HƯỚNG DẪN 5 CÁCH DẠY CON VIẾT CHỮ ĐẸP HIỆU QUẢ MÀ KHÔNG CẦN ÉP

Rèn chữ đẹp rất khác với việc luyện viết để chữ rõ ràng, dễ đọc, đừng bắt con vừa "văn hay" vừa "chữ tốt" vì chúng không phải siêu nhân.

Bạn đang xem: Cách dạy con viết chữ đẹp hiệu quả mà không cần ép

Việc luyện chữ chưa bao giờ là không cần thiết. Nhưng luyện chữ ở đây không phải là rèn viết chữ sao cho đẹp, bay bướm mà là viết sao cho chữ có thể đọc được rõ ràng. Chuyện này giống như việc bạn phải học cách thể hiện tường minh suy nghĩ của chính mình để người khác hiểu được. Chữ viết là một hiện thân của lời nói, không có cớ gì lại đi phản đối việc mỗi con người phải tường minh chữ viết của mình cho người khác.

Tất nhiên, thời đại thay đổi, như tôi trong vòng vài năm gần như không cần viết bất cứ thứ gì ngoài chữ ký và một số chi tiết hợp đồng, cùng bản nháp tư duy khi làm việc. Nhưng điều đó không có nghĩa là không cần khiến chữ viết của bản thân tường minh.

Nguyên nhân cơ bản nhất là việc học phổ thông và đại học cơ bản vẫn sử dụng phương pháp viết tay để thể hiện ý chí của học sinh với giáo viên và giảng viên. Sự thiếu sót do nguyên nhân chủ quan của người viết sẽ khiến đánh giá của người dạy trở lên lệch lạc, đánh mất quyền lợi của học sinh, sinh viên.

Một nguyên nhân thứ cấp là để tránh trường hợp, người học viết xong mà không biết mình viết gì? Giống như khi trên đường chỉ cho phép một phương tiện giao thông qua lại duy nhất là xe đạp thì bắt buộc người đi trên đường phải biết đi xe đạp và đi một cách vững vàng để tránh tai nạn, trong khi bạn có thể đi trên những con đường khác bằng xe máy, ôtô, xe buýt. Vì thế, không cần viết đẹp, nhưng cần thiết phải viết rõ ràng.

Vậy học thế nào, học bao giờ? Chuyện viết chữ rất khó đọc của một học sinh cấp một là một điều dễ thấy ở mọi thế hệ. Hãy hình dung trong một thời gian dài bạn không viết chữ, chữ của bạn sẽ rất nguệch ngoạc. Ngược lại, khi bạn viết càng nhiều, càng quen tay, chữ sẽ càng rõ ràng, dễ đọc. Tuy nhiên, nếu bạn đã quen với việc viết chữ rồi thì sẽ dễ dàng viết lại hơn là chưa làm bao giờ. Vì thế, việc luyện chữ thực ra chỉ là viết chữ nhiều hơn mà thôi.

Chuyện rèn luyện tính cẩn thận hay chu đáo, kiên nhẫn từ việc viết chữ đẹp cũng chỉ là một hệ quả của quá trình này, hơn nữa chưa chắc đã đúng với số đông. Vì không phải ai chăm chỉ luyện chữ sau này cũng trở thành công dân gương mẫu, cẩn thận, chu đáo. Thực tế, phần lớn người Việt, dù lúc nhỏ được rèn chữ rất nhiều, thậm chí nặng chẳng kém gì học Tiếng Việt hay Toán là bao, nhưng lớn lên lại rất thiếu tính chuyên nghiệp trong công việc.

Vậy luyện chữ có tác dụng gì không? Tất nhiên là có, nhưng không phải viết chữ đẹp, như tôi đã trình bày, mà chỉ là dùng để tường minh chữ viết của mình. Cách đơn giản nhất để rèn viết chữ cho học sinh là cho các em thường xuyên viết, đạt tới thành quả không bị lem chữ và có thể đọc được, rồi chữ viết sẽ tự rõ ràng qua thời gian.

Câu hỏi là làm thế nào để trẻ chịu ngồi xuống viết chữ? Muốn vậy, ta phải rèn cho chúng thói quen tuân thủ kỷ luật trước, tạo lập một hệ thống bao gồm hình phạt và khen thưởng rõ ràng. Chuyện rèn chữ khiến trẻ kỷ luật hơn thực ra cũng chỉ là một hệ quả của việc chúng ta rèn luyện kỷ luật để trẻ ngồi xuống viết chữ, đừng ngộ nhận.

Vậy nên luyện viết cho trẻ vào thời gian nào? Viết chữ là một quá trình dài, bắt trẻ lớp 1, 2 viết. Đa số trẻ dưới bảy tuổi có độ cứng của xương cổ tay rất yếu, đồng nghĩa với việc chúng không thể viết một cách dứt khoát như người lớn. Hãy hiểu khác biệt về cấu tạo của từng độ tuổi, khi đặt mục tiêu đúng thì bạn sẽ rất khó nổi nóng với con bạn khi bé "vẽ xấu". Độ cứng của xương cổ tay tăng dần qua thời gian sẽ khiến chữ viết ngày càng dễ đọc. Như vậy, chữ thì nên luyện, nhưng luyện sao cho trẻ tường minh chữ viết của mình là đủ.

Còn luyện chữ đẹp có cần thiết không? Theo tôi là không. Bản thân tôi là một người viết chữ khá đẹp, nếu không muốn tự khen mình viết chữ rất đẹp, kể cả khi tôi viết ngoáy thì cũng không ai chê tôi viết xấu. Nhưng đẹp không đồng nghĩa với chữ dễ đọc và vì là một người từng "học viết chữ đẹp", nên tôi cũng biết thời gian một người có thể rèn chữ viết đẹp không phải là ít.

Xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?

Nếu muốn trẻ viết chữ đẹp mà lại muốn các em học Toán, học Văn tốt, nói ngắn gọn lại là "văn hay chữ tốt", thì hoặc là các em phải thông minh từ nhỏ, hoặc là các em buộc phải trở thành "siêu nhân". Nhiều người chắc cũng nghe qua việc "buộc thanh sắt vào cổ tay nếu muốn chữ đẹp hơn". Trừ một vài trường hợp cá biệt, đa số các em ở độ tuổi cấp một khó có thể viết chữ đẹp được. Muốn viết đẹp trong điều kiện hạn chế như vậy, trẻ sẽ phải viết rất nhiều.

Nhiều người lầm tưởng về việc viết chữ đẹp đồng nghĩa với chữ dễ coi, dễ đọc. Đỉnh cao của việc chữ đẹp là thư pháp, đỉnh cao của thư pháp phương Đông lại là chữ của Vương Hy Chi, mà chữ của nhân vật nổi tiếng này, tôi cá là bạn biết tiếng Hán thì bạn cũng khó nhìn ra được ông đang"múa may" gì trong "bản vẽ đẹp" của ông.

Chữ đẹp cũng vậy, nếu hỏi một cô giáo cấp hai hay cấp ba, bạn sẽ khá ngạc nhiên khi một học sinh viết chữ rất đẹp nhưng lại khó đọc hơn cả người "viết xấu" nhưng to, tròn, rõ ràng, tách rời các chữ. Một điều thú vị dẫn chứng cho điều này, là Leonardo da Vinci có giai thoại vẽ quả trứng (hay nét chữ O) rất nhiều lần, chữ ông không bao giờ được coi là khó nhìn, nhưng cực khó dịch nghĩa.

Cái đẹp là một nghệ thuật, viết chữ đẹp cũng là một môn nghệ thuật, mà nghệ thuật luôn cần năng khiếu, nếu bạn có thể chấp nhận việc con bạn không giỏi hát như bạn của nó thì việc viết chữ cũng tương tự thế. Nếu con bạn đã viết được to, rõ ràng, tách rời các chữ thì thiết nghĩ cũng đừng mất thời gian cho việc luyện chữ nếu con bạn không muốn.

Đức tính kiên nhẫn mà các bạn hay nghe khi nói đến chuyện rèn chữ đẹp là thành quả của việc viết tới vài chục nghìn thậm chí vài trăm nghìn lần một nét trong thời gian ngắn, đa số người không bao giờ đủ thời gian để làm điều này.

Nếu các bạn từng có con nhỏ hay cháu cần chăm, đang học lớp 1-3, các bạn sẽ thấy các con học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh tốt rồi cả viết chữ cũng đẹp nữa thì các em sẽ thành "siêu nhân" mất. Thời gian nghỉ ngơi, rèn luyện thể chất, giải trí sẽ chẳng còn bao nhiêu, thậm chí không có.

Làm bất kỳ điều gì tốt, làm Văn, làm Toán, học hát, học đàn, thậm chí đá bóng, nhảy dây, đều rèn luyện phản xạ các cơ, tính kiên nhẫn và cẩn thận, tỉ mỉ. Đừng bó con bạn với những bức tường để rèn chúng tính kỷ luật hay bất kỳ điều gì một cách thái quá.

Tôi xin nhấn mạnh một điều, rèn chữ đẹp rất khác với việc luyện viết chữ để chữ tường minh, rõ ràng. Hãy cân nhắc điều này, viết chữ đẹp cũng rất khác với chữ dễ đọc, tính kiên nhẫn hay kỷ luật cũng có thể được học tập qua nhiều cách, nếu gia đình xào xáo, đứa trẻ tổn thương vì việc luyện chữ, hãy dừng lại và nghĩ những gì tôi nói hôm nay. Mong mỗi đứa trẻ có một tuổi thơ đẹp.

Tuân Hầm

Express.net.

1. Cách Dạy Con Cầm Bút Và Tư Thế Ngồi Đúng Chuẩn Khi Nào Lớp 12. 5 Cách Dạy Con Viết Chữ Chuẩn Bị Vào Lớp 13. Cách Dạy Trẻ Viết Chữ Bằng Sự Hứng Thú

Chuẩn bị cho bé vào lớp 1 là một trong những điều quan trọng giúp tạo tiền đề phát triển cho bé sau này. Dạy bé viết chữ cái tiếng Việt không khó khi bố mẹ đã có sự chuẩn bị kỹ càng. Tuy nhiên, để con có thể viết chữ đẹp. Bố mẹ phải uốn nắn con ngay từ đầu và biết được những quy tắc chuẩn để dạy bé viết chữ. Do đó, trong bài viết này atlantis.edu.vn sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1 hiệu quả nhất.

1. Cách Dạy Con Cầm Bút Và Tư Thế Ngồi Đúng Chuẩn Khi Nào Lớp 1

Dạy bé cầm bút đúng từ nhỏ rất quan trọng. Cầm bút đúng sẽ luyện cho bé viết chữ đẹp ngay từ đầu, biết được như thế nào là chuẩn. Tư thế ngồi viết của bé cũng vậy, phải điều ngay từ đầu để không bị ảnh hưởng cột sống hay mắt bị cận thị.

*
*
*
*
*
*
*
Mẹ học cùng con sẽ giúp con có hứng thú hơn

Bàn học cho bé lớp 1 giúp trẻ tập ngồi học đúng tư thế. Thiết kế bàn học đẹp giúp bé có hứng thú học tập ngay từ giai đoạn chuyển giao sang một trang mới trên chặng đường học tập và phát triển

Trên đây atlantis.edu.vn đã giới thiệu các cách dạy con viết chữ chuẩn bị vào lớp 1. Hy vọng bài viết này sẽ góp phần là hành trang cho bố mẹ. Trong việc giáo dục con của những ngày đầu tiếp cận với tri thức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.