NHỮNG ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN, ĐỀ THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN QUA CÁC NĂM

Đề môn Ngữ văn thi vào lớp 10 TP.HCM trong những năm gần đây nhận được sự đánh giá cao của giáo viên, học sinh. Thậm chí cách ra đề được đánh giá là lạ lẫm, nhưng thú vị.

Bạn đang xem: Những đề thi vào lớp 10 môn văn


Cấu trúc đề thi Ngữ văn vào lớp 10 TP.HCM thường có 3 phần. Trong đó:

Câu 1: Đọc hiểu nhưng là câu hỏi tích hợp nhiều vấn đề, chỉ cần đọc và hiểu học sinh đã có thể làm trọn vẹn các câu hỏi.

Câu 2: Nghị luận xã hội, nêu cụ thể bằng từ ngữ có hình ảnh minh họa cụ thể.

Câu 3: Nghị luận văn học.

Năm 2021, do dịch Covid-19, TP.HCM không tổ chức thi vào lớp 10 và tuyển sinh theo hình thức xét tuyển.

Năm 2020: Lần đầu có1 đề thi hệ thống theo 1 chủ đề nhất quán qua ba phần là: Lắng nghe. Đề thi được đánh giá rất khoa học, logic và bám sát tính thời sự. Vừa đảm bảo phần hỏi về kiến thức tác phẩm, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng lập luận vừa tạo độ mở cho những học sinh muốn sáng tạo.

Đề thi Văn vào lớp 10 TPHCM năm 2019 như sau:

Câu 1 (3 điểm) Em hãy đọc đoạn 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Văn bản 1: Gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện các bức ảnh về việc làm tình nguyện của giới trẻ được chụp trước và sau khi hoàn thành các hoạt động tình nguyện như: xóa “điểm đen” về rác, sơn vẽ nhà mẫu giáo, tu sửa nhà tình thương, xây nhà cho người nghèo, kêu gọi không sử dụng đồ nhựa…

*

Văn bản 2: Hãy thách thức bản thân. Thách thức bằng những thách thức không ai biết, chỉ có bản thân mình chứng kiến. Ví dụ: Dù ở nơi không có con mắt của người đời vẫn sống chính trực, dù những khi chỉ có có một mình vẫn giữ đúng luật lệ, phép tắc.

Và khi đã chiến thắng trong nhiều thử thách, khi thẳng thắn tự mình nhìn lại bản thân, và hiểu ra bản thân là người có phẩm hạnh cao, lúc ấy con người sẽ có được lòng tự tôn thật sự. Việc này sẽ trao cho ta lòng tự tin mạnh mẽ. Đó chính là phần thưởng dành cho bản thân. (Theo Shiratori Haruhiko, Lời của Nietzsche cho người trẻ, NXB Thế giới, 2018)

a. Xác định phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản 2 (0,5 điểm)

b.Dựa vào văn bản 1, hãy cho biết thông điệp mà cuộc thi “Thách thức để thay đổi” muốn lan tỏa tới cộng đồng. (0,5 điểm)

c. Chỉ ra một điểm chung và một điểm khác biệt về nội dung của hai văn bản trên. (1,0 điểm)

d. Theo em, có phải lúc nào việc thách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn? (Trả lời trong khoảng 3 – 5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Câu chuyện của những cái cây:

*

Có lẽ những cách ứng xử của cây 2, 3, 4 đối với cây 1 cũng là những cách ứng xử của một số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang thi) bàn về một trong ba cách ứng xử ấy.

Câu 3: (4,0 điểm)

Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình

Đề 2:

Mỗi bài thơ của chúng ta

Phải như một ô cửa

Mở tới tình yêu

(Trích Liên tưởng tháng Hai, Lưu Quang Vũ)

Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, hãy viết về một bài thơ hoặc một đoạn thơ “như một ô cửa/mở tới tình yêu” trong em.

Đề thi Văn vào lớp 10 ở TP.HCM năm 2018:

Câu 1: (3 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1: Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho thấy đến nay thế giới đã sản xuất khoảng 8,3 tỷ tấn nhựa, trong đó 6,3 tỷ tấn hiện là rác thải. Và 79% trong 6,3 tỷ tấn đó giờ đang nằm trong các bãi rác và môi trường tự nhiên.

Nhựa được sử dụng phổ biến vì tiện dụng, rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa có hạn chế lớn là rất lâu phân hủy, đồng nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên thảm họa môi trường nếu không có cách giải quyết.

Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn - nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng rác thải nhựa như hiện nay, vào năm 2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ nặng hơn cả khối lượng các lượng cá.

Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Tại Việt Nam, số túi lượng ni lon, chai nhựa, li nhựa, ống hút, hộp xốp…được sử dụng nhiều, vượt trội so với các nước khác.

Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường, môi trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác động xấu đến sức khỏe con người…

Văn bản 2: Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nhiều nước đã lên kế hoạch hành động. Từ tháng 1 năm nay, Chính phủ Scotland đề xuất ý kiến về việc cấm sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm làm từ nhựa. Lệnh cấm này sẽ góp phần giảm đáng kể lượng rác thải nhựa.

Tại Anh, các loại hạt kim tuyến, trang trí đã bị cấm sử dụng. Việc tính phí với túi nhựa cũng được thực hiện. Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường thực phẩm và các vấn đề nông thôn, nhờ việc tính phí này, trong thời gian qua, số lượng túi nhựa được đưa vào sử dụng đã giảm 9 tỷ chiếc.

Từ năm 2019, Đài Loan sẽ cấm sử dụng các loại ống hút nhựa tại cac chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, sau đó tiến tới cấm hoàn toàn việc cung cấp túi nhựa tại các điểm kinh doanh.

Tại Việt Nam, một số tổ chức xã hội đã phát động các chiến dịch như: “ 7 ngày thách thức”, “bớt một vỏ chai, cứu tương lai”, với mục tiêu thúc đẩy cộng đồng chung tay chống lại rác thải nhựa.

Trong thời gian qua, nhiều bạn trẻ Việt nam cũng đã tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm giảm rác thải nhựa. Các bạn mày mò thực hiện những dự án làm ống hút từ tre và cỏ bàng, tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng có ích… Chắc chắn những hành động này sẽ góp phần giúp môi trường trở nên xanh, sạch, đẹp hơn.

a) Dựa vào văn bản, hãy cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống (0,5 điểm)

b) Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản 2. (0,5 điểm)

c) Chỉ ra mỗi liên hệ về nội dung của hai văn bản trên. (1.0 điểm)

d) Theo em, giải pháp nào là hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta hiện nay? Vì sao? (Em có thể lựa chọn giải pháp trong văn bản hoặc tự đề ra giải pháp khác. Trả lời tương đương 3-5 dòng).( 1.0 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

Để thể hiện mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái ( che chở, bao bọc, chia sẻ, gắn bó, bình đẳng, độc lập…) các bạn học sinh đã đưa ra ba hình ảnh sau: (Hình minh họa)

Từ một trong ba hình ảnh trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.

Câu 3: (4 điểm)

Học sinh được lựa chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kĩnh vỡ rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa nhưa ùa vào buồng lái

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai khổ khổ thơ trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về người lính để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.

Đề 2: Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề “ Những ngọn lửa nhóm lên trừ trang sách”.

Lớp 1

Tài liệu Giáo viên

Lớp 2

Lớp 2 - Kết nối tri thức

Lớp 2 - Chân trời sáng tạo

Lớp 2 - Cánh diều

Tài liệu Giáo viên

Lớp 3

Lớp 3 - Kết nối tri thức

Lớp 3 - Chân trời sáng tạo

Lớp 3 - Cánh diều

Tài liệu Giáo viên

Lớp 4

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 5

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 6

Lớp 6 - Kết nối tri thức

Lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Lớp 6 - Cánh diều

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 7

Lớp 7 - Kết nối tri thức

Lớp 7 - Chân trời sáng tạo

Lớp 7 - Cánh diều

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 8

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 9

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 10

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Lớp 10 - Chân trời sáng tạo

Lớp 10 - Cánh diều

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 11

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Lớp 12

Sách giáo khoa

Sách/Vở bài tập

Tài liệu Giáo viên

Giáo viên

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12


*

Bộ 100 đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023 có đáp án chi tiết trên cả nước của các tỉnh, thành phố Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nẵng giúp bạn nắm rõ cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 từ đó đạt điểm cao trong kì thi vào lớp 10.


Mục lục Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2023

Chỉ 100k mua trọn bộ Đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2023 bản word có lời giải chi tiết:

- Bộ đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng gồm 8 đề thi CHÍNH THỨC từ năm 2015 → 2023 có lời giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu ôn thi Văn vào 10 Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng:

Xem thử Đề vào 10 Văn Hà Nội
Xem thử Đề vào 10 Văn Tp.HCMXem thử Đề vào 10 Văn Đà Nẵng

- Bộ đề ôn thi vào 10 môn Văn năm 2023 có lời giải chi tiết (tặng kèm Bộ đề bứt phá và Chinh phục đề thi vào 10 môn Văn):

Xem thử Đề ôn vào 10 Văn

Quí Thầy/Cô có thể rất nhiều tài liệu ôn Văn vào 10 hay khác:

Xem thử Tài liệu ôn Văn vào 10

Đề thi thử Văn vào 10 năm 2023 (các trường)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội (có đáp án)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn TP.HCM

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Đà Nẵng

Tổng hợp Đề thi vào lớp 10 chuyên Văn

Kiến thức trọng tâm ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần I, ĐỌC - HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc bài thơ "Lá đỏ" của Nguyễn Đình Thi, và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn, nhòa trong trời lửa,

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Trường Sơn, 12/1974)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: "Em đứng bên đường như quê hương". (0.5 điểm)

Câu 3: Hãy chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (1.0 điểm)

Câu 4: Hình ảnh "em gái tiền phương" được khắc họa như thế nào? (trình bày ngắn gọn từ một đến ba câu). (1.0 điểm)

Phần II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm). Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ), trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

Câu 2: (4,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:

“…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút trôi qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.

Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…

Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)

Đáp án & Thang điểm

Phần I, ĐỌC - HIỂU: (3.0 điểm)

Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0.5đ)

Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em đứng bên đường - quê hương) (0.5đ)

Câu 3.

- Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ. (0.5đ).

- Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió... (0.5đ)

Câu 4.

Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ, gợi hình ảnh cô gái giao liên hay những cô gái thanh niên xung phong thời chống Mĩ. (1.0đ)

HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, thuyết phục.

Phần II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

- Yêu cầu cụ thể:

a, Nội dung trình bày (1,75 điểm)

- Giải thích: (0,25 điểm)

+ Ý chí: ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích.

+ Đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới.

+ Ý chí là con đường về đích sớm nhất: Ý chí có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cuộc đời con người. Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường nhanh nhất đưa ta đến với những thành công.

- Vì sao ý chí lại là con đường về đích sớm nhất? (1,25 điểm)

+ Ý chí giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách để đi đến những thành công trong mọi mặt của đời sống: học tập, lao động, khoa học, v.v… (Dẫn chứng : những tấm gương trong lịch sử và thực tế cuộc sống

+ Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành công mang tính thực tiễn, có ý nghĩa tiếp thêm niềm tin cho con người trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống. (Dẫn chứng …)

+ Thiếu ý chí, không đủ quyết tâm để thực hiện những mục đích của mình là biểu hiện của thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh.

+ Ý chí phải hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp.

- Bài học nhận thức và hành động: (0,25 điểm)

+ Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống. Đối với học sinh, ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rèn luyện.

+ Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với những mục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa

b, Hình thức trình bày (0,75 điểm): Đảm bảo được những yêu cầu chung của một văn bản Nghị luận xã hội:

+ Cấu trúc đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,25 điểm)

+ Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ thuyết phục (0,25 điểm)

+ Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ (0,25 điểm)

c, Sáng tạo (0,5 điểm)

+ Thể hiện cảm nhận riêng, sâu sắc hoặc có ý mới, mang tính phát hiện về vấn đề cần nghị luận nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. (0,25 điểm)

+ Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm...) (0,25 điểm)

Câu 2 (4,0 điểm)

- Yêu cầu chung:

+ HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

+ Đây là dạng bài nghị luận văn học: phân tích nhân vật trong một đoạn trích của một tác phẩm.

+ Học sinh cần làm rõ cảm nhận của bản thân về nhân vật Phương Định trong đoạn trích nói trên.

+ Học sinh có thể triển khai suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản.

- Yêu cầu cụ thể:

- Giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê, nhà văn nữ trưởng thành trong giai đoạn chống Mĩ, đã trực tiếp tham gia chiến đấu trên đường mòn Trường Sơn. (0,25 điểm)

- Giới thiệu nhân vật chính trong các sáng tác: người nữ thanh niên xung phong trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn chống Mĩ. Trong đó, có nhân vật Phương Định, một cô gái Hà Nội để lại nhiều cảm xúc nơi người đọc.

- Giới thiệu đoạn trích: được trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê sáng tác năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. (0,25 điểm)

- Nội dung đoạn trích thuật lại khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định và hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường Trường Sơn.

- Đoạn trích biểu hiện những phẩm chất của Phương Định: (2,0 điểm)

+ Phương Định đã sống trong một hoàn cảnh chiến tranh rất gian khổ và nguy hiểm: vùng đất bị bom đạn tàn phá; cây còn lại xơ xác; đất nóng và khói đen thì vật vờ từng cụm.

+ Phương Định là một cô gái có tình cảm tha thiết đối với đồng đội, nhất là với các chiến sĩ lái xe trên đường mòn, các chiến sĩ ở các cao điểm gần nơi mà các cô công tác.

+ Là một cô gái xuất thân từ Hà Nội, lãng mạn, giàu xúc cảm. Cho nên, khi làm công việc phá bom, Phương Định không tránh khỏi cảm xúc bình thường ở nơi con người: cảm thấy hồi hộp, căng thẳng, cảm thấy nhức nhối, mắt cay.

+ Phương Định là một cô gái dũng cảm. Phân tích: Tư thế; Hành động; Suy nghĩ; Kết quả của hành động phá bom.

+ Để phá được bom, cô phải đến gần quả bom, dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom trong lúc vỏ quả bom nóng (một dấu hiệu chẳng lành). Cô bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, sau đó châm ngòi, chạy lại chỗ ẩn nấp…, lo lắng liệu bom có nổ, ... bom nổ, tiếng kỳ quái đến váng óc… Đó là một công việc diễn ra một cách thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của Phương Định và các đồng đội. Công việc nguy hiểm nhưng cô luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ thật tốt.

+ Ngoài đoạn trích này, nhà văn còn có những chi tiết khác về Phương Định: một cô gái Hà Nội đẹp, nhiều mơ mộng, lãng mạn, giàu tình cảm đối với gia đình, đối với quê hương. Điều đó mang lại cho hình ảnh nhân vật một vẻ đẹp hoàn chỉnh, tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.

+ Khi xây dựng nhân vật, nhà văn đã đặc biệt khai thác hoàn cảnh sống và hành động, ngôn ngữ của nhân vật để khắc họa tính cách.

+ Phương Định, một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cùng với những hình tượng nghệ thuật khác như hình tượng anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính… thì nhân vật Phương Định đã góp phần phong phú hóa hình tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1. Cho đoạn văn:

“Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn doi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một xuất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.”

a) Chỉ rõ các lỗi và sửa lại cho đúng.

b) Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

Câu 2. Cho đoạn thơ:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

a) Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên?

b) Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé" được nhằm biểu đạt điều gì?

c) Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 1/2 trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.

Câu 3: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ Văn 9 - tập 1) của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1:

a) Yêu cầu học sinh phát hiện và sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp, liên kết câu. Học sinh có thể có nhiều cách chữa khác nhau song cần ngắn gọn, chính xác, đảm bảo ý của người viết.

- Lỗi chính tả:

+ doi sửa thành: roi

+ xuất sửa thành: suất.

- Lỗi ngữ pháp: thay dấu chấm sau nhịn đói bằng dấu phảy.

- Lỗi liên kết câu : Bỏ từ nối Ngược lại.

(có thể chép lại hoàn chỉnh đoạn văn sau khi đã sửa).

“Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.”

b)

- Đoạn văn trên không có câu chủ đề.

- Có thể thêm câu chủ đề sau đây: Chị Dậu là một người phụ nữ rất mực thương yêu chồng con.

Câu 2:

a) Thành phần gọi đáp: ơi, nghe

b) Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé" được nhằm dặn dò, khuyên nhủ một cách thiết tha:

- Khi lớn lên, bước vào cuộc sống, con không bao giờ được nhụt chí, nản lòng trước những khó khăn, vất vả, thách thức và phải có bản lĩnh, nghị lực vượt qua mọi khó khăn đó.

- Con phải tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương để tiếp nối, phát huy và luôn tự tin bước vào cuộc đời.

c) Yêu cầu về hình thức:

- Học sinh trình bày những suy nghĩ của mình trong một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn, đảm bảo rõ ý, có sự liên kết, lập luận chặt chẽ, đúng thể loại văn nghị luận xã hội.

Yêu cầu về nội dung:

* Giải thích, phân tích.

+ Tình yêu thương, niềm vui, hạnh phúc của gia đình có ảnh hưởng lớn tới tâm hồn và nhân cách con người. Trong gia đình, cha mẹ có vai trò quan trọng, thiêng liêng - nuôi nấng, dạy dỗ, theo dõi từng bước trưởng thành của người con.

+ Quê hương là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Thiên nhiên tươi đẹp, nghĩa tình cùng với những tấm gương về lối sống cao đẹp của quê hương, góp phần tạo cho mỗi người nhân cách sống tốt đẹp.

* Bàn luận mở rộng:

+ Dân tộc Việt Nam luôn sống với ý thức hướng về cội nguồn. Đó là đạo lý :Uống nước nhớ nguồn, lòng yêu nước, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào.... Những giá trị đó đang được các thế hệ người Việt Nam ra sức vun đắp, gìn giữ từ đời này sang đời khác và trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, làm nên cốt cách tâm hồn người Việt.

+ Suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay: Đất nước đang trên đà phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới, mỗi cá nhân ở mọi lĩnh vực khác nhau phải phát huy sức mạnh truyền thống; tích lũy tri thưc, kĩ năng sống, trau đồi phẩm chất, ý chí; luôn tự tin... để xứng đáng với gia đình, quê hương.

Câu 3:

1. Yêu cầu chung: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tùy tiện. Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật anh thanh niên.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận - nhân vật anh thanh niên được tác giả Nguyễn Thành Long khắc họa với nhiều vẻ đẹp đáng quý.

b. Thân bài:

* Tình huống truyện: Anh thanh niên không xuất hiện trực tiếp ngay từ đầu tác phẩm mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ tình cờ với những người khách (ông họa sĩ và cô kĩ sư) trên chuyến xe Lai Châu khi xe của họ dừng lại nghỉ ở Sa Pa.

Xem thêm: Thuốc Biofil Giá Bao Nhiêu Tiền, Thuốc Biofil

* Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên:

+ Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn - Sa Pa. Anh tình nguyện sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo.

+ Đây là hoàn cảnh sống khá đặc biệt. Khó khăn thách thức lớn nhất với anh chính là sự cô độc.

* Vẻ đẹp hình tượng nhân vật anh thanh niên

- Có ý thức trách nhiệm và tình yêu với công việc:

+ Làm công việc âm thầm, lặng lẽ trong hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nhưng anh không hề quản ngại, không một lần bỏ qua.

+ Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của công việc: thấy được công việc mình làm có ích cho cuộc đời, nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sống chung của đất nước. Với anh, công việc là niềm vui, là người bạn nên ở một mình anh vẫn không cảm thấy cô đơn.

+ Khắc phục gian khổ, làm việc nghiêm túc, khoa học, tỉ mỉ.

- Có lí tưởng, lẽ sống cao đẹp.

Tự nghĩ mình phải vì mọi người, vì quê hương, đất nước "Mình sinh ra là gì? Mình đẻ ở đâu?"

Thấy hạnh phúc vì đã đóng góp, cống hiến sức mình cho sự nghiệp chung.

- Anh lại rất khiêm tốn.

+ Kể về chiến công, đóng góp của mình một cách khiêm nhương.

+ Khi ông họa sĩ vẽ mình, anh đã từ chối vì cho rằng đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Anh giới thiệu cho ông họa sĩ những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn mình như: ông kĩ sư nông nghiệp, anh cán bộ nghiên cứu khoa học.

- Sống giản dị, chủ động gắn mình với cuộc đời.

+ Cuộc sống bình thường, ngăn nắp; một căn nhà nhỏ, một chiếc giường lớn, một chiếc bàn học và cái giá sách.

+ Biết tổ chức cuộc sống riêng: nuôi gà, tự tìm niềm vui-trồng hoa, đọc sách,... sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời.

- Với những người xung quanh anh cởi mở, tốt bụng, chân thành, quý trọng tình cảm.

+ Rất hiếu khách: anh mững rỡ, quý mến, đón tiếp thân tình, nồng hậu khi khách lạ đến chơi, thèm người để trò chuyện.

+ Luôn quan tâm đến mọi người...

- Đánh giá, khái quát:

+ Với vẻ đẹp bình dị mà cao cả, sống có lí tưởng, biết hi sinh cho nhân dân, đất nước.... anh thanh niên chính là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX - thời kì xây dựng CNXH và chống Mỹ cứu nước. Vẻ đẹp ấy khiến người đọc trân trọng, cảm phục và phải suy nghĩ lại cách sống của bản thân mình.

+ Nghệ thuật: tạo tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, chi tiết chân thực, tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, êm ái, giàu chất thơ.... làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật, tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm.

c. Kết bài:

Khẳng định nét đẹp nổi bật của nhân vật, từ đó mở rộng hoặc rút ra bài học cho bản thân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

CÂU 1 (5,0 điểm): Trong chương trình Ngữ văn 9 các em đã được học đoạn trích “Con chó Bấc” trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của nhà văn Jack London.

a. Hãy xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong nhan đề “Tiếng gọi nơi hoang dã.”

b. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận Tổng – Phân – Hợp, có nội dung bàn về ý nghĩa nhan đề “Tiếng gọi nơi hoang dã.”

c. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề “Tiếng gọi nơi hoang dã” và đoạn trích “Con chó Bấc”.

CÂU 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu dưới đây (câu 2a hoặc câu 2b)

Câu 2 a (5,0 điểm): Hình tượng Bác Hồ trong cảm thức của nhà thơ Viễn Phương thể hiện trong bài thơ Viếng lăng Bác (Ngữ văn 9, tập 2, Giáo dục, 2005, tr. 58).

Câu 2 b (5,0 điểm):

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật cô kỹ sư trẻ đã hết sức bàng hoàng, xúc động khi cô nhận được từ anh thanh niên không chỉ một bó hoa tươi mà còn là “bó hoa của những háo hức và mơ mộng”.

Hãy phân tích để làm rõ sự “háo hức và mơ mộng” mà cô gái đã nhận được từ anh thanh niên.

Đáp án & Thang điểm

CÂU 1 - 5 ĐIỂM

Bài làm của thí sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau đây:

a. Căn cứ nội dung tư tưởng được thể hiện trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc (Ngữ văn 9, tập 2, Gd, 2005, tr. 151) chúng ta có thể xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã như sau:

- Nghĩa tường minh: “Nơi hoang dã” là nơi núi rừng, “Tiếng gọi nơi hoang dã” vì thế có thể hiểu là tiếng gọi của đại ngàn, của tổ tiên loài sói, gọi con chó Bấc về với đồng loại của nó ở chốn rừng sâu.

- Nghĩa hàm ý: “Nơi hoang dã” còn là nơi cõi lòng băng giá của một bộ phận người trong xã hội tư bản Mĩ đương thời. Ở đó người với người tàn nhẫn, khái niệm tình thương, sự công bằng, lòng nhân hậu bị xem rẻ. Hàm ý sâu xa của nhan đề này chính là tiếng gọi vào cõi lòng giá lạnh, vô cảm, tàn nhẫn của con người. Tác giả muốn đánh thức lương tri con người, gọi họ trở về với lối sống văn minh, tình nghĩa.

b. Bài làm của thí sinh phải đảm bảo ba yêu cầu:

- Thứ nhất, viết đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu.

- Thứ hai, đoạn văn đó phải được viết theo cách lập luận Tổng – phân – hợp.

- Thứ ba, nội dung của đoạn văn phải bàn về ý nghĩa nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã (đã chỉ ra ở câu a).

c. Bài làm của thí sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

* Về kỹ năng: Thể hiện rõ sự nhuần nhuyễn kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội, dạng bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí được gợi ra trong một tác phẩm văn học; diễn đạt lưu loát, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; kết cấu bài văn chặt chẽ và hoàn chỉnh.

* Về kiến thức: bài làm cần có một số ý cơ bản sau đây:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc

2. Làm rõ bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc, cụ thể là: xã hội đã vô cảm, thì con người cần phải hữu cảm, phải dành cho nhau tình cảm yêu thương, sự quan tâm thành thực; không lạnh lùng vô cảm. Có người từng nói rằng: “Nơi lạnh nhát không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người”.

3. Bàn luận:

- Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong nhan đề tác phẩm và đoạn trích.

- Nếu con người biết quan tâm, yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì hệ quả như thế nào (ví dụ minh họa)?

- Ngược lại, nếu người với người lạnh lùng, vô cảm, không có tình yêu thương và sự quan tâm lẫn nhau thì hệ quả sẽ ra sao? Cho ví dụ minh họa.

- Trong xã hội tư bản Mĩ đầu thế kỉ XX một bộ phận người vẫn sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu vắng tình người. Đây là “vấn nạn” kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người trên hành trình hướng đến văn minh.

- Ý nghĩa tư tưởng mà Jack London gửi gắm trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã nói chung và đoạn trích Con chó Bấc nói riêng cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

4. Bài học nhận thức và hướng hành động:

- Tránh xa lối sống vô cảm .

- Coi trọng lẽ sống tình thương.

- Quan tâm chia sẻ, giúp đỡ và yêu thương những cảnh đời nghèo khổ, bất hạnh,…Phát huy tốt truyền thống lá lành đùm lá rách của cha ông tự ngàn xưa.

- Biết rung cảm trước những điều chân, thiện, mĩ; biết loại trừ những gì tàn bạo, xấu xa, độc ác.

- Cố gắng có nhiều hành động thể hiện sự chân thành, yêu thương, quan tâm giúp đỡ đến mọi người, dù là những việc nhỏ nhất.

5. Đánh giá chung: Khái quát toàn bộ bài viết/ hoặc sử dụng một ý kiến, nhận định trực tiếp liên quan đến nội dung bàn luận để nhấn mạnh vấn đề.

CÂU 2 - 5 ĐIỂM

Câu 2a

* Về kỹ năng: Bài làm phải thể hiện nhuần nhuyễn kỹ năng làm văn nghị luận, dạng nghị luận về một hình tượng trong tác phẩm thơ. Kết cấu bài viết chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc,…

* Về kiến thức: Bài làm càn đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu khá quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

2. Bác Hồ trong cảm thức của Viễn Phương:

- Bác Hồ - một con người bình thường giữa đời thường, gần gũi, bao dung (thể hiện qua cách xưng hô: con – bác, qua tình cảm tha thiết của nhân dân “dòng người đi trong thương nhớ”, “nghe nhói ở trong tim”, “thương trào nước mắt”…, qua hình ảnh thơ “vầng trăng sáng dịu hiền”,…).

- Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại mang tầm vóc vũ trụ (thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng”, “trời xanh”, ).

- Về nghệ thuật khắc họa hình tượng Bác Hồ: bài thơ có giọng điệu vừa trang trọng, vừa thiết tha sâu lắng; Giọng thơ thay đổi linh hoạt theo mạch cảm xúc: khi hồi hộp, náo nức (trên đường vào lăng), lúc tự hào, thành kính(đứng trước lăng), lúc lại xúc động thiết tha (lúc chia xa).

Hệ thống từ ngữ giàu sức gợi, hình ảnh đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng. Hình tượng Bác Hồ được khắc họa đan xen hài hòa với nỗi niềm thành kính của tác giả và nhân dân Nam bộ, và càng lúc càng rõ nét theo điểm nhìn từ xa đến gần của tác giả.

3. Nâng cao vấn đề:

- Bác Hồ là hình tượng phổ biến trong thơ ca, nghệ thuật Việt Nam (có thể gọi tên một số tác phẩm: ví dụ Bác ơi của Tố Hữu, Người đi tìm hình của nước của Chế Lan Viên,…). Trong cảm thức của Viễn Phương, Bác Hồ được nhì ở nhiều góc độ khác nhau, đó là một đóng góp đáng kể cho thơ ca viết về Bác.

- Hình tượng Bác Hồ được khắc họa vừa gần gũi, thân thương vừa lớn lao vĩ đại, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về Bác và thêm yêu thêm kính vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại này.

4. Đánh giá chung: Khái quát toàn bộ bài viết

Câu 2b

* Về kỹ năng: Bài làm phải thể hiện nhuần nhuyễn kỹ năng làm văn nghị luận, dạng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm tự sự. Kết cấu bài viết chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc,…

* Về kiến thức: Bài làm càn đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, tình huống gặp gỡ và tâm trạng “háo hức và mơ mộng” của cô gái .

2. Cô kỹ sư trẻ xúc động trước hết bởi bó hoa tươi mà anh thanh niên đã tặng cô, ẩn chứa trong bó hoa ấy là tất cả tấm lòng hiếu khách, và cảm xúc “thèm người” của anh.

3. Cô kỹ sư xúc động khó tả còn bởi một bó hoa khác, bó hoa ấy chính là anh thanh niên – một tấm gương tuyệt đẹp về cách sống, về thái độ đối với con người, với công việc,… Cụ thể là:

- Miệt mài, say mê với công việc và dũng cảm khắc phục khó khăn. Anh quan niệm: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”. Anh bảo rằng: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ nếu cất nó đi, cháu buồn đến chết mất".

- Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Anh thấy mình “thật hạnh phúc” khi biết không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng,..

- Trong hoàn cảnh sống và làm việc nơi núi cao heo hút, không một bóng người, anh luôn mang trong mình cảm giác “thèm người” nhưng anh lại ý thức rõ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng”. Anh quan tâm, yêu mến, quý trọng mọi người: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho người đi xa một giỏ trứng gà tươi.

- Dù một mình nhưng anh vẫn tự lao động để cải thiện đời sống, một vườn hoa rực rỡ, vườn chè thơm ngào ngạt, và căn phòng của anh lúc nào cũng ngăn nắp, gọn gàng. Nếp sống hằng ngày của anh được tổ chứ nề nếp, làm việc, ăn uống, nghĩ ngơi, đọc sách, đọc báo,… như một con người đang sống và làm việc giữa một xã hội, với mọi người, chứ không phải một mình anh. Đó là một thái độ tự trọng, đó chính là sống đẹp, sống có văn hóa.

- Anh còn là người khiêm tốn, thành thực. Trong cuộc gặp gỡ với những người dưới xuôi lên, anh chỉ nói về riêng mình năm phút, mà thật ra anh chỉ giới thiệu về công việc của mình. Nói về mình đã ít mà cách nói cũng hết sức nhẹ nhàng. Anh chân thành giới thiệu với bác họa sĩ bao nhiêu người đáng để vẽ hơn anh.

→ Cô gái vừa mới vào đời, bắt đầu tìm hiểu cuộc sống và công việc. Những phẩm chất sáng ngời của anh thanh niên còn đẹp hơn bó hoa mà anh tặng cô. Anh chính làtấm gương giúp cô có thêm dũng khí khám phá cuộc sống, như một định hướng tốt đẹp và đúng đắn cho cô, nên cô thấy háo hức và mơ mộng được sống và làm việc như anh.

4. Nâng cao vấn đề:

- Anh thanh niên: biểu trưng cho tuổi trẻ, những người đã và đang hy sinh thầm lặng cho đất nước. Chính anh đã làm cho tất cả các nhân vật, đực biệt là cô kỹ sư trẻ phải bàng hoàng xúc động, cảm phục.

- Tác giả Nguyễn Thành Long đã xây dựng nên một biểu tượng để thế hệ trẻ noi theo, phấn đấu, hy sinh vì sự phát triển của quê hương đất nước.

- Hình tượng anh thanh niên và cảm xúc háo hức mơ mộng của cô gái đã góp phần xua tan bao vất vả nhọc nhằn, giúp người đọc lạc quan hướng đến một tương lai tươi sáng

5. Đánh giá chung: Khái quát toàn bộ bài viết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhất

Một bầu trời

Một mặt đất

Một vầng trăng

Mẹ không sống đủ trăm năm

Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát.

(Thanh Nguyên, Ngày xưa có mẹ)

a) Xác định nội dung chính của văn bản trên?

b) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản trên?

c) Đặt nhan đề cho văn bản trên?

d) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra từ văn bản trên?

Câu 2: (3 điểm)

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: Bản sắc văn hóa dân tộc cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày?

Câu 3: (5 điểm)

Có kiến cho rằng: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật”. Hãy phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân để làm rõ ý kiến trên.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1:

a. Nội dung chính:

Tác dụng: Nhấn mạnh sự duy nhất và những điều tuyệt diệu mẹ đã đem đến cho chúng ta.

Từ việc định nghĩa về mẹ, tác giả đã cho chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa thiêng liêng của tiếng gọi ấy, đồng thời khẳng định những điều tuyệt vời mẹ đã đem đến cho chúng ta.

b. Xác định được một trong hai biện pháp tu từ

- Điệp từ “mẹ”, “một”.

- Điệp cấu trúc: “một bầu trời”, “một mặt đất”, “một vầng trăng”.

c. Nhan đề: “Mẹ”

d. Yêu cầu:

- Hình thức: một đoạn văn, có câu mở đoạn .

- Nội dung: cảm nhận đúng theo nội dung của đoạn thơ, học sinh có thể bày tỏ cảm xúc riêng của mình.

Câu 2:

A/ Yêu cầu về kĩ năng

-Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

B/ Yêu cầu về kiến thức

Nêu được vấn đề cần nghị luận: “Bản sắc văn hóa dân tộc cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày”.

- Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc: là lòng yêu nước, những thuần phong mĩ tục, những nét riêng của người Việt Nam chúng ta.

- Bàn luận, phân tích, chứng minh:

- Truyền thống văn hóa dân tộc được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày:

+ Xây dựng lối sống, nếp sống tích cực, tốt đẹp

+ Bảo tồn các loại hình nghệ thuật, thuần phong mĩ tục

- Phê phán các biểu hiện làm mất đi bản sắc văn hóa: sính ngoại; ăn mặc, cư xử không đúng mực, lố lăng,...

Suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 3:

A/ Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách phân tích đoạn thơ hình văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

B/ Yêu cầu về kiến thức.

A. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về nhà văn Kim Lân, tác phẩm truyện ngắn “Làng”.

- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B. Thân bài:

- Giải thích: tình huống truyện.

- Tác phẩm xoay quanh một sự việc là tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước, trong và sau sự việc đó. Chính vì thế tình huống trong tác phẩm cũng chia làm ba giai đoạn:

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai.

- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.

- Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, về việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí "đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...”; rồi ông lo "cái chòi gác,... những đường hầm bí mật,...” đã xong chưa?

- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi "Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó "cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ "đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí "không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.

- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:

+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: "ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.

+ Ông mong "Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

+ Qua đó, ta thấy rõ:

Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).

Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí "Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.

- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

- Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.

- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

C- Kết bài:

- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.

- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2(0,5 điểm): Chỉ ra hai từ láy có trong đoạn trích.

Câu 3(0,5 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu.

Câu 4(0,5 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ” và biết nó thuộc kiểu câu gì?

Câu 5(1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng sau:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Câu 6(1,0 điểm): Qua đoạn trích trên, anh/chị cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1(2,0 điểm):

Viết đoạn văn diễn dịch (từ 8 đến 10 câu, trong đó có một câu sử dụng thành phần biệt cảm thán, gạch chân thành phần cảm thán) với câu chủ đề:

Tình yêu quê hương, đất nước là điều không thể thiếu trong mỗi con người.

Câu 2(4,0 điểm): Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó, nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho ng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.