Cập Nhật Tình Hình Chấn Thương Của Tuấn Anh, Trọng Hoàng, Hùng Dũng Và Văn Hậu

Nhắc đến Tuấn Anh là nhắc đến một tiền vệ tài hoa nhưng đen đủi. Sự nghiệp của cầu thủ này chưa có những danh hiệu nhưng không thiếu những chấn thương ở nhiều bộ phận trên cơ thể.

Bạn đang xem: Tình hình chấn thương của tuấn anh


Mới đây, tiền vệ Tuấn Anh được xác nhận sẽ không thể tham dự AFF Cup vào cuối năm do chấn thương không kịp hồi phục. Đây không phải là điều lạ lẫm khi nhắc tới Tuấn Anh - người luôn lỡ hẹn với những giải đấu quan trọng vì hàng loạt chấn thương.

Bộ sưu tập chấn thương

Nói Tuấn Anh là người sưu tập chấn thương cũng không sai. Kể từ khi cùng U19 HAGL ra mắt người hâm mộ, sự nghiệp của cầu thủ người Thái Bình liên tiếp đứt đoạn vì những tổn thương từ nhiều bộ phận trong cơ thể, từ bụng, lưng, đùi, đầu gối, từ chân trái tới chân phải

Tính tổng cộng, Tuấn Anh đã có 12 chấn thương các loại trong vòng 6 năm qua, từ những chấn thương ở mức độ vừa như cơ lưng, cơ đùi, gân khoeo cho đến những chấn thương rất nghiêm trọng như dây chằng đầu gối hay sụn chêm.

*

Hai chấn thương nặng nhất của Tuấn Anh cũng nằm ở 2 đầu gối. Năm 2012, Tuấn Anh bị đứt dây chằng và vỡ sụn chêm đầu gối trái, qua đó trải qua cuộc phẫu thuật đầu gối lần đầu tiên. Đến cuối năm 2016, Tuấn Anh bị rách sụn chêm đầu gối phải và một lần nữa phải phẫu thuật.

Đáng chú ý là mới 22 tuổi, Tuấn Anh đã phải mổ cả 2 đầu gối. Những chấn thương đầu gối thường là nỗi ám ảnh với các cầu thủ, thậm chí có người còn phải giải nghệ vì đứt dây chằng. Vậy mà Tuấn Anh đã phải mổ đầu gối tới 2 lần, khi sự nghiệp còn mới bắt đầu. Việc một cầu thủ phải phẫu thuật cả 2 đầu gối là điều hiếm thấy tại Việt Nam.

Đến V.League 2018, chấn thương đầu gối lại khiến sự nghiệp Tuấn Anh gián đoạn. Trong trận đấu giữa HAGL và Hải Phòng, Tuấn Anh có pha va chạm với chính người đồng đội và phải rời sân ngay lập tức. Tiền vệ này sau đó phải một mình sang Hàn Quốc điều trị, nhưng rất may chỉ phải thực hiện tiểu phẫu.

*
Tuấn Anh thường xuyên phải tập các bài tập trị liệu nhằm hồi phục chấn thương.

Dây chằng của Tuấn Anh chỉ bị giãn, nhưng vẫn cần rất nhiều thời gian để hồi phục. Trước đó tại viện 108, đầu gối Tuấn Anh được chẩn đoán dính đa chấn thương như rạn sụn lồi cầu ngoài khớp gối phải, phù nề dây chằng chéo trước, phù nề trước sụn chêm ngoài, tổn thương gân cơ kheo.

Những chấn thương đã khiến Tuấn Anh bỏ lỡ rất nhiều giải đấu quan trọng cùng HAGL và đặc biệt là cùng các đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Lỡ hàng loạt giải đấu

Trước hết, anh cũng mất đi cơ hội được thử việc tại CLB Olympiakos của Hy Lạp. Được chính HLV Wenger giới thiệu nhưng trước ngày sang Hy Lạp, Tuấn Anh bị đứt dây chằng chéo trước gối trái như đã đề cập. Sau đó bầu Đức đưa anh sang Thái Lan chữa trị chấn thương và phải mất 6 tháng để hồi phục.

SEA Games 2015, Tuấn Anh được HLV Miura điền tên vào danh sách tham dự giải nhưng dính chấn thương cơ nhị đầu đùi. Cũng với chấn thương ấy, anh gần như ngồi chơi ở Vòng chung kết U23 châu Á đầu năm 2016.

*
Tuấn Anh từng bỏ lỡ cơ hội sang Hy Lạp thử việc do đứt dây chằng đầu gối.

Năm 2015, Tuấn Anh chơi bền bỉ trong màu áo HAGL tại V.League khi ra sân tới 25 trận. Nhưng tại Vòng chung kết U23 châu Á đầu năm 2016, Tuấn Anh không thể đá 2 trận đầu tiên, chỉ ra sân trong trận gặp U23 UAE khi U23 Việt Nam đã chính thức bị loại.

Xem thêm: Download 100 Hình Xăm Đen Trắng Đẹp Đơn Giản Nhưng Đẹp Không Lỗi Mốt

Đến cuối năm 2016, Tuấn Anh tiếp tục bỏ lỡ AFF Cup 2016. Dù đã được HLV Hữu Thắng điền tên vào danh sách sơ bộ nhưng chấn thương của Tuấn Anh không thể kịp hồi phục. HLV Hữu Thắng đã chờ Tuấn Anh đến phút chót, nhưng vẫn quyết định gạch tên cầu thủ sinh năm 1995 khỏi danh sách dự giải. Sau đó, tiền vệ này mất thêm 4 tháng điều trị đầu gối sau phẫu thuật.

Đến SEA Games 2017, Tuấn Anh được triệu tập vào đội U22 tham dự giải. Nhưng đây lại là giải đấu buồn của anh khi U22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng, còn HLV Hữu Thắng thôi dẫn dắt tuyển Quốc gia. Thực tế, đó là giải đấu mà Tuấn Anh không có phong độ cao.

*
SEA Games 2017 là giải đấu đáng quên với Tuấn Anh dù anh được tham dự.

Vận đen vẫn chưa buông tha tiền vệ người Thái Bình. Trước Vòng chung kết U23 châu Á ở Thường Châu, Tuấn Anh được HLV Park Hang-seo triệu tập tham dự giải M-150 để chuẩn bị cho VCK. Tuy vậy, thể lực không đảm bảo khiến Tuấn Anh phải ngồi nhà. Sau đó những đồng đội của anh trong màu áo U23 Việt Nam làm nên kỳ tích khi giành huy chương bạc.

Và gần đây nhất, chấn thương sau pha va chạm với đồng đội ở vòng 2 V.League 2018 khiến Tuấn Anh phải sang Hàn Quốc phẫu thuật và mất luôn cả mùa giải quốc nội. Nó cũng khiến anh bỏ lỡ ASIAD - giải đấu mà Olympic Việt Nam lần đầu vào bán kết và sắp tới sẽ là AFF Cup 2018.


Tiền vệ Tuấn Anh tập hồi phục với bóng ở Hàn Quốc Cầu thủ của HAGL đang trong quá trình vật lý trị liệu để chờ ngày trở lại sân cỏ ở mùa giải 2019.

Tiền vệ Tuấn Anh chắc chắn lỡ hẹn AFF Cup 2018

Theo thông tin của huấn luyện viên Dương Minh Ninh, cầu thủ Nguyễn Tuấn Anh khó kịp bình phục thể lực để dự AFF Cup 2018.

Sau trận gặp đội Oman tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, tuyển Việt Nam được nghỉ trọn vẹn ngày 13.10. Khi trở về Hà Nội, đội sẽ tái hội quân vào ngày 25.10 và Tuấn Anh vẫn có tên trong danh sách triệu tập.


Chấn thương tái phát khiến Tuấn Anh không có mặt ở trận gặp đội Oman vào ngày 12.10. Anh gặp vấn đề về dây chằng đầu gối nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và HLV Park Hang-seo không đưa anh vào danh sách đăng ký nhằm đảm bảo an toàn cho tiền vệ của CLB HAGL.

Tuấn Anh (phải) ở trận gặp đội Trung Quốc

AFC

*

Tuấn Anh và Văn Đức

VFF

Không giống với trường hợp của Minh Vương (phải quay về HAGL điều trị chấn thương dây chằng đầu gối với mức độ nặng), chấn thương của Tuấn Anh không quá nghiêm trọng nên anh sẽ được chăm sóc y tế tại đội tuyển. Nhiều khả năng, Tuấn Anh vẫn kịp bình phục để thi đấu trận gặp đội Nhật Bản vào ngày 11.11.

Còn hậu vệ Trọng Hoàng không thi đấu 2 lượt trận gặp đội Trung Quốc và Oman mà ở lại Việt Nam vì bị thoát vị đĩa đệm. Hiện tại, Trọng Hoàng vẫn đang tiếp tục điều trị vật lý trị liệu tại bệnh viện 108 (Hà Nội).

*

Trọng Hoàng và đồng đội ở trận gặp đội Ả Rập Xê Út

afc

Các trường hợp khác cũng nhận được sự quan tâm lớn của khán giả là thủ môn Đặng Văn Lâm, hậu vệ Đoàn Văn Hậu và tiền vệ Đỗ Hùng Dũng. Người hâm mộ mong mỏi các cầu thủ này sớm quay trở lại đội tuyển Việt Nam để thi đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022.

Với Văn Lâm, anh vừa được phẫu thuật khớp vai tại Nhật Bản ngày 7.10 vừa qua mà theo thông báo từ CLB Cerezo Osaka, thời gian để cầu thủ Việt kiều Nga hồi phục khoảng 4 tháng. Sau đó cũng cần thêm thời gian để tập luyện trở lại. Nếu lấy lại được phong độ thì cũng có thể phải đến tháng 2 hoặc tháng 3.2022, Văn Lâm mới có thể thi đấu được đỉnh cao. Vào tháng 3, đội tuyển Việt Nam còn 2 trận tại vòng loại thứ 3 World Cup gặp đội Oman và Nhật Bản. Chưa thể biết, Lâm có được gọi vào đội tuyển thời điểm này hay không.

*

Hùng Dũng, Văn Hậu, Văn Lâm sẽ tiếp tục vắng mặt ở đội tuyển Việt Nam

ĐỘC LẬP

Theo thông tin từ đội Hà Nội, khoảng tuần đầu của tháng 11.2021, Đỗ Hùng Dũng bắt đầu tập luyện cùng với CLB. Trong vài tháng vừa qua, anh điều trị và tập phục hồi tại Trung tâm PVF (Dũng bị gãy chân vào tháng 3 năm nay). Tuy nhiên, Hùng Dũng không thể đốt cháy giai đoạn mà cũng cần thêm thời gian để bình phục 100%. Việc Dũng tiếp tục vắng mặt trong màu áo đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2020 và vòng loại thứ 3 World Cup là không tránh khỏi.

Với Văn Hậu, khoảng 2 tuần nữa anh sẽ sang Hàn Quốc để phẫu thuật sụn chêm đầu gối nên chắc chắn không kịp có mặt ở các trận còn lại ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 vào tháng 3 năm sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x