HÌNH ẢNH RAU CÀNG CUA - HÌNH ẢNH VÀ CÁCH SỬ DỤNG RAU CÀNG CUA

Rau càng cua từ ngày xưa đã là một món ngon quen thuộc và không khó để bắt gặp trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt, đặc biệt là người xứ Huế. Loại rau này không chỉ được dùng làm nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn mà còn được coi là một dược liệu quý mang nhiều tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người. Rau càng cua có tác dụng gì? Xin mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để cùng chúng tôi khám phá câu trả lời nhé!



Rau càng cua là rau gì?

Tên khoa học của rau càng cua là Peperomia Pellucida, thuộc họ Piperaceae (hồ tiêu) gồm khoảng 5 chi và 1.400 loài. Loại rau này thường sinh trưởng mạnh vào mùa mưa (hầu như là vào mùa xuân), trong khu vực đất đai tươi xốp, ẩm ướt dưới bóng cây. Rau càng cua có thân dài chừng khoảng từ 15cm tới 45cm, có lá hình giống trái tim, màu xanh nhạt bóng, mọng nước.

Bạn đang xem: Hình ảnh rau càng cua

Nhiều món ngon bổ dưỡng được chế biến từ rau càng cua, thậm chí trộn rau này với một số rau khác cũng tạo nên hương vị cực đưa cơm: Rau sam, rau thơm,..., chấm cùng với nước thịt kho hoặc cá kho.


Tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe

Không chỉ được dùng làm thực phẩm chế biến món ăn mà rau càng cua được biết tới nhiều như là một thảo dược quý có công dụng để làm thuốc. Theo nguồn dữ liệu dân tộc học tại Bolivia, người da đỏ Altenos ghi nhận toàn bộ cây được nghiền nát, tiếp đó trộn cùng với nước rồi đun sôi, hỗn hợp có công dụng giảm ngưng xuất huyết.


Hình ảnh rau càng cua

Trong một tài liệu khác cũng chỉ ra rằng, rễ rau càng cua được sắc ra làm thuốc để trị một số bệnh cảm sốt và còn có thể làm thuốc bôi tại nhưng bộ phận bị áp xe, mụn trứng cá, nhọt,...

1. Chống viêm

Rau càng cua trị bệnh gì? Loại rau này được sắc ra làm thuốc có thể được dùng điều trị bệnh cảm sốt, ho, đau đầu, viêm khớp. Bởi chiết xuất được lấy từ rau được phát hiện có khả năng kháng viêm, giảm đau do có sự hiện diện từ chất prostaglandin tổng hợp. Thêm vào đó, một nghiên cứu khác chỉ ra công dụng của rau càng cua là hạ sốt tương đương như aspirin.

2. Ngăn ngừa ung thư

Trong một số nghiên cứu đã tiến hành chiết xuất các hợp chất từ loại rau này và phát hiện thấy rau có tác dụng ức chế, chống lại sự tăng trưởng của một số tế bào ung thư. Đây là một tín hiệu mừng cho việc điều trị ung thư, cho thấy tiềm năng của rau để trở thành một loại thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành ung thư.

3. Chống oxy hóa

Trong rau càng cua có chứa hoạt tính thu gom mạnh mẽ và tiêu diệt những gốc tự do phát sinh có hại cho cơ thể. Lượng beta caroten trong loại rau này còn là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.


4. Kháng khuẩn

Các chất patuloside A và axanthone glycoside được tìm thấy trong rau càng cua có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, và cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.

5. Ngừa viêm khớp

Những triệu chứng của viêm khớp sẽ suy giảm một cách đáng kể khi sử dụng thuốc được chiết xuất từ rau càng cua kết hợp cùng thuốc ibuprofen.

6. Giảm nồng độ axit uric trong máu

Hợp chất chiết xuất tự nhiên của rau càng cua có thể dùng để thay thế cho thuốc allopurinol trong việc điều chỉnh mức axit uric trong máu, vì thế những người bị mắc bệnh gout nên thường xuyên ăn rau này nhằm cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

7. Cải thiện hệ tim mạch

Lượng Kali và Magie được tìm thấy trong rau có công dụng tăng khả năng miễn dịch phòng xơ vữa động mạch, hỗ trợ bảo vệ tim mạch và huyết áp.

8. Giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể

Nấu rau càng cua kết hợp cùng với nấm rơm, nấm kim châm hay cá, sự cộng hưởng từ những thực phẩm này giúp thanh lọc cơ thể bạn. Ngoài ra các nguyên liệu trong canh còn bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.


Một số tác hại của rau càng cua mà bạn nên biết để phòng tránh


Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà rau mang lại cho cơ thể, song lời khuyên từ chuyên gia khuyên rằng chỉ nên sử dụng khoảng 30 - 50 gram rau trong một bữa. Việc này giúp bạn hấp thụ hiệu quả chất dinh dưỡng, lại hỗ trợ phòng tránh tác dụng phụ không đáng có:

Gây rối loạn tiêu hóa đối với những đối tượng có tì vi hư hàn và thường xuyên bị tiêu chảy, việc tiêu thụ thực phẩm này khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Vì đặc tính lợi tiểu nên uống quá nhiều nước rau càng cua trong thời gian ngắn, vô tình tạo áp lực lên thận gây tiểu nhiều lần.

Xem thêm: Bổ Sung Sắt Trong Kỳ Kinh Nguyệt, Bổ Sung Sắt Thế Nào Cho An Toàn

Tiêu thụ lượng lớn rau càng cua tạo nguy cơ tích trữ dư thừa lượng kali, gây ra sự mất cân bằng điện giải. Từ đó, thể tích dịch trong cơ thể suy giảm và làm huyết áp tụt dưới mức an toàn cho phép.

Chú ý cách sử dụng rau càng cua hợp lý

Điều chỉnh lượng rau càng cua mà bạn tiêu thụ trong từng khẩu phần ăn là điều cần thiết, song một số lưu ý dưới đây, bạn cũng nên cân nhắc:

Trước khi nấu rau, bạn đừng bỏ qua ngâm rau thật sạch và rửa cùng với nước muối loãng trong khoảng 15 đến 20 phút.Dù sử dụng rau làm thành phần chế biến món gỏi hay ép lấy nước, bạn chỉ nên ước chừng lượng vừa đủ, tốt nhất dùng hết ngay khi nấu xong hoặc pha.Dù dùng rau càng cua làm nguyên liệu trộn gỏi hay đem ép lấy nước uống, bạn cũng nên dùng một lượng vừa đủ, tránh làm dư thừa nhiều và tích trữ qua đêm, tốt nhất hãy dùng hết sau khi pha chế hoặc chế biến.Rau càng cua tương đối lành tính nhưng phụ nữ mang thai nên chủ động liên hệ tham khảo ý kiến bác sĩ tránh trường hợp bị dị ứng với các thành phần có trong rau.

Qua những tin chia sẻ trên đây, các bạn có thể thấy được những tác dụng của rau càng cua cũng như làm sao sử dụng rau một cách hiệu quả để phòng tránh những tác dụng phụ không đáng có. Thế nên, dẫu bạn trót yêu thích loại rau này cũng chú ý chỉ nên dùng một lượng vừa đủ thôi đó nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết khác cùng nhiều chủ đề thú ví khác nữa!

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website META.vn hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.

Rau càng cua còn được gọi là rau tiêu hay còn có tên là đơn kimcúc áothích châm thảo cương hoa thảo. Ngoài là 1 món ăn rất ngon thì trong thành phần có các chất dinh dưỡng có công dụng rất tốt với sức khỏe


*
*
*

Thông tin dinh dưỡng

Beta-caroten (tiền Vitamin A) Carotenoid 4.166 UI/100g trong rau càng cua thậm chí còn cao hơn cà rốt. Beta caroten còn được gọi là provitamin A, là tiền chất để tổng hợp vitamin A – một loại vitamin rất cần thiết cho mắt. 

Beta caroten được xem là tiền thân tốt nhất của vitamin A trong các loại carotenoid. Đây cũng là một nguồn bổ sung tốt vitamin A cho những người ăn thuần chay.

 


Phosphor 34mg/100g, Canxi 224 mg Chất photpho, canxi giúp trẻ em phát triển xương, ngăn ngừa còi xương và chữa chứng loãng xương người lớn

Kali 277 mg/100g Magie 62mg/100g Kali và magie trong rau giúp hỗ trợ các bệnh về tim và tiêu hóa.

Sắt 3,2 mg/100g là khoáng chất chủ yếu tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, đồng thời giúp tăng khả năng tập trung của trí não.

Vitamin C 5,2mg/100g , carotenoid tăng khả năng miễn dịch, ngừa bệnh xơ vữa động mạch, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể.

Tác dụng của Rau càng cua

Theo các nhà Khoa Học

Chất chống vi khuẩn/chống oxy hóa mạnh mẽ Theo Tạp chí Dược (Pharmacognosy magazine), tinh dầu từ thân và lá Càng cua có đặc tính kháng khuẩn E. coli, họ vi khuẩn đường ruột… Ngoài ra, beta caroten là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.

Hỗ trợ đái tháo đường: Theo Tạp chí Nghiên cứu Y sinh Quốc tế (International Journal of Biomedical Research), kết quả nghiên cứu cho thấy loài rau này làm giảm đáng kể đường trong máu.

Tái tạo xương: Theo Tạp chí Dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology), kết quả thí nghiệm bị tổn thương xương đùi cho thấy chiết xuất etanolic có thể tái tạo xương sau chấn thương.

Bảo vệ dạ dày: Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Dillapiole là hợp chất hoạt động mạnh nhất trong vai trò bảo vệ dạ dày của rau.

Chống viêm: Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ rau này có tác dụng kháng viêm và giảm đau do có chất prostaglandin tổng hợp.

Theo Đông y

Theo Đông y, rau này có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ, thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.