HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC ĐÀN ORGAN NHANH NHẤT, HƯỚNG DẪN CÁCH HỌC ĐÀN ORGAN YAMAHA NHANH NHẤT

Có ai không từng mơ đến chân trời khát vọng, không từng ao ước đam mê của bản thân trở thành hiện thực? Nhưng con đường đi đến thành công không bao giờ là điều dễ dàng, đó không phải là tấm thềm trải sẵn hoa hồng, tỏa ngát hương thơm mà là con đường của mưa gió, sương mù và giông bão. Quá trình học đàn Organ cũng như thế, đó không phải điều đơn giản một hai ngày là làm được nhưng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như bạn nỗ lực kiên trì và tìm được cho mình một phương pháp học tập đúng đắn.

Bạn đang xem: Cách học đàn organ nhanh nhất


*

1. Vượt qua rào cản của bản thân khi học Organ

Đã có hàng trăm câu hỏi được đặt ra rằng “ Tôi không biết gì về nhạc lý, tôi chưa bao giờ tiếp cận với nhạc cụ và cũng chưa biết gì về đàn Organ, liệu có thể học được không và tôi phải học như thế nào?”Có những khó khăn gì xảy ra khi học Organ?”…Không biết thì ta phải học, đó là một điều rất bình thường.

Chẳng ai có thể khinh miệt bạn vì ban đầu bạn chơi quá tệ, làm gì có ai chơi tốt ngay từ khi mới sờ đến phím đàn, cái gì cũng phải qua sự học để trau dồi hiểu biết và luyện tập bản thân. Vậy nên bạn đừng quá lo ngại, sợ thua kém người này, sợ người kia nói nọ, chẳng có ai đàn hay ngay từ khi mới bắt đầu cả.

Bạn hoàn toàn có thể học đàn Organ kể cả khi bản thân không biết gì về âm nhạc lý, thậm chí không biết 1 nốt nhạc nào. Đối với một số người không có năng khiếu thì việc học Organ có đôi chút khó khăn, nhưng bù lại, đam mê chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công trong tương lai. Một câu rất hay trong bộ phim nổi tiếng “ 3 chàng ngốc” của ấn độ: “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Bạn thích dan Organ, yêu tiếng đàn Organ sôi động, nhịp nhàng, hay chỉ đơn giản là thích thiết kế sang như 1 cây đàn Piano, thần tượng 1 nhạc công chơi đàn Organ hay sự lãng mạn khi ngồi đàn thì bạn cũng có thể học Organ.

*

Organ Yamaha DGX 660

2. Sắm cho mình một cây đàn Organ thật tốt

Cũng giống như rất nhiều loại nhạc cụ khác, học Organ nhất định phải có đàn. Nếu như bạn có điều kiện thì hãy sắm cho mình một cây đàn chất lượng tốt ngay ở thời điểm khởi đầu. Đàn mới âm thanh nghe rất chuẩn và nó sẽ kích sự tìm tòi với dòng nhạc cụ này dành cho bạn. Còn nếu điều kiện không cho phép, những cây đàn Organ cơ bản với giá rẻ hoặc mua lại đàn Organ cũ của người quen cũng không sao cả. Có đàn là tốt rồi, nhưng hãy chú ý tính năng, loa & chất lượng âm thanh của nó còn mới không nữa nhé.

3. Tìm hiểu về nhạc lý Organ

Học nhạc lý là điều kiện cần đối với bất kì người chơi nhạc cụ nào.

*

Trước hết bạn cần nắm rõ các nốt nhạc cơ bản (Đô-rê-mi-pha-sol-la-si) nhớ các kí hiệu của chúng trên bản nhạc. Ngoài ra cũng cần hiểu về:

Cao độ: bao gồm nốt cao, nốt thấp, cao độ có nhiều vấn đề mà chúng ta cần biết đó là thang âm và hợp âm.Trường độ: Bao gồm nốt dài, nốt ngắn (nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc kép…) khi chúng ta kết hợp các trường độ với nhau thì thành tiết tấu, tốc độ của một bản nhạc tính theo thời gian thực được gọi là tempo
Cường độ: Cường độ thường dùng để chỉ khối lượng của một âm thanh hoặc ghi chú. Hai dấu hiệu cho thấy cường độ cơ bản trong âm nhạc là p hay piano có nghĩa là “mềm” và f hoặc sở trường có nghĩa là lớn.Âm sắc: Sắc thái của âm thanh.

Chăm chỉ học nhạc lý một vài tuần là bạn có thể tự tin học đàn Organ hay bất kì loại nhạc cụ phím nào khác rồi.

4. Tạo cho mình một tư thế ngồi đàn Organ thật chuẩn

Nhiều người nghĩ rằng việc học Organ thì ngồi như thế nào chả được, miễn là tập trung đánh đàn thôi. Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng “tư thế của người chơi Piano hay Organ rất quan trọng trong việc đảm bảo cánh tay và khuỷu tay được thoải mái”.

Một khi bạn ngồi gù hay trong tư thế không đúng thì chất lượng buổi học đó cũng sẽ giảm sút. Bạn nên điều chỉnh ghế ngồi cho phù hợp với chiều cao và khoảng cách từ vị trí của bạn đến bàn phím, đặc biệt tư thế lưng thẳng, tay để thoải mái, đừng căng thẳng quá thì bạn mới cảm thấy không bị mỏi nhanh và cảm xúc truyền tải vào bài nhạc cũng sẽ trở nên dễ dàng và tự nhiên hơn. Khởi động các khớp ngón tay và cổ tay để ngón tay không bị cứng nhắc hay bị đơ, sẽ ảnh hưởng đến khả năng chơi nhạc của bạn.

5. Chăm chỉ luyện ngón thường xuyên khi tập Organ

Khi ta bỏ ra nhiều sức lao động thì thành quả đạt được ắt hẳn sẽ được như mong muốn.Tôi tin chắc rằng, nếu như mỗi ngày bạn dành một khoảng thời gian tương đối cho việc học Organ thì một thời gian sau bạn sẽ chơi được Organ thành thạo.

Bạn cần luyện ngón hằng ngày để cải thiện trình độ chơi đàn. Đã có rất nhiều người thắc mắc khi đối mặt với công việc luyện hai tay rằng “tại sao tôi không thể chơi được cùng một lúc hai tay” “đôi tay tôi không thể di chuyển một cách nhịp nhàng và khéo léo trên những phím đàn”. Đây là tâm lý thường thấy ở những người mới bắt đầu học chơi Organ và Piano, tuy nhiên chỉ một thời gian sau bạn sẽ quen dần với nó và sẽ cảm thấy việc chơi Organ vô cùng thú vị, điều quan trọng là bạn không được bỏ cuộc.

Sau khi đã thành thạo trong việc chơi Organ bằng hai tay, hãy tìm hiểu cách mở rộng đôi tay của mình ra. Đàn Organ có rất nhiều phím trong khi đó đôi tay của bạn chỉ có tất cả 10 ngón. Chính vì vậy mà bạn cần phải học cách mở rộng bàn tay ra để học thêm những nốt nhạc trên phím đàn.

Một bước khá quan trọng trong việc luyện ngón đó chính là học các nhịp lẻ, nhịp phức tạp, kết hợp các loại nhịp với nhau trên một bản đàn. Bạn không được vội vàng trong việc này và tuyệt đối cũng không được nản chí, đã quyết tâm học đàn Organ thì phải học cho bằng được. Cố gắng tìm kiếm những động lực cho mình khi gặp khó khăn là cách dễ dàng nhất để vượt qua.

6. Mỗi ngày tập Organ một chút và lên kế hoạch luyện tập thường xuyên

Điều quan trọng nhất trong việc học Organ là bạn phải vô cùng chăm chỉ luyện tập và sự chăm chỉ ấy phải kéo dài đều đặn và thường xuyên. Có một số người hăng hái trong một vài buổi đầu tập luyện nhưng về sau thì nản dần. Bạn không cần phải một ngày dành 24/24 tiếng ra để học đâu, như thế sẽ mất sức và tốn rất nhiều thời gian mà có khi lại chẳng có hiệu quả chút nào.

Mỗi ngày bạn dành một chút để luyện tập, ít nhất là 30 phút và duy trì thói quen đó trong nhiều ngày, nhiều tháng về sau. Bạn hãy vạch ra một thời gian biểu cho mình để học tập đạt hiệu quả nhất. Việc học “mỗi ngày một ít” vừa đỡ tốt thời gian lại giúp tinh thần luôn được thoải mải, không bị gò bó, căng thẳng so với việc ngồi vài tiếng luyện tập.

7. Học hỏi từ người giỏi Organ, các tài liệu bổ sung kiến thức cho mình

Một trong những việc làm để gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống nói chung và trong quá trình hoc dan Organ đó chính là khiêm tốn và luôn biết học hỏi. Không nên tự “thỏa mãn” với bản thân rằng mình đã chơi thành công một bản nhạc, tâm lý tự đắc về thắng lợi của mình sẽ khiến bạn lơ là trong việc học Organ của mình hơn. Có vô vàn người ngoài kia chơi được trăm nghìn bản nhạc với đa sắc màu các thể loại khác nhau từ cổ điển cho đến hiện đại, bạn phải luôn cảm thấy mình cần phải cố gắng hơn và chơi được một vài bản nhạc chỉ là một trong số mục tiêu ngắn hạn.

*

Tuy nhiên điều này cũng không hề đồng nghĩa với việc bạn tự ti, không dám tin tưởng vào khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, hãy không ngừng học hỏi ở người khác. Học hỏi ở những người bạn, người thầy hay idol của mình những kỹ năng chơi đàn mà bản thân không có để hoàn thiện hơn. Học hỏi ở người khác những điều mình chưa biết, những kinh nghiệm đọc nốt, luyện ngón, đi show mà mình chưa trải qua. Đồng thời, sách vở là một người bạn thủy chung đồng hành cùng bạn. Tìm hiểu kiến thức âm nhạc, cách học đàn Organ qua sách vở sẽ giúp bạn có thêm hành trang bước vào thế giới đàn Organ một cách dễ dàng nhất. Học qua video, qua phần mềm giải trí như các trò chơi đánh đàn Organ trên điện thoại cũng là 1 cách hay.

8. Học đàn Organ: Đừng quên cách lắng nghe

Thường thì khi bạn nắm bắt được tiết tấu trên bản nhạc sẽ cảm thấy dễ chơi đàn Organ hơn. Thử thường xuyên lắng nghe bài nhạc nào đó và ghi nhớ những giai điệu của chúng trong tâm trí bạn sẽ thấy điều này có ích cho việc học đàn Organ đó. Một phương pháp thú vị mà khá nhiều người thành công sử dụng đó chính là “ghi âm và lắng nghe lại”. Khi chơi một khúc nhạc, bạn hãy ghi âm nó lại, sau đó mở ra nghe lại để thấy được có những điều đặc biệt gì cần lưu ý trong cách học của mình. Bạn đem phân tích nó để thấy âm thanh, tiết tấu đã ổn chưa, đàn thêm một đoạn nữa và đem ra so sánh sẽ giúp bạn chơi đúng tempo và khắc phục những vấn đề bản thân gặp phải.

Xem thêm: Cách Cắm Hoa Vào Ly Thủy Tinh Đẹp Độc Đáo, 5 Mẹo Cắm Hoa Trong Bình Thủy Tinh Tươi Lâu Hơn

Lắng nghe ở đây còn là lắng nghe những lời khuyên từ những người xung quanh. Lắng nghe những người thầy, người nghệ sĩ đã nhiều trải nghiệm, giàu chuyên môn để họ chỉ ra cho bạn thấy những lỗi gì mà ban đầu người chơi hay mắc phải, không đi theo lối mòn, làm thế nào để khắc phục nó và cải thiện trình độ của mình.

9. Học đàn Organ: Hãy nghỉ ngơi khi cần

Chúng ta đều biết rằng nỗ lực sẽ đem đến cho con người những thành công xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra, nhưng thực tế nhiều khi cố gắng quá sẽ quá sức “cố quá thành quá cố”. Việc nghỉ ngơi rất quan trọng cho tinh thần của bạn, nghỉ ngơi để cảm thấy được thư giãn, thoải mái, không bị gò bó, sau khi nghỉ ngơi bạn sẽ cảm thấy phấn chấn và có tinh thần học tập hơn. Vì vậy bạn hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi điều độ để khi học đàn Organ sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

10. Lưu ý khi mới học đàn Organ

Nên đi học ở các trung tâm hay tự học? Hai phương pháp này nếu bạn cảm thấy điều gì tốt với mình thì chọn nhé. Hiện nay việc tự học đàn Organ khá phổ biến và rất nhiều người đã thành công. Tuy nhiên để nhanh hơn và đúng kĩ thuật chơi khi bạn không am hiểu gì về âm nhạc thì hãy đến các lớp học âm nhạc. Tìm đúng người thầy chỉ bảo cho mình là một việc rất quan trọng, một người thầy có chuyên môn, có kinh nghiệm sẽ chỉ dẫn cho bạn những điều gì cần làm và không nên làm để đạt được thành quả tốt nhất. Đừng giới hạn mình trong trang sách hay những bài nhạc, hãy chơi Organ bằng tất cả cảm xúc và trái tim mình.

Học đàn Organ đang là xu thế của rất nhiều người, từ trẻ em cho đến những người lớn tuổi. Ở những giai đoạn đầu người chơi sẽ luôn gặp phải những khó khăn, nhưng tuyệt đối đừng nản chí, còn rất nhiều điều thú vị bạn sẽ khám phá ra khi chơi đàn Organ. Cứ từng bước, từng bước một, mỗi ngày đều đặn học tập, chỉ sau hai tháng bạn sẽ thấy khả năng của mình được nâng lên rõ rệt. Chúc các bạn sớm đạt được thành công!

Nhạc cụ Tiến Đạt

Đừng quên liên lạc với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc mua đàn Keyboard Organ, Guitar, Ukulele, Piano chính hãng, giá tốt nhé.

Chinh phục được kỹ năng chơi đàn Organ đòi hỏi người học phải nghiêm túc, có niềm đam mê và thực hiện đúng nguyên tắc và các bước cụ thể. Để có thể làm chủ bộ môn năng khiếu này trong thời gian ngắn nhất. Mời bạn đọc cùng atlantis.edu.vn khám phá 3 bước cơ bản học đàn Organ trong bài viết sau đây.

*

Chơi đàn Organ giúp bạn xua tan đi những mệt mỏi căng thẳng hàng ngày

1. Xác định mục tiêu học tập

Mục tiêu là những gì mà bạn cần hướng tới không chỉ trong cuộc sống mà trong học tập cũng rất cần thiết kể cả đối với việc chơi đàn Organ. Không giống như học Pianotrước khi học cách chơi đàn, bạn cần xác định mục tiêu bao lâu sẽ chinh phục được nó, một tháng, hai, hay thời gian nhiều hơn… Cách làm này giúp bạn dễ dàng cố gắng và làm mọi cách để thực hiện mục tiêu của mình, giúp bạn rút ngắn thời gian chơi Organ.

Ngoài xác định mục tiêu về thời gian, bạn cũng cần xác định mục tiêu đạt được đối với bộ môn này: chơi để giải trí, chơi để dạy người khác hay để ra nhập vào giới nghệ thuật biểu diễn… Việc định hướng rõ từ đầu là nền tảng của việc học Organ.

*

Việc định hướng rõ mục tiêu từ đầu là nền tảng của việc học Organ

2. Tìm hiểu các kỹ thuật về thanh nhạc

Muốn chơi được đàn Organ hay bất kỳ bộ môn nào, bạn đều phải hiểu về nó, trong việc học chơi Organ cũng vậy. Bạn cần tìm hiểu về kỹ thuật thanh nhạc - là những nốt nhạc và âm thanh mà nó phát ra, hợp âm, cách đánh… Bạn có thể tham khảo phần lý thuyết thông qua các cuốn sách như: “Phương Pháp Học Đàn Organ”, “Bộ sách Học Đệm Organ”, “1000 Hợp âm Cho Đàn Organ & Piano”…để hiểu rõ hơn

Sau khi đã tìm hiểu về kỹ thuật thông qua sách, bạn cần xác định nhịp và gõ nhịp, tiếp đó bạn hãy tập chơi đàn organ bằng tay phải, bạn vừa đàn tay phải vừa phải đọc nốt kết hợp với nhịp chân. Với cách thực hiện như thế sẽ khiến bạn vừa nhanh nhớ nốt nhạc vừa nhớ được nhịp, nhớ được giai điệu của bản nhạc đó. Khi các bạn tập bất cứ một bản nhạc nào cũng cần đánh đàn Organ sao cho lưu loát để không bị vấp, không bị khựng lại thì giai điệu đàn sẽ tuyệt vời. Những kiến thức này cần phải được trang bị bài bản và vững không nhưhọc Piano cơ bản.

Về cơ bản, để học kỹ thuật thanh nhạc liên quan đến đàn Organ, bạn cần trải qua 3 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Học 7 nốt nhạc trên phím đàn Organ

Phím đàn Organ được thể hiện bởi hai màu sắc là phím trắng và phím đen.

- Với cụm 2 phím đen:

+ Rê: Nằm ở giữa 2 cụm phím đen

+ Đô: Nằm ở phía bên trái

+ Mi: Nằm ở phía bên tay phải

- Với cụm 3 phím đen:

Thứ tự các nốt sẽ được thể hiện như sau: FA - SOL - LA - SI.

Bước 2: Nhận biết 7 nốt nhạc trên khuông nhạc

7 Nốt nhạc trên khuông nhạc bao gồm: ĐÔ - RÊ - MI - FA - SOL - LA -SI tương đương với 7 ký hiệu là: C - D - E - F - G - A - B.

Vị trí của các nốt được mô tả như sau:

- MI: Nằm ở vị trí dòng kẻ đầu tiên tính từ dưới lên

- FA: Nằm ở giữa dòng kẻ thứ 1 và 2

- SOL: Nằm trên dòng kẻ thứ 2

- LA: Nằm giữa dòng kẻ thứ 2 và thứ 3

- SI: Nằm giữa dòng kẻ thứ 3

- ĐÔ: Nằm giữa dòng kẻ thứ 3 và thứ 4

- RÊ: Nằm trên dòng thứ 4

- MI: Nằm giữa dòng kẻ thứ 4 và 5

- LA: Nằm trên dòng kẻ thứ 5.

*

Các nốt trên khuông nhạc Organ

Bước 3: Nắm vững cách tính nhịp

Một bí quyết giúp bạn có thể tính nhịp trong khi chơi đàn Organ đó là kếthợp giữa tay đánh đàn, miệng đọc nốtvà chân giữ nhịp.

*

Kỹ thuật thanh nhạc là điều tối thiểu bạn cần học để có thể chơi được một bản Organ

3. Thực hành mỗi ngày với đàn Organ

Để học đàn Organ nhanh nhất, việc bạn cần làm là thực hành mỗi ngày. Tất nhiên đây là bước bạn đã hiểu rõ về kỹ thuật, cách chơi đàn Organ. Dù bạn không có năng khiếu về bộ môn này nhưng chắc chắn nếu bạn kiên trì và tập luyện đều đặn, kết quả sẽ được như mong muốn của bạn.

4. Một số lưu ý khi học đàn Organ

- Khi bấm những hợp âm đệm tay trái, đầu tiên bạn nên bấm đệm ngắt rồi mới bấm sang những hợp âm khác. Bởi tay tráicủa bạn phải thao tác để xử lý bấm những nốt dồn trống tự động.

- Khi bạn chơi 2 bài nhạc bằng 2 tay với 2 nhịp trống, bạn nên Tempo ở mức chậm đến vừa phải. Sau khi ghép chắc chắn, bắt đầu tăng dần Tempo theo đúng quy định của bài nhạc.

- Chú ý đến nhịp phách của mỗi bài, ở mỗi ô nhịp đều có phách mạnh và yếu. Khi luyện tập hãy nhấn rõ ở phách mạnh, ấn nhẹ ở phách yếu và nhấn rõ vào những nốt có đảo phách.

- Trước khi chơi đàn chính thức, bạn nên dành khoảng 15 phút để luyện 2 ngón tay, chạy rải để tay được mềm và linh hoạt.

Như vậy chỉ với 3 bước cơ bản bạn đã có thểt trang bị cho mình được kiến thức căn bản về đàn organ. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.