhà nghiên cứu cho rằng Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ cái chết của một vị quan nước Sở tên là “Khuất Nguyên”.

Do buồn chán vì không khuyên được vua Sở đừng tin vào nước Tần và bị đày xa xứ, ông ôm đá nhảy xuống sông Mịch La để tự vẫn ngay vào ngày 5/5 âm lịch.

Các đời vua sau tiếc thương ông nên đã cúng tế và mang xuống sông thả. Sau đó, ông báo mộng đồ cúng đã bị cá ăn hết nên vua đã cho gói bánh, cột chỉ có nhiều màu để cho cá sợ mà không ăn.

Con cháu đời sau thành ra cũng có những tập tục như lễ đua thuyền rồng của Trung Quốc vào ngày 5/5 hằng năm.

1.3. Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ)

Ở Việt Nam, ngày 5/5 - Tết Đoan Ngọ hay được gọi là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Sở dĩ gọi là Tết diệt sâu bọ vì trong thời điểm chuyển mùa, chuyển tiết sâu bọ và dịch bệnh dễ phát sinh. Vì thế mà dân ta có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Sau Tết Nguyên Đán, ngày lễ 5/5 là cái Tết sum họp, vui vẻ nhất của người Việt giúp gắn kết đời sống của mọi người lại với nhau.

Vào những ngày này trong năm, hoa lá cây trái bắt đầu đơm hoa kết trái vì vậy mà hoa quả là các món đồ cúng không thể thiếu.

Bên cạnh đó, tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương sẽ có những món ăn khác nhau.

Xem thêm: Cách Làm Đẹp Bằng Lá Tía Tô, ‏Mẹo Làm Đẹp Da Với Lá Tía Tô

Đây là ngày mà mọi người cần chuẩn bị đồ cũng từ sớm để dân lên ông bà tổ tiên, vì thế mà không khí lúc này rất nhộn nhịp không khác gì những ngày Tết.

Khi hoàn thành buổi lễ cả nhà sẽ tụ họp ăn uống những món ăn truyền thống cùng nhau.

1.4. Ngày 5/5 dương lịch cung gì?

Người sinh ngày 5/5 dương lịch thuộc cung Kim Ngưu - Taurus, được sao Thủy chiếu mệnh và chịu ảnh hưởng nhiều từ con số 5.

Những người hạ sinh vào ngày này thường có linh cảm rất tốt. Vì thế mà họ hành động dựa trên trực giác và thường sẽ đúng như những gì mà họ được mách bảo.

Bên cạnh đó họ có khả năng ăn nói tốt, có đủ lý lẽ và thuyết phục để thu hút đối phương. Theo các chuyên gia chiêm tinh học, những người sinh ngày 5 tháng 5 sống lương thiện và luôn giúp đỡ cho xã hội một cách tích cực.

Tuy nhiên ngoài những ưu điểm trên, đôi khi họ bảo thủ, ngoan cố trong hành động. Họ hành động thực tế, có tư duy nhưng không thể tránh được thiếu sót.

Lúc này đây, thì họ rất khó để thừa nhận sai lầm và dễ nóng giận. Vì vậy để trở nên tốt hơn những bạn sinh có cá tính như vậy nên khắc phục nhược điểm của bản thân và can đảm với chính mình hơn nữa.

&r

2. Trong ngày Tết Đoan Ngọ 5.5 nên làm gì?

Cũng giống như các ngày lễ khác vào Tết Đoan Ngọ mọi người sẽ có những phong tục truyền thống nhằm đem lại may mắn, thịnh vượng.

2.1. Khảo cây lúc giờ Ngọ

Vào giữa trưa lúc 12 giờ, ngày Tết Đoan Ngọ ở nhiều địa phương sẽ có phong tục khảo cây hay còn gọi là đánh cây. Những cây bị đòn roi thường là những cây ít ra quả hoặc có sâu bệnh nhiều.

Để thực hiện phong tục này cần có 2 người: Một người đóng vai cây và phải trèo lên cây, một người cầm dao gõ vào gốc cây và vấn đáp một số câu hỏi như: Mùa sau cây có ra nhiều quả không? Tại sao năm nay lại cho ra ít quả thế?...

2.2. Ăn trái cây để giết sâu bọ trong người

Theo quan niệm của ông bà xưa để diệt các “sâu bọ” trong người thì phải ăn trái cây đầu mùa, tốt nhất là các loại cây chua, chát như dứa, mận…

Đây cũng là những trái cây thường dùng để dân lên ông bà tổ tiên nên không những tốt cho sức khỏe mà còn là mong muốn hoa thơm trái ngọt và đời sống sung túc, thịnh vượng của ông bà ta.

2.3. Ăn cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp cẩm là cơm từ gạo nếp cẩm nấu lên men với rượu. Món này có vị ngọt, chữa các bệnh suy nhược cơ thể, trị chứng ra mồ hôi trộm và làm giảm cơn khát…

Đây là phong tục thể hiện mong muốn sức khỏe dồi dào, đẩy lùi các bệnh tật của người xưa để lại.

2.4. Hái lá thuốc

Vào lúc 12 giờ trưa theo quan niệm truyền thống, đây là thời điểm dương khí tốt nhất vì ánh nắng tỏa ra nhiều nhất. Do đó các lá thuốc sẽ có tác dụng trị bệnh hiệu quả hơn.

Phong tục này chỉ diễn ra ở một số địa phương. Và họ sẽ hái những loại cây có công dụng chữa bệnh ngoài da hoặc đường ruột. Sau đó, dùng lá thuốc hái được để tắm hoặc xông hơi để trị bệnh.

2.5. Tắm nước lá mùi

Cây mùi là loài cây có lá nhỏ và có mùi thơm. Theo truyền thống nước ta, dùng cây mùi đun nước để tắm vào ngày 5/5 sẽ giúp thoát nhiều mồ hôi, cơ thể thư giãn và trị được bệnh tật.

2.6. Ăn bánh ú

Bánh ú là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng ở nước ta. Bánh có tính mát, dễ tiêu có tác dụng trung hòa những thức ăn nhiệt và khó tiêu.

Ngoài ra, bánh còn giúp thải độc, lợi tiểu, phòng các loại bệnh sỏi thận và gút…

2.7. Treo xương rồng lên cửa

Vào ngày 5 tháng 5 hằng năm là thời gian dương khí vượng nhất. Và để đón được nhiều vượng khí thì theo người xưa nên treo một cành xương rồng hoặc ngải cứu lên cửa vì hai loại cây này có công dụng trừ tà khí.

2.8. Phóng sinh

Tết Đoan Ngọ được xem là ngày lành trong trong năm vì thế rất thích hợp để làm việc thiện như phóng sinh. Người Việt có quan điểm rằng phóng sinh sẽ mang lại phước đức, may mắn…

Vậy là chúng ta đã biết ngày 5/5 là ngày gì và tìm hiểu về những điều thú vị trong dịp lễ này. Hy vọng trong mỗi người chúng ta sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về những ngày ý nghĩa mang nét truyền thống dân tộc. Và đừng quên là ghé đồng hồ Xwatch để cập nhật các thông tin hữu ích khác nhé.

*

*

*
English
*
*
*
*

Mồng 5 tháng 5 âm lịch: Tết giữa năm của người Việt

 
Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng, ngày Mồng 5 tháng 5 âm lịch là Tết Đoan Ngọ của người Hoa, liên quan những giai thoại tưởng niệm Khuất Nguyên trầm mình giữa dòng Mịch La, hay Lưu Thần - Nguyễn Triệu vào núi hái thuốc gặp tiên. Nhưng đó là kết quả đến sau của hiện tượng giao thoa văn hóa, chúng tôi tin rằng người Việt xưa đã có Tết giữa năm - Mồng 5 tháng 5 của mình, còn gọi là Tết giết sâu bọ.

Còn các yếu tố liên quan đến người Hoa là yếu tố đến sau, nói vui thì nó như một thứ gia vị cho “nồi canh” đã nấu xong. Nói cách khác khi cùng gọi đó là Tết Đoan Ngọ nhưng hình dung và cách thụ hưởng sự kiện này của người Việt có nhiều nét khác với người Hoa.

Vì sao gọi tháng 5 âm lịch là giữa năm?

Cấu trúc lịch cổ theo tuần trăng hầu hết cả Á lẫn Âu, cũng như của người Việt đều chỉ có 10 tháng. Cải tiến lịch theo chuyển vận mặt trời cho phù hợp chu kỳ khí hậu, người Việt xưa áp dụng yếu tố Tiết Khí, mới biến lịch thành 12 tháng. Hai tháng thêm vào là Chạp và Giêng. Người Việt có câu nói theo thứ tự của tháng trong năm là “Một, Chạp, Giêng, Hai”... Tháng Một ngày xưa, giờ gọi là tháng 11 âm lịch, hay tháng Tý, lấy Chi đầu tiên trong Thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mẹo… để đặt tên cho tháng Một.

Ăn Tết Nguyên đán tháng Giêng (tức tháng Dần) là theo Lịch Kiến Dần, Ăn Tết tháng Một là theo Lịch Kiến Tý. Không loại trừ người Việt cổ đã ăn Tết Nguyên đán vào tháng Một. Thời nhà Nguyễn, người Sơn Tây lấy tháng 11 âm lịch làm đầu năm mới. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí đời Tự Đức chép: Thổ dân ở các huyện Bất Bạt và Mỹ Lương, hằng năm lấy tháng 11 làm đầu năm, hàng tháng lấy ngày mồng 2 làm đầu tháng và lấy ngày mồng 1 làm cuối tháng…

*

 Làm bánh trôi, bánh chay dịp Tết Đoan Ngọ. (Tranh lấy từ sách Kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger).

Nhưng vì sao người Việt lại ăn tết giữa năm? Là cư dân nông nghiệp lúa nước, người Việt có câu ca: Tháng Chạp là tháng trồng khoai/ Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà/ Tháng Ba cày vỡ ruộng ra/ Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng… Tháng Tư làm mạ để chuẩn bị cho vụ Mùa, trong khi bước qua tháng Năm lại là tháng thu hoạch vụ Chiêm: Tháng Năm gặt hái đã xong/ Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy…

Trải nghiệm trồng trỉa lâu đời của người Việt, sau cây mưa sung vũ thường có vào tiết Tiểu Mãn hằng năm (tính trong trung bình nhiều năm thường rơi vào ngày 21.5 dương lịch), là tới tiết Mang Chủng (ngày 5 hoặc 6.6 dương lịch) tức thời điểm phải xuống giống, hoặc cấy hoặc gieo. Khoảng thời gian này, xét vào lịch đã cải tiến theo Tiết khí, biên độ xê dịch của ngày Mồng 5 tháng 5 âm lịch bao giờ cũng xoay quanh, hoặc trước hoặc sau tiết Mang Chủng. Như vậy ăn mừng vào giữa năm, xem như là lễ Tết, là mừng đã thu hoạch xong vụ Chiêm, mừng đã xuống được giống vụ Mùa. Cư dân nông nghiệp lúa nước mừng như vậy là rất đỗi bình thường, cũng có thể nói thêm, từ khi thuần thục nghề làm lúa nước, không chừng người Việt đã biết ăn Tết giữa năm kiểu này.

Người Việt xưa ăn tết giữa năm ra sao?

Nông vụ ngày xưa phải cần tập trung lao động kịp thời. Ăn Tết giữa năm ngày xưa là ngày đoàn tụ của anh em, con cháu trong nhà. Nếp xưa để lại, nên khi Cao Bá Quát làm quan ở xa không về được với gia đình trong ngày Đoan Ngọ, vào tiết Đoan Dương, ông đã thốt: Mạc mạc gia hương lưỡng thân cách/ Thê thê ky hoạn nhất huynh dao… (Đoan Dương, tạm dịch: Mờ mịt quê nhà xa phụ mẫu/ Lăng xăng đất khách cách bào huynh…).

Tết Đoan Ngọ người Việt thường dùng rượu nhẹ như rượu nếp, hoặc rượu ngâm thảo dược như thạch xương bồ, uống để điều hòa khí huyết trước thời tiết vừa mưa to, vừa nắng gắt của tháng 5. Sách thuốc xưa mô tả thạch xương bồ là “loại cỏ trên đá, một tấc 9 cành, làm thuốc rất hay, uống lâu thành tiên”. Chắc có lẽ vậy mà ngày Đoan Ngọ xưa dân gian đã có tục uống rượu gọi là để diệt trùng bọ ở trong người, nên Tết nầy xưa đã gọi là “Tết giết sâu bọ”.

Hoặc là vào ngày này, mọi người thường đi hái lá thuốc về tắm rửa cho thông huyết mạch, tránh cảm mạo trong tiết khí này. Người Việt xưa còn lấy lá ngải bện treo trước cửa để ngăn khí độc vào ngày Đoan Ngọ. Cũng xin nói thêm rằng kiểu dùng tơ ngũ sắc buộc vào cánh tay, mặc áo dấu, cột chỉ ngũ sắc vào bánh, gọi là dùng để cúng cho Khuất Nguyên… chúng vốn là tập tục ngoại lai, đã du nhập theo hướng trừ ma, trấn quỷ, mang màu sắc tà thần.

*

 Tục hái lá trong ngày mùng 5 tháng 5. (Tranh lấy từ sách Kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger).

 Trong ngày Tết Đoan Ngọ xưa, vì vừa thu hoạch mùa màng nên chú rể người Việt có tục mừng cơm mới cho gia đình vợ sắp cưới. Học trò còn có tục sêu tết cho thầy dạy, lương phạn của những thầy đồ xưa chỉ nhờ vào thu hoạch suất ruộng công điền cấp cho mà tự canh tác.

Như đã nói ở trên, xét vào cái thuở mà canh tác, nước nôi đều trông cậy vào thiên nhiên, vào mưa nắng… thu được mùa, xuống được giống, sao lại chẳng ăn mừng. Ăn cái Tết vào giữa năm như thế thuận theo đời sống thực tế cổ xưa và khớp với văn hóa Việt, chứ đâu để riêng gì tưởng nhớ Khuất Nguyên, người đã trầm mình xuống giòng Mịch La, cũng đâu phải để nhắc đến chuyện Lưu - Nguyễn, mấy anh đi hái thuốc vô tình lạc chốn thiên thai. Những mắm muối ấy chỉ là những gia vị nêm thêm vào món ăn đã sẵn có mà văn hóa Việt đã thuần thục!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.