Làm Thế Nào Để Khắc Phục Tình Trạng Môi Khô Môi Nên Làm Gì, 10 Cách Trị Môi Khô Nứt Nẻ Tại Nhà Nhanh

Khi mùa đông đến, nhiều người gặp phải tình trạng môi khô nứt nẻ và bong tróc do sự phá vỡ lớp da bên ngoài và viêm nhiễm. Khi môi khô tróc da, chúng sẽ có màu đỏ hoặc máu, có thể gây khó chịu hoặc đau đớn. Mặc dù đôi môi khô nứt nẻ là vô hại, điều quan trọng là phải bảo vệ và dưỡng ẩm, tránh các yếu tố nguy cơ để giữ một làn môi tươi tắn và xinh đẹp.

Bạn đang xem: Khô môi nên làm gì


Môi khô nứt nẻ là một triệu chứng mà môi bị khô, bong tróc hoặc nứt ra. Các vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt của môi trên lẫn môi dưới và môi có thể bị đau cũng như có thể chảy máu.

Trong hầu hết các trường hợp, nứt môi không phải là tình trạng nghiêm trọng và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Theo đó, môi nứt nẻ hiếm khi liên quan đến các cấp cứu y tế. Tuy nhiên, môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu của việc mất nước. Mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến sốc hoặc hôn mê và có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bản thân hoặc người đi cùng có các triệu chứng mất nước nghiêm trọng, chẳng hạn như lú lẫn, hôn mê, mất ý thức, da lạnh hoặc giảm bài tiết nước tiểu.

Ngoài ra, còn có những triệu chứng khác có thể xảy ra với môi nứt nẻ, tùy thuộc vào bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng cơ bản. Cụ thể là các triệu chứng thường xuyên ảnh hưởng đến môi cũng có thể liên quan đến các hệ thống cơ thể khác. Ví dụ, đôi môi nứt nẻ có thể đi kèm với các triệu chứng khác ảnh hưởng đến miệng bao gồm:

Chảy máu
Lở loét môi
Giọng nói khàn
Đỏ, nóng hoặc sưng môi

Đồng thời, môi nứt nẻ có thể đi kèm với các triệu chứng liên quan đến các hệ thống cơ thể khác. Chúng có thể bao gồm:

Cảm thấy rất khát
Cảm giác mệt mỏi, đuối sức
Đau đầu
Nghẹt mũi
Môi nứt nẻ: Các triệu chứng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân phổ biến của môi nứt nẻ là những thay đổi về độ ẩm và thời tiết. Thật vậy, đôi môi nứt nẻ thường do tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, dẫn đến dễ bị kích ứng, bao gồm thời tiết lạnh, khô, ăn thức ăn, nước uống cay nóng thường xuyên và cả thói quen liếm môi. Trong đó, cảm lạnh thông thường và tác hại của ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra nứt nẻ môi và cả các loại thuốc như thuốc giảm cholesterol.

Bên cạnh đó, sự tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng là một nguyên nhân phổ biến khác của môi nứt nẻ. Khi cơ thể tiếp xúc với sản phẩm bên ngoài sẽ gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích ứng trực tiếp trên da nói chung và da vùng môi nói riêng, vốn dĩ rất nhạy cảm. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, môi nứt nẻ là do khô và gió là thủ phạm chính.

Mặt khác, các bất ổn trong tình trạng sức khỏe cũng có thể gây nứt nẻ môi. Triệu chứng trên đôi môi khô nứt nẻ cũng có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm bệnh tuyến giáp, thiếu hụt vitamin và bệnh viêm ruột. Cụ thể là khi chức năng tuyến giáp kém có thể gây khô miệng và môi, thiếu hụt phức hợp vitamin B và hàm lượng kẽm hoặc sắt thấp trong máu cũng đã được báo cáo là nguyên nhân gây ra môi khô tróc da. Đồng thời, bệnh viêm ruột mạn tính như bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đường tiêu hóa từ môi xuống hậu môn và nếu một người vừa bị nứt môi nghiêm trọng không lành cũng như đau bụng, đây có thể là một nguyên nhân có thể nghi ngờ.


Môi nứt nẻ: Các triệu chứng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

Mùa đông là khoảng thời gian gây ra nhiều thử thách đối với mọi loại da, dù một người có làn da khô hay da dầu. Mặt khác, không khí ngoài trời kết hợp với nắng nóng trong nhà cũng có thể làm da bị mất nước và khiến môi khô tróc da, chảy máu. Nhiều người lại coi thường đôi môi nứt nẻ, nhưng thực sự, chúng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, nhất là khi có tiếp xúc với bất kì một trong các yếu tố nguy cơ nào sau đây:

Nhiễm trùng nấm men: Môi khô có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men. Điều này sẽ chính xác hơn nếu người bệnh có môi nứt nẻ kèm vết nứt quanh khóe miệng. Khi một người liếm môi quá mức, nước bọt ấm và nhiệt độ ẩm sẽ khuyến khích nấm men phát triển, đặc biệt là khi nước bọt tích tụ ở khóe miệng, gây môi khô tróc da.Phản ứng dị ứng: Môi khô có thể là biểu hiện của cơ thể đang bị dị ứng. Nếu đôi môi trông giống như sau khi được tiêm chất làm đầy, đây có thể là một phản ứng dị ứng. Trong thực tế, các sản phẩm làm căng mọng môi là lý do phổ biến cho các phản ứng dị ứng xảy ra tại chỗ. Ngoài ra, bột quế và ớt thường được tìm thấy trong các loại son làm căng mọng môi và cũng có thể gây ra phản ứng.Mất nước: Một yếu tố rất thường gặp khiến môi nứt nẻ là do môi bị mất nước. Khô môi, miệng và mắt đều là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cho một làn da bị thiếu nước, thiếu hụt lượng nước dự trữ thích hợp.Tổn thương do ánh nắng mặt trời: Môi khô hoặc nứt nẻ có thể là do tác hại của ánh nắng mặt trời. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể khiến môi bị khô và cứng, dẫn đến nứt nẻ. Nếu không bảo vệ đôi môi của mình khỏi tia cực tím của ánh nắng mặt trời, điều đó cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cho môi. Do đó, ngay cả trong những ngày mùa đông lạnh giá nhất, hãy đảm bảo sử dụng sản phẩm dành cho môi có chứa tính chống nắng.Thiếu Vitamin: Môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu vitamin. Trong đó, vitamin B đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thường xuyên của cơ thể. Loại sinh tố này vừa cung cấp năng lượng, vừa giúp hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật và góp phần tạo nên làn da khỏe mạnh. Nếu không có đủ Vitamin B trong cơ thể, người bệnh sẽ có thể gặp nhiều vấn đề về da, chẳng hạn như khô môi, bong tróc da.

Tóm lại, da trên môi mỏng và mong manh hơn nhiều so với các bộ phận khác trên cơ thể. Môi cũng tiếp xúc với đa dạng các tác nhân từ môi trường, bao gồm ánh nắng mặt trời và không khí khô lạnh, dễ bị khô, nứt và bong tróc. Đây là một vấn đề phổ biến và khó chịu. Theo đó, mỗi người cần biết các nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây môi khô tróc da, chủ động phòng tránh, kết hợp cùng những biện pháp khắc phục tại nhà để có thể giúp hạn chế đôi môi nứt nẻ và không làm chúng bị khô thêm.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tình trạng khô môi, bong tróc da môi khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và thậm chí khiến bạn ngại giao tiếp. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khô môi và để chữa khô môi hiệu quả, nên điều trị theo nguyên nhân để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Dưới đây là một số gợi ý về các phương pháp điều trị tình trạng khô môi đơn giản và hiệu quả.

1. Những nguyên nhân gây khô môi

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khô môi nhưng thường gặp nhất là những nguyên nhân dưới đây:

- Do thời tiết: Thời tiết hanh khô, nhiều nắng cũng khiến môi của bạn có thể bị khô hoặc bong tróc, nứt nẻ lớp da bên ngoài.

*

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô môi

- Do môi trường: Tiếp xúc và làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, có chứa nhiều khói bụi và chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khô môi, hay thâm môi.

- Do son môi, phun môi: Son là một loại mỹ phẩm không thể thiếu, giúp phụ nữ trở nên xinh đẹp và tươi tắn hơn. Tuy nhiên, một số hợp chất trong son cũng khiến cho môi của bạn trở nên khô hơn. Bên cạnh đó, phương pháp phun môi sử dụng những loại mực phun kém chất lượng cũng có thể là nguyên nhân khiến môi bạn luôn trong tình trạng khô và nứt nẻ. Hơn nữa, trong quá trình xăm môi, một số dưỡng chất có sẵn trong tế bào da môi cũng có thể bị mất đi và khiến môi khô hơn rất nhiều.

- Do thiếu nước: Da của môi không có tuyến nhờn, chính vì thế, đây được cho là vùng da dễ bị khô hơn so với những vùng da khác. Tình trạng khô môi cùng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn chưa được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

Xem thêm: Thực đơn giảm 4kg trong 2 tuần, giảm 4kg trong 2 tuần

- Do thiếu vitamin: Thiếu vitamin và một số loại khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, kẽm và sắt sẽ khiến cho da môi của bạn trở nên khô ráp hơn bình thường.

- Tình trạng thừa quá nhiều vitamin A dẫn đến gan có xu hướng tích tụ vitamin A. Từ đó, dẫn tới những triệu chứng như nứt nẻ môi, khô và bong tróc da.

- Do thói quen liếm môi: Nhiều người cho rằng, liếm môi sẽ có thể giúp cho môi của chúng ta nhanh chóng cải thiện tình trạng khô ráp. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm và thói quen liếm môi cũng là thói quen xấu cần loại bỏ.

*

Khô môi do thói quen dùng son

Thực tế là bạn càng liếm môi thì môi của bạn sẽ càng trở nên khô hơn. Vì trong nước bọt có chứa các loại enzyme có tính hút ẩm và gây kích ứng cho da môi. Hơn nữa, một số hoạt chất trong nước bọt cũng chính là nguyên nhân khiến cho mạch máu của chúng ta bị giãn căng dẫn tới tình trạng xuất huyết ở môi.

- Thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể làm giảm sản xuất nước bọt và cũng góp phần khiến cho làn da môi của bạn trở nên khô ráp hơn. Có thể kể đến như thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm hay một số loại thuốc hóa trị ung thư,...

- Do bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng da môi nứt nẻ còn có thể do các bệnh lý gây ra. Chẳng hạn như bệnh về tuyến giáp, bệnh Crohn,…

2. Những phương pháp trị khô môi hiệu quả

2.1. Cách chữa khô môi tại nhà

Với những trường hợp bị khô môi không phải do bệnh lý, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để điều trị tình trạng khô môi.

- Trị khô môi bằng mật ong: Mật ong có tác dụng giữ ẩm rất tốt. Do đó, đây là một thành phần thường có trong các sản phẩm dưỡng môi và nhiều sản phẩm làm đẹp da. Trong trường hợp bị khô môi, bạn có thể dùng một chút mật ong để bôi lên vùng da môi bị nứt nẻ, khô ráp. Phương pháp này sẽ giúp môi của bạn nhanh chóng trở nên căng mịn. Bên cạnh đó, mật ong cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết và hạn chế bong tróc môi một cách hiệu quả.

*

Chữa khô môi tại nhà bằng mật ong

- Dùng dưa chuột để trị khô môi: Dưa chuột là một loại thực phẩm được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt. Đây cũng là một loại thực phẩm mà bạn có thể lựa chọn để cung cấp thêm các loại vitamin và khoáng chất, giúp cho làn môi trở nên mịn màng hơn.

- Dưỡng môi bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp các loại axit béo cho môi, làm mềm môi và giảm đau do môi nứt nẻ.

- Chữa khô môi bằng nha đam: Nha đam cũng là một loại dưỡng chất mà bạn có thể sử dụng để điều trị tình trạng khô môi. Những dưỡng chất trong nha đam giúp dưỡng ẩm môi, giảm nếp nhăn rất hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần cắt lá nha đam và lấy phần gel nha đam để bôi lên môi hàng ngày. Lưu ý trước khi bôi cần làm sạch môi.

-Chữa khô môi với nước chanh, kem tươi: Bạn có thể kết hợp chanh và kem tươi thành một hỗn hợp dùng để dưỡng ẩm cho môi rất hiệu quả. Trong chanh có chứa nhiều vitamin C, trong khi đó kem tươi lại chứa nhiều lipit giúp môi được dưỡng ẩm từ sâu bên trong, loại bỏ tình trạng khô và nứt nẻ rất hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một thìa kem tươi và 1 thìa nước cốt chanh, sau đó trộn đều hỗn hợp này và thoa lên môi trước khi ngủ. Sau đó để qua đêm để có được tác dụng tốt nhất.

- Dùng kem dưỡng môi và sáp nẻ: Sử dụng kem dưỡng môi và sáp nẻ sẽ giúp loại bỏ tình trạng khô môi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng môi và sáp nẻ, nên bạn cần cân nhắc kỹ để lựa chọn loại sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của mình.

2.2. Cách chữa môi khô do bệnh lý

Một số trường hợp môi khô là do bệnh lý, bệnh nhân cần được điều trị triệt để căn bệnh mà mình đang mắc phải, mới có thể giải quyết tận gốc tình trạng khô môi.

*

Nếu khô môi do bệnh lý cần chữa bệnh dứt điểm

Đối với các trường hợp khô môi do một số loại thuốc điều trị, bạn có thể tư vấn lời khuyên từ bác sĩ để có thể khắc phục tác dụng phụ hoặc có thể chuyển sang một số loại thuốc khác nếu có thể.

Nếu khô môi là do thiếu một số dưỡng chất thì bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình.

Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn về khô môi và các phương pháp chữa khô môi, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa atlantis.edu.vn luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.