Hiện Thực Cuộc Sống Của Những Đứa Trẻ Thời Chiến, Trẻ Em Thời Chiến Qua Những Trang Văn

(HNMCT) - Những ngày này, phương án đưa học sinh trở lại trường sau những ngày cách ly xã hội gợi nhớ cho nhiều người về tuổi thơ trong tháng năm chiến tranh. Đã có rất nhiều trang văn viết về thuở đội mũ rơm đến trường, về lớp học có học sinh ở nhiều lứa tuổi hay những cậu bé, cô bé sinh sống và học tập ở nơi sơ tán...

Bạn đang xem: Những đứa trẻ thời chiến



Nếu không có những trang văn, bức ảnh hay thước phim, trẻ em hôm nay không thể tưởng tượng được tuổi thơ của ông bà, bố mẹ như thế nào. Những cô bé, cậu bé đang “tuổi ăn chơi” ngày nào không chỉ lo học tập mà còn “tuổi nhỏ làm việc nhỏ” đóng góp cho cuộc kháng chiến của đất nước.

Ngày công đầu tiên của cu Tý là truyện ngắn được nhà văn Bùi Hiển viết từ năm 1958, sau đó sớm được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông trong nhiều năm. Trong buổi tọa đàm về nhà văn Bùi Hiển cách đây chưa lâu, Tiến sĩ Ngữ văn Trần Ngọc Hiếu cho rằng, nên sớm đưa lại tác phẩm này vào sách giáo khoa phổ thông bởi điểm nhìn ngây thơ, trong trẻo và nổi bật hơn cả là tinh thần yêu lao động, yêu học tập của trẻ em, điều mà nhiều học sinh hôm nay còn thiếu và yếu. Trong khi với nhiều trẻ em hôm nay, đi học hay làm việc nhà là “phải”, là “bắt buộc” thì với anh em nhà cu Tý là “được đi học”. Anh Nhỡ của cu Tý một buổi đi học, một buổi về đập lúa. Còn cu Tý được miêu tả trong truyện hãy còn nhỏ lắm,“cái bóng dáng lũn cũn thấp tròn, úp cái nón tuy bé nhưng cũng còn quá to đối với người, trông như cây nấm”, nhưng đã sớm biết làm việc nhà. “Sắp nhớn”, cu Tý tập chăn nghé, mà nếu chăn giỏi thì phần thưởng sẽ là “u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học”.

Cũng sớm “trưởng thành” là hình ảnh 5 đứa con của chị Út Tịch trong truyện ký Người mẹ cầm súng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi. Cô chị cả mới 10 tuổi đã phải thay mẹ chăm lo cho các em nhỏ, sớm biết “bồng hết em này đến em khác” đến nỗi “hông lúc nào cũng sần sượng, nổi chai”, đã biết “nhường hết thức ăn cho em” nhiều đến nỗi “bây giờ không biết ăn thịt cá”, còn biết bẻ bắp chuối, lượm quả rụng, chở nước đá mướn để kiếm tiền, và đặc biệt là chạy thư hỏa tốc giúp mẹ đánh giặc...

Không đòi hỏi, không ỷ lại, những đứa trẻ thời chiến làm quen rất nhanh với cuộc sống xa bố mẹ, kham khổ và thiếu thốn nhưng lúc nào cũng ăm ắp tình yêu thương. Nếu những đứa con của chị Út Tịch không đứa nào không ước mình giống má nhất thì chú bé trong Mùa mưa của nhà văn Thanh Quế khi được anh bộ đội cho chục hạt muối, dù thèm lắm, miệng nuốt nước bọt ừng ực mà vẫn cố gắng nhịn, “dành muối chia cho các bạn mình, cho mẹ mình”. Hay cô bé Thu trong Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cảnh ngộ éo le khiến cô bé không nhận ra ba và cư xử như với người xa lạ, thì trong sâu thẳm tâm hồn, tình cha con vẫn vô cùng sâu nặng, không thể thay thế.

Văn học giai đoạn 1945 - 1975 và các hồi ký những năm sau này có khá nhiều tác phẩm viết về trẻ em thời chiến. Đó là Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Mái trường thân yêu của Lê Khắc Hoan, Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Quê nội của Võ Quảng, Tôi đi học của Nguyễn Ngọc Ký... Ngày ấy, trẻ em phải tự đi bộ có khi cả chục cây số để đến trường; lớp học được tổ chức ở sân kho hợp tác xã, sân đình, có lúc trong hầm trú ẩn hay tại nhà dân. Hành trang đến trường có cả mũ rơm và đồ cứu thương. Sống xa cha mẹ, những đứa trẻ lại có rất nhiều ông nội, bà nội, các cô, các chú ở cùng xóm, ở nơi sơ tán chăm sóc chúng như chăm sóc chính những đứa con trong gia đình, để rồi “Những đứa trẻ con Hà Nội lớn lên vẫn nhớ sự bao bọc của đất đai và tình người nơi thôn dã.

Dẫu đã trưởng thành nhưng hồn cốt xứ Đoài vẫn xanh thắm trong hoài niệm tuổi ấu thơ tôi” (Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu - Trung Sỹ). Không chỉ học tập, học cách chăm sóc bản thân, trẻ em thời chiến còn góp sức vào phong trào Kế hoạch nhỏ, Nghìn việc tốt, tham gia đào hầm, phụ giúp việc đồng áng, chăn nuôi và đặc biệt còn góp phần đánh giặc. Hàng loạt anh hùng nhỏ tuổi đã đi vào trang văn Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Cát cháy của Thanh Quế, Đội thiếu niên du kích Đình Bảng của Xuân Sách, Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt của Phạm Thắng... Khi lớn lên, những đứa trẻ lại tiếp bước cha anh lên đường chiến đấu như trong Tảng sáng của Võ Quảng, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi...

Đọc những trang viết xưa để nhận ra giá trị của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc ngày hôm nay là điều cần thiết đối với trẻ em. Trong những ngày học sinh “lớp bé” vẫn chưa quay trở lại trường, tranh thủ mỗi ngày để các em đọc từng trang sách về cuộc sống của trẻ em thời chiến cũng là một cách để dạy trẻ biết yêu thương và chia sẻ, biết phấn đấu, học tập và lao động.

Xem thêm: Quản Lý Đặt Chỗ Jetstar Có Đổi Được Không? Vé Máy Bay Jetstar Có Đổi Được Không

Tiểu thuyết “Đi trốn” của Bình Ca sử dụng những đứa trẻ b&#x
EC;nh thường v&#x
E0; hồn nhi&#x
EA;n như một tấm giấy quỳ để thử sự khắc nghiệt của thời đại.

Link bài gốc

Copy linkhttps://vnexpress.net/di-tron-cau-chuyen-ve-nhung-dua-con-thoi-chien-4189491.html Nhiều người sẽ thấp thoáng nhận ra thủ pháp từng được Kazuo Ishiguro - chủ nhân Nobel Văn chương 2017 - sử dụng trong tiểu thuyết làm nên tên tuổi, Never Let Me Go, khi đọc Đi trốn của Bình Ca.Bạn đang xem: Những đứa trẻ thời chiến

Trong tác phẩm đó, Ishiguro kể cuộc sống của những cô cậu thiếu niên hồn nhiên, chẳng mang nhận thức sâu sắc gì về thời cuộc, cũng không giỏi triết lý. Chúng chỉ đơn giản là những đứa trẻ chưa lớn, hành động bản năng, nghịch ngợm và hoàn toàn không mang một "tầm vóc tư tưởng" nào như một nhân vật chính điển hình trong tiểu thuyết. Chỉ có điều, nhóm bạn ấy bị ném vào một thế giới giả tưởng cay đắng, nơi người giết người. Và sự hồn nhiên của họ trở thành tấm giấy quỳ đo lường sự tàn nhẫn của thế giới, của lòng người.

Đi trốn không đặt các bạn nhỏ vào thế giới giả tưởng mà đặt vào một giai đoạn chiến tranh có thật, được tác giả lấy ra từ ký ức. Đó là giai đoạn giữa thập niên 1960, khi Mỹ bắt đầu leo thang ném bom miền Bắc.

Sách do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty sách Nhã Nam ấn hành (Ảnh: Mỹ Linh)

Những nhân vật chính của tiểu thuyết thực tế không có sự gắn kết tinh thần chặt chẽ với những gì đang diễn ra. Bối cảnh lịch sử chỉ hiện lên qua vài dòng dẫn chuyện, không được tác giả cố đầu tư cảm xúc. Dẫu sao, chúng chỉ là những đứa trẻ. Chúng vẫn ị đùn, đánh nhau, vẫn là lũ trẻ con đợi Tết. Tác giả rất nhập tâm trong việc khắc họa chân dung của những-đứa-trẻ, chứ không phải là những nhân vật của một tiểu thuyết chiến tranh. Trước cuộc chiến đang diễn ra, các nhân vật chính vẫn nghịch súng, nghịch kíp nổ (đến mức suýt toi mạng), và coi thuốc nổ của bộ đội là nguyên liệu chế tạo tàu vũ trụ trong trò chơi của riêng chúng.

Tiểu thuyết "Đi trốn" (Ảnh: Internet)

Nhưng suốt hành trình Đi trốn, độc giả vẫn dễ dàng nhận ra trên vai những thiếu niên này là gánh nặng của cả một thời đại. Chúng đã mang vác thời đại ấy một cách thản nhiên, không suy tư; không có nghĩa là thời đại tạo ra một di sản nhẹ nhàng. Ở đây không có chân dung một "thiếu niên anh hùng" trở thành đại diện cho tinh thần tranh đấu rộng lớn, mà lại có một cậu nhóc vì nghĩ rằng nhà mình từng bị đấu tố nhầm trong Cải cách ruộng đất, nên sợ quá phải đi trốn. Ở đây không có những người thấm nhuần luận cương, mà chỉ có những cô cậu ngây thơ hỏi: "Xét lại là tội gì hả ba?".

Bọn trẻ, không suy tư, lại quyết định trốn vào rừng. Nhưng trong những câu chuyện của chúng, giữa rừng thẳm, thời đại vẫn hiện lên. Chúng là những đứa con của chiến tranh, của cả tình thương yêu, đoàn kết lẫn hận thù. Câu chuyện của Sơn, cậu bé sinh ra trong một gia đình "quyết làm bần cố nông đời này" vì bị đấu tố nhầm trong Cải cách ruộng đất là một ví dụ như thế. Sơn bị bố bắt bỏ học từ năm lớp 4, vì "nhiều chữ quá chỉ tổ người ta ghét, không khéo có ngày lại biến thành tạch tạch xè, thành Quốc dân Đảng". Cậu chẳng nghĩ nhiều về việc ấy. Nhưng độc giả sẽ nghĩ.

Cuốn sách này, được viết bởi một người Việt Nam đã đi qua những biến động thời đại, sẽ chỉ có thể được cảm bởi những người Việt Nam đủ quan tâm đến biến động thời đại. Có những lối rẽ lịch sử, vì mưa bom bão đạn, đã không được ghi chép đầy đủ thành những biên bản đàng hoàng và chi tiết. Dấu vết của chúng chỉ có thể được tìm thấy trong ký ức của những đứa trẻ, như chính tác giả Bình Ca - người cũng sinh ra trong ngày tháng ấy. Dấu vết không phải là biên bản. Nhưng đó là tất cả những gì chúng ta còn lại.

Từ những dấu vết ấy, trong trí nhớ của đám trẻ, độc giả của Đi trốn sẽ phải tự soi chiếu lại kiến thức của mình, hoặc tự đọc thêm về những điều mà các nhân vật của chúng ta nhắc đến. Nó rải rác đâu đó, không phải trong thư viện, dai dẳng không biến mất sau nửa thế kỷ hòa bình. "Xét lại là tội gì hả ba?" - với nhiều độc giả trẻ hôm nay, chỉ một vết dấu như thế, đã đủ là một món quà giản dị mà Bình Ca muốn gói lại từ thế hệ mình, rồi trao lại.

Kazuo Ishiguro hay nhiều tác gia lớn khác có thể dùng đời sống tinh thần của những đứa trẻ làm "giấy quỳ" để đặt ra những vấn đề triết học phổ quát, giả như chủ nghĩa nhân văn là gì, hay rộng lớn hơn, thế nào là một con người. Bình Ca chỉ đặt ra những câu hỏi cụ thể về việc chúng ta, những người Việt Nam, đã trải qua điều gì và được tạo ra như thế nào, bằng việc "nhúng giấy quỳ" vào một giai đoạn khắc nghiệt của đất nước. Hoặc có thể tác giả sẽ không thừa nhận điều này. Bởi sau tất cả, bạn có thể vẫn đọc Đi trốn như một tiểu thuyết về cuộc phiêu lưu của các bạn thiếu niên trong rừng sâu, tạm bỏ qua những vết dấu ký ức mà Bình Ca để lại.


Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ chiến tranh, đó là một thiệt thòi rất lớn với những đứa trẻ con. Vì ở tuổi của chúng, đáng ra chúng phải được vui chơi, được học hành và được yêu thương. Nhưng bom đạn chiến tranh không cho chúng những điều đó. Chúng phải sống trong sợ hãi, trong nghèo khó và có cả máu lẫn chết chóc. Cầu mong thế giới sẽ sớm yên bình để trẻ em trên khắp thế giới đều có được một tuổi thơ vui vẻ.
*

*
*

*
*

Một đứa trẻ nằm trong tay Mẹ ngồi trên chiếc xe quân sự khi đang trên đường trở về nhà ở thị trấn Tal Ksaiba, gần al-Alam, Iraq, 07/03//2015. Các em học sinh chạy qua một bức tường bị lủng lỗ trong ngày khai giảng ở thị trấn Kobane, hay còn gọi là Ain al-Arab. Chúng đã được đi học trở lại sau khi lực lượng nổi dậy và người Kurd đã đẩy lùi các phiến quân IS ra khỏi thị trấn sau hơn 4 tháng chiến đấu. Trẻ em tị nạn người Syria đứng bên hành lang của ngôi trường công lập Al-Rama, là nơi sinh sống của 22 gia đình người Syria ở Wadi Khaled, tỉnh Al-Rama, Bắc Lebanon. Đừng ai đem chiến tranh quay lại Việt Nam !Đừng bao giờ nữa ... !!!Khi có chiến tranh quan lại thì di tản , tướng tá ngồi dưới hầm , khi hết chiến tranh thì tướng tá lên bục nhận công, quan lại trở về tái thiết chỉ có dân đen hứng đủ !Đừng có thằng nào xúi giục dân đen chúng tao đánh nhau nữa nhé ! Tụi bây tự đi mà đánh nhau

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.