Bón Phân Lân Có Tác Dụng Của Phân Lân Là Gì? Lợi Ích Khi Sử Dụng Phân Lân

Bón phân là việc vô cùng cần thiết để giúp cây trồng phát triển và đạt năng suất cao. Trong đó, phân lân là một trong 3 nguyên tố đa lượng rất cần thiết đối với cây trồng, có vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng của cây. Cùng GLaw tìm hiểu xem phân lân là gì? Các kỹ thuật sử dụng phân lân giúp nâng cao hiệu quả trồng trọt.

1. Phân lân là gì?

Phân lân là một trong những loại phân bón vô cơ phổ biến cho cây trồng có công dụng riêng bên cạnh việc kết hợp với phân đạm, phân kali tạo thành hỗn hợp cùng lúc cung cấp các yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng.

Bạn đang xem: Tác dụng của phân lân

Phân lân có chứa nguyên tố dinh dưỡng photpho dưới dạng ion phốt phát, dùng bón cho cây trồng. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỷ lệ % khối lượng P205 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó. Quặng apatit, photphorit thường là nguyên liệu để sản xuất phân lân.

*

2. Vai trò của phân lân đối với cây trồng:

Ở thời kỳ sinh trưởng phân lân rất cần thiết cho cây, nó có công dụng thúc đẩy các quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả/củ to. Cụ thể:

Phân lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh. Giúp cây trồng chống nóng, chống lạnh. Bên cạnh đó còn tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi khác như hạn hán, sâu bệnh, úng,….

Rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây, kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, kết trái.

Phân lân còn có tác dụng đệm giúp cây chịu được chua kiềm.

Tham gia vào quá trình hô hấp, quang hợp và phát triển bộ rễ của cây.

Hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm.

3. Biểu hiện cây trồng khi thiếu lân:

Khi thiếu lân cây trồng bị ảnh hưởng đáng kể dẫn đến năng suất thấp và chất lượng kém.

Cành lá sinh trưởng kém, rụng nhiều, lá ban đầu xanh đậm sau đó chuyển vàng và chuyển sang tím đỏ (bắt đầu từ các lá phía dưới trước và từ mép lá vào trong).

Thiếu lân làm giảm khả năng tổng hợp chất bột, quả ít, chín chậm, hoa khó nở, quả thường có vỏ dày xốp, nấm bệnh dễ tấn công và dễ bị thối.

Gây hạn chế trong quá trình quang hợp và hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình đậu quả, giảm tính chống chịu ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng.

Gây ảnh hưởng đến chất lượng ra hoa, quả, củ.

Rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của cây.

Trở ngại cho việc tổng hợp protein do thiếu lân dẫn đến tích lũy đạm dạng Nitrat.

Lá bị nhỏ lại, bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng do quá trình tổng hợp protein bị ngưng trệ.

Xem thêm: Đai quấn nóng heating pad - đai quấn nóng đùi heating pad

*

4. Biểu hiện cây trồng khi thừa lân:

So với khi cây trồng bị thiếu lân thì biểu hiện thừa lân của cây trồng lại khó phát hiện hơn. Việc cây trồng bị thừa lân dễ kéo theo cây bị thiếu kẽm và đồng.

Bón nhiều phân lân sẽ gây ức chế sinh trưởng cây trồng dẫn đến thừa sắc tố. Khi thừa lân cây sẽ có biểu hiện:

Cây bị chín quá sớm, không kịp tích lũy được vụ mùa năng suất cao.

Lân thuộc loại nguyên tố linh động, nên có thể di chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non và nhất là ở các bộ phận sinh trưởng.

5. Kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân:

Bón phân lân theo đất: Tùy thuộc vào tính chất, độ chua ít hay nhiều của đất mà lựa chọn loại phân cho thích hợp. Dùng phân thiên nhiên đối với đất chua nghèo lân, dùng phân lân nung chảy đối với đất bạc màu, đất nhẹ nghèo Mg và dùng super lân cho đất kiềm trung tính. Theo thành phần cơ giới của đất: đất thịt, thịt nặng khi bón phân lân thường bị giữ lại nên phải bón theo hàng và loại lân cây nhanh hấp thụ.

Bón phân lân theo cây: Lúa nên bón phân lân nung chảy hay phân lân thiên nhiên. Ưu tiên bón phân lân cho các loại cây có nhu cầu cao, cây trồng cạn đặc biệt là các cây ngắn ngày nên bón super lân.

Phân lân chủ yếu nên dùng để bón lót, dễ tiêu như Super lân thì có thể dùng để bón thúc.

Nên bón phân lân kết hợp với bón bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu, bón quá nhiều phân lân có thể khiến cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng.

Bón phân lân vào thời kỳ cây trồng có nhu cầu lân cao (ruộng mạ, vườn ươm, lúc cây mới trồng)

Đối với cây trồng cạn thường bón hàng theo hốc, bón càng rễ cây càng tốt.

Nên bón kết hợp với phân chuồng theo tỷ lệ so với phân chuồng, 2% đối với supe lân, 3 - 5% đối với photphorit.

Phối hợp supe lân với các loại lân khác trong sử dụng để tăng hiệu quả sử dụng phân lân.

*

Bên cạnh đó, người canh tác cần phải theo dõi canh tác tình hình cây trồng của mình để có những biện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế sử dụng phân hóa học thay vào đó khuyến khích nên sử dụng phân vi sinh và phân hữu cơ nhiều hơn.

Với những chia sẻ từ bài viết này hy vọng sẽ mang lại những thông tin này hữu ích cho bạn đọc. Giúp dễ dàng và hiệu quả hơn trong việc bón phân lân cho cây trồng.

Giới thiệu
Tin Tức
Hoạt động KHCNTrong nước
Sản phẩm KHCNCây ăn quả
Rau và cây gia vị
Hoa và cây cảnh
Công nghệ sau thu hoạch
Written by

Lân (P) có trong thành phần Protit tạo nên nhân tế bào, vì vậy nó là chất không thể thiếu cho sự sống của cây. Lân rất cần cho sự hình thành nên các bộ phận mới ra mầm non (tham gia tích cực trong quá trình kiến tạo nên hoạt chất hình thành mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ. Lân ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, bột tích lũy về hạt và các bộ phận của chất nguyên sinh làm cho cây chống được lạnh, chống được nóng. Lân còn có tác dụng đệm, làm cho cây chịu được chua, kiềm. Lân có trong thành phần hạt nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào các thành phần enzin, các Protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Nhưng cũng cần chú ý bón lân cân đối và hợp lý vì bón quá nhiều lân có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên người ta thường bón phân lân kết hợp với bón bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu. Trong các loại phân lân thì phân lân nung chảy (FMP) là một dạng phân lân chứa khá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng trung và vi lượng (Ca, Mg, S, Fe, Mn,…).

*

Trên cây táo, hầu như số hoa trên cành có tương quan tuyến tính đến hàm lượng lân trong lá. Sự tương quan thuận giữa sự bón phân lân và hàm lượng cyto kinine vì cyto kinine thúc đẩy sự hiệu quả của chất lân trong việc hình thành hoa. Đối với cây xoài: bón phân lân sớm ở thời kỳ trước khi trái phát triển có thể kích thích cho sự sinh trưởng trong mùa Xuân. Hàm lượng lân thấp sẽ không thúc đẩy sự ra hoa. Nhưng hàm lượng lân trong chồi cao rất thích hợp cho sự khởi phát hoa. Nhu cầu lân của cây lạc khá lớn. Lân có tác dụng kích thích quá trình cộng sinh với vi khuẩn tạo ra nốt sần trên rễ, tăng cường khả năng hút đạm của cây, thúc đẩy ra hoa đậu trái, lạc có nhu cầu dinh dưỡng lân nhiều nhất ở thời kỳ từ khi ra hoa đến sau khi hình thành quả. Để tạo được 1 tấn hạt, cây lạc lấy đi từ trong đất: 49kg N, 52kg P2O5 và 27kg K2O. Qua nghiên cứu của một số nhà khoa học về so sánh sản lượng thu hoạch của 8 loài cỏ hàng năm cùng giải pháp trồng trọt: có những loài yêu cầu lân cao, có loài yêu cầu lân ít. Một nhóm nhà nghiên cứu khác đã đo nồng độ lân trong các dung dịch đất và thấy rằng: 95% sản lượng tối đa đạt được nhờ có bổ sung lân. Đầu tiên phải kể đến là rau diếp cần 0.4 ppmp, khoai lang cần 0.1 ppmp, ngô cần 0.06 ppmp. Thí nghiệm với các cây trồng trong chậu, đã so sánh 8 loài cỏ trồng và tìm thấy loài cây có nhu cầu lân thấp nhất là cỏ bạc, trong khi cỏ ba lá có nhu cầu lân cao nhất, các loài cỏ họ đậu cần nhu cầu lân nhiều hơn so với các loài hòa thảo. Thí nghiệm ngoài đồng ruộng, các loại cỏ họ đậu chỉ cần lượng lân bổ sung lớn hơn khoảng 2 lần so với lúa, chứ không phải 4 lần như thí nghiệm trong chậu.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.