2 CÁCH LÀM BÁNH BÔNG LAN BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN ĐƠN GIẢN TẠI, BỘT BÁNH BÔNG LAN Ổ FANCY 001 (1

Bột là một nguyên liệt cần thiết phải có để tạo nên những loại bánh ngon. Tuy nhiên, có khi nào bạn thắc mắc tại sao trên thị trường lại có quá nhiều loại bột với những nhãn hàng, thông số khác nhau. Hoặc có thể là khi làm bánh, thành phẩm của bạn lại không xốp, không mềm, không nở như mong muốn? Vậy cuối cùng, loại bột nào sẽ thích hợp để làm loại bánh nào? Hãy cùng tìm hiểu những loại bột làm bánh để hiểu rõ hơn về chiếc bánh của mình nhé!

*

Từ trước đến nay, chắc hẳn sẽ rất nhiều người nghĩ rằng, bột mì số 8 là một thương hiệu và nó có thể làm ra đại đa số các loại bánh khác nhau. Vậy, điều đó có đúng không? Trước tiên, chúng ta nên hiểu rằng những loại bột mì khác nhau nhờ vào hàm lượng protein có trong bột. Khi làm bánh, chọn bột mì theo hàm lượng protein và gluten là một điều quan trọng nhất. Gluten ở dạng bột khô thì sẽ “ngủ yên”, nhưng nếu khi gặp nước thì các chuỗi protein này sẽ chuyển hóa thành dạng sợi. Những dạng sợi này theo thời gian sẽ lớn và dài ra, sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Bạn đang xem: 2 cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện đơn giản tại

*

Sợi gluten trong bột mì quyết định dộ dai của bánh

Sợi gluten chính là thứ quan trọng nhất để tại nên kết cấu cho bánh, nếu sợi gluten càng mập mạp thì bánh sẽ càng dai ví dụ như các loại bánh mì. Và trái lại, nếu như bạn muốn bánh mềm mại và mịn màng thì sợi gluten phải thật mong manh và yếu đuối nhé! Và quay lại vấn đề chính, không phải loại bột mì nào cũng sản xuất ra gluten cả, tất cả là nhờ vào hàm lượng protein có trong bột. Chính vì vậy, từng loại bánh khác nhau, chúng ta cần có những lựa chọn bột có hàm lượng protein khác nhau.

Cake flour - bột bánh bông lan

*

Cake flour – bột bánh bông lan

Cake flour - bột bánh bông lan: Loại bột này có hàm lượng protein rất thấp, ở khoảng 6 đến 7%. Bột rất nhẹ, hơi ẩm và có màu trắng tinh. Chính vì có lượng protein rất thấp vì vậy loại bột này sản sinh ra ít sợi gluten. Nó được dùng trong các loại bánh có kết cấu mỏng nhẹ và mịn màng và xôm xốp như là sponge hay chiffon.

*

Cake flour phù hợp cho các loại bánh sponge và chiffon

Pastry flour - Bột mì số 8

*

Bột mì số 8

Pastry flour – bột bánh ngọt hay còn gọi là bột mì số 8 : Cũng tương tự như cake flour nhưng bột mì số 8 thường có hàm lượng protein ở khoảng 8 đến 10%. Thường được sử dụng cho những loại bánh có kết cấu chắc hơn và muốn giữ kết cấu lâu, không xẹp như foam cake, gato, muffin…Loại bột này cũng thường được dùng để làm cốt bánh cho những chiếc bánh kem xinh xắn bởi vì chúng vừa mềm mịn giữ được hình dáng chắc chắn mà sẽ không bị xẹp trang trí kem tươi.

*

Bột mì số 8 phù hợp với các loại bánh như gato, muffin, foam cake

Bread flour - bột mì số 11 và số 13

*

Bread flour - bột mì số 11 và số 13: Hàm lượng protein của loại bột này khá cao ở khoảng từ 10 đến 13%. Nhờ vào lượng protein này mà sợi gluten được sinh ra càng nhiều,vì vậy chúng rất thích hợp làm những loại bánh dai và có kết cấu chắc như bánh mì, đế bánh pizza... Tỉ lệ hút nước rất cao, từ 65 đến 67%.

*

Bột mì số 11 hoặc số 13 rất thích hợp để làm các loại bánh mì

*

All purpose flour - Bột mì đa dụng

*

All purpose flour (Plain flour) - Bột mì đa dụng: có hàm lượng protein nằm giữa khoảng của pastry flour và bread flour , nằm ở khoảng 10%. Gần giống như bột mì số 8, loại này được sử dụng rất rộng rãi trong các gia đình vì sự tiện lợi, không cần phải phân biệt bột, bột này dùng làm bánh ngọt cũng được mà bánh mì cũng khá ổn nhưng không đến mức hoàn hảo. Nếu bạn là người đòi hỏi cao về độ hoàn hảo với chiếc bánh của mình thì không nên quá lạm dụng chúng nhé.

Self-rising flour - Bột mì có baking powder 

*

Self-rising flour là loại bột mì đã trộn sẵn bột nở baking powder và đôi khi trộn cả muối. Ưu điểm của loại bột này là baking powder được trộn rất đều với bột mì. Tuy nhiên, nó lại hạn chế hơn vì 2 lý do: một là, mỗi loại bánh khác nhau có yêu cầu lượng baking powder khác nhau. Hai là, baking powder sẽ giảm tác dụng theo thời gian, vì thế có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bánh (bánh sẽ không nở). Với nhửng công thức có baking poeder, bạn có thể cân nhắc dùng loại bột này. 

Durum flour

*

Còn gọi tên gọi khác là Semolina, bột này làm từ hạt durum. Thích hợp để làm các loại spaghetti và các loại pasta. Trong nướng bánh thì bột này được sử dụng để làm các loại bánh mì đặc sản của Ý. Đây là loại bột được các đầu bếp chuyên nghiệp về món Ý ưa dùng. 

*

Buckwheat flour

*

Bột kiều mạch, thường được sử dụng để làm pancake hoặc bánh crepe. Ở Việt Nam, loại hạt kiều mạch này có gọi tên là hạt tam giác mạch. Bột có mùi thơm nhẹ, màu tim tím hồng đặc trưng với vị bùi bùi hấp dẫn. Loại bột này khá kén loại bánh, chính vì vậy nó hầu như chỉ được dùng vào mục đich chính xác. Ở Việt Nam, nó được dùng làm bánh tam giác mạch nổi tiếng Tây Bắc.

Đây là một số thông tin về những loại bột cơ bản trong làm bánh, và để mua bột đúng nhất, uy tín nhất, hãy tham khảo các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh tại đây nhé!


Các địa chỉ và cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh trên toàn quốc" /> Các địa chỉ và cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh trên toàn quốc HCM, Hà nội, Đà nẵng, Cần thơ - các địa chỉ và cửa hàng bán nguyên liệu và dụng cụ làm bánh, làm kem giá cả hợp lý trên toàn quốc. Có những cửa hàng chuyên, không chuyên, cùng xem nhận định từng địa chỉ và chọn cho mình cửa hàng gần nhà và hợp lý nhất nhé
*
Phân loại và lưu ý sử dụng các chất gây nở khi làm bánh (P1) Bạn là người mới học làm bánh hay đơn giản bạn có đam mêm yêu thích với cách tự làm cho mình những cái bánh xinh xắn. và việc đầu tiên khi làm bánh bạn sẽ thắc mắc với phần nguyên liệu. Nào là baking soda, nào là baking power, men nở… những thứ nguyên liệu làm bạn đơ người khi đọc vào. Vậy chúng khác nhau như thế nào, phải phân biệt ra làm sao? Cùng tìm hiểu cụ thể nhé!
*
Các Loại Bánh Mặn Truyền Thống Việt Nam: 6 Loại Bánh Mặn Dễ Làm Tuổi thơ của mỗi người, nhất định ai cũng sẽ gắn liền với một trong những loại bánh mặn truyền thống của Việt Nam như bánh ít trần, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo...

Chỉ với bột mì, trứng cùng một vài nguyên phụ liệu khác là bạn có thể nhanh chóng hoàn thành chiếc bánh bông lan thơm ngon, mềm mại. Tham khảo ngay 3 cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng cực đơn giản để áp dụng ngay! 

Có thể bạn quan tâm:

*
Bột mì đa dụng có thành phần chính là bột lúa mì nguyên chất, hàm lượng protein và gluten thấp, độ ẩm cao nên phù hợp để làm bánh bông lan

Lưu ý: Sử dụng bột mì đa dụng số 8 (bột mì số 8) sẽ giúp tạo ra chiếc bánh bánh bông lan có kết cấu đàn hồi, giữ phom bánh không bị xẹp, thích hợp cho người làm bánh chuyên lẫn không chuyên. Bạn dễ dàng mua được bột mì đa dụng ở các cửa hàng tạp hóa, chợ dân sinh, siêu thị với giá thành chỉ từ 15.000 – 30.000. 


Nội dung

1. Cách làm bánh bông lan từ bột mì đa dụng và trứng1.2. Các bước làm bánh bông lan từ bột mì và trứng2. Cách làm bánh bông lan phô mai từ bột mì và trứng2.2. Hướng dẫn các bước làm bánh bông lan phô mai từ bột mì đa dụng và trứng3. Cách làm bánh bông lan hạnh nhân bằng bột mì và trứng3.2. Các bước làm bánh bông lan hạnh nhân từ bột mì đa dụng và trứng4. Những lỗi cơ bản trong làm bánh bông lan từ bột mì và trứng

1. Cách làm bánh bông lan từ bột mì đa dụng và trứng

Bánh bông lan được yêu thích bởi lớp kết cấu mềm ẩm, bông xốp, hương vị béo ngậy, thơm mùi bơ và trứng. Bánh bông lan thường có lớp vỏ ngoài nâu vàng tựa mật ong, ẩn bên trong là lớp bánh màu vàng hấp dẫn, khiến cho bất cứ ai cũng không thể chối từ. Cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng như sau:

Khẩu phần

Calo

Thời gian chuẩn bị

Thời gian nấu

Giá

5

223 calo/100 g

30 – 45 phút

30 – 40 phút

30.000 – 40.000 VNĐ


*
Bánh bông lan bên ngoài nâu vàng, bên trong vàng nhạt, mềm ẩm, bông xốp

1.1. Nguyên liệu và dụng cụ

Để làm được một chiếc bánh bông lan hoàn hảo, bạn cần chuẩn bị:

Nguyên liệu:

Bột mì đa dụng: 80 g
Trứng gà: 4 quả Đường cát mịn: 80 g Bơ lạt hoặc dầu ăn: 30 g Vani: 2 ml Nước cốt chanh: 20 ml. (hoặc 20 g bột tartar)Muối ăn: 3 g Sữa tươi: 15 ml 

Dụng cụ:

Bát tô
Máy đánh trứng/ cây đánh trứng
Chổi phết bơ
Khuôn bánh có đường kính 18 – 22 cm
Giấy nến
Rây
Dao trộn/ phới đánh trứng

1.2. Các bước làm bánh bông lan từ bột mì và trứng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, hãy tiến hành làm bánh bông lan theo 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp làm bột bánh

Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng của 4 quả trứng ra hai bát riêng biệt. 

Lưu ý: Để dễ đánh bông lòng trắng trứng, nên để trứng ở nhiệt độ phòng hoặc bỏ ra khỏi tủ lạnh 2 tiếng trước khi làm bánh.

*
Tách lòng trắng và lòng đỏ trứng gà ra hai bát riêng

Với lòng trắng trứng

Cho lòng trắng trứng ra một chiếc bát tô sạch và khô để đảm bảo khi đánh bông lên hỗn hợp sẽ giữ được độ bông và hương vị nguyên vẹn.Cho 3g muối vào lòng trắng trứng rồi dùng máy đánh trứng hoặc que đánh trứng đánh theo một chiều ở tốc độ từ chậm đến trung bình đến khi hỗn hợp xuất hiện hạt bong bóng to thì dừng lại. Không được đánh ở tốc độ cao vì lòng trứng sẽ bị quá bông, khó làm bánh.Cho 2 thìa nước cốt chanh (20ml) hoặc bột tartar vào hỗn hợp trên để giúp lòng trắng trứng nhanh thành phom hơn. Tiếp tục đánh từ 3 – 5 phút cho đến khi hỗn hợp xuất hiện bông cứng, mịn như lớp xà phòng.Chia nhỏ 40g đường và đổ dần dần vào hỗn hợp lòng trắng trứng và đánh ở tốc độ chậm để đường được đánh đều và hòa quyện, tránh bị vón cục.Sau khi đã cho hết đường vào, tăng tốc độ lên từ 1 – 2 mức và tiếp tục đánh đến khi thu được hỗn hợp có đỉnh chóp. Lưu ý: Không đánh quá lâu làm cho hỗn hợp bị tách nước.

Xem thêm: Đầm Áo Dài Cách Tân Nữ - Áo Dài Cách Tân Giả Váy Siêu Sang, Nên Mua Ở Đâu

*
Đánh hỗn hợp lòng trắng trứng đến khi có đỉnh chóp là được

Với lòng đỏ trứng:

Dùng máy đánh trứng, hoặc cây đánh trứng đánh ở tốc độ thấp.Lần lượt cho 2 muỗng canh đường (40 g), 30 g bơ lạt (hoặc dầu ăn), 2 ml vani, 15 ml sữa tươi vào đánh cùng để được một hỗn hợp hoàn chỉnh. Lưu ý: Nên để bơ lạt ở nhiệt độ phòng để tránh bơ chảy nước. Sữa tươi giúp giảm vị tanh nồng của trứng.Rây bột mì cho mịn rồi chia làm 3 phần nhỏ. Sau đó, cho lần lượt từng phần vào và đánh đến khi hỗn hợp hơi sánh mịn.Bước 2: Trộn hỗn hợp

Tiếp theo, tiến hành trộn hỗn hợp bột làm bánh bông lan theo trình tự sau:

Chia nhỏ hỗn hợp lòng đỏ trứng và lần lượt cho vào hỗn hợp lòng trắng. Trộn đều theo trộn theo một chiều, từ dưới lên trên đến khi hai hỗn hợp này hòa quyện vào nhau và thu được hỗn hợp hơi đặc, mịn mượt.Dùng spatula (dao trộn), hoặc phới trộn vét bột lại và trộn theo kỹ thuật fold một lần nữa để hỗn hợp đều hơn.

Lưu ý: Tránh trộn quá mạnh làm cho hỗn hợp tách nước, vỡ bong bóng khí gây xẹp bánh, tăng độ bông xốp, mềm mịn.

*
Trộn hỗn hợp lòng đỏ trứng với hỗn hợp lòng trắng trứng theo kỹ thuật fold
Bước 3: Nướng bánh

Với cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng trên, bạn tiếp tục thực hiện theo các bước sau:

Quét 1 lớp bơ bên trong khuôn bánh giúp lấy bánh dễ dàng hơn.Đặt giấy nến vào sao cho vừa khuôn bánh, đổ hỗn hợp vào khuôn từ từ, đồng thời vỗ nhẹ để hỗn hợp dàn đều và không nổi bong bóng.Bật lò nướng ở nhiệt độ 160 độ C khoảng 20 – 30 phút để làm nóng. Cho khuôn chứa bột bánh vào lò, nướng khoảng 30 – 40 phút ở nhiệt độ 155 độ C. Khi nướng bánh, cần theo dõi nhiệt độ và độ nở của bánh, tránh bánh bị cháy, khô hoặc không chín. Bánh nở đều và vỏ ngoài vàng đậm như màu mật ong thì có thể mở lò kiểm tra. Sau khi nướng 30 – 40 phút, bạn có thể cắm một chiếc tăm xuyên qua bánh. Nếu tăm ướt nghĩa là bánh chưa chín, cần cho vào lò nướng thêm từ 5 đến 10 phút nữa. Nếu tăm khô, mặt bánh đã vàng và thành bánh có dấu hiệu róc, bạn có thể lấy bánh ra.
*
Nướng bánh bông lan ở nhiệt độ 155 độ C trong khoảng 30 – 40 phút

Lưu ý: Mỗi lò nướng có mức chênh lệch nhiệt độ nhất định, vì thế, nên dùng nhiệt kế đo nhiệt để chắc chắn rằng nhiệt độ trong lò đạt chuẩn. Nếu không có lò nướng thì bạn có thể thay thế bằng nồi cơm điện, lò vi sóng hoặc chảo chống dính.

Nồi cơm điện: Quết dầu xung quanh thành và đáy của ruột nồi cơm điện hoặc lót lớp giấy nướng để chống dính. Cho hỗn hợp bột vào nồi, dàn phẳng và gõ nhẹ để loại bớt bọt khí. Bật chế độ Cook và nấu, nếu nồi chuyển sang chế độ Warm, kiểm tra độ chín và bật lại chế độ Cook từ 1 đến 2 lần đến khi bánh chín. Để nồi ở chế độ Warm để thêm 20 – 35 phút rồi dùng tăm kiểm tra lại một lần độ chín của bánh. Trong quá trình nướng, không mở nắp nồi nhiều lần tránh tình trạng bánh bị xẹp. Lò vi sóng: Bật lò vi sóng từ 5 – 10 phút ở nhiệt độ 170 – 175 độ C cho nóng. Sau đó, cho khuôn bánh vào giữa lò vi sóng và chờ 10 – 15 phút. Tránh để bánh gần vị trí gần thanh tản nhiệt sẽ làm bánh bị cháy bên ngoài.Chảo chống dính: Cho chảo chống dính lên bếp và quét 1 lớp dầu mỏng lên phía trên. Tiếp theo, đặt khuôn bánh lên, đổ bột vào khuôn và đậy nắp chảo lại. Điều chỉnh nhiệt độ khoảng 80 độ C. Sau khi nướng 8 phút, bánh nở ra, lật mặt bánh lại và để thêm 8 phút nữa.Bước 4: Hoàn thiện

Sau khi lấy bánh ra khỏi lò, úp bánh xuống khoảng 3 – 4 phút để bánh định hình, long dần ra và lấy dễ hơn.

Bạn có thể trang trí bánh bằng bằng kem tươi, hoa quả, ruốc, trứng muối và ăn kèm với bơ, sữa để tăng thêm hương vị.

*
Thêm chút chà bông, trứng muối trên bề mặt, chiếc bánh bông lan trông càng hấp dẫn và thơm ngon hơn

1.3. Tiêu chí đánh giá bánh bông lan đạt chuẩn

Bánh bông lan sau khi hoàn thành phải đạt các yêu cầu sau:

Bánh bông mềm, chín nở bung đều, không bị nứt mặt, không có hoặc có ít lỗ khí trong bánh.Mặt trên bánh chín vàng và mặt dưới không dính khuôn.Thành bánh hơi tróc ra khỏi khuôn.Bánh có mùi thơm hấp dẫn của vani và bơ, không cháy khét.
*
Bánh bông lan phải bông mềm, xốp, ít có lỗ khí bên trong, thơm mùi bánh mới ra lò và mùi vani thì mới đạt chuẩn

2. Cách làm bánh bông lan phô mai từ bột mì và trứng

Phô mai đóng vai trò như một nốt thăng khiến gia tăng hương vị béo ngậy pha chút mặn đặc trưng của bánh bông lan. Đây là cách làm bánh bông lan từ bột mì và trứng rất phù hợp với những người yêu thích những món ăn từ phô mai. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.