Kim Cang Thủ Bồ Tát - Thực Hành Thiền Đức Kim Cang Thủ

Bồ Tát Kim Cương Thủ (Vajrapani Bodhisattva; từ tiếng Phạn là “sấm sét” hoặc “kim cương” – “người giữ sấm sét trong tay”) là một trong những vị Bồ Tát sớm nhất của Phật giáo Đại Thừa. Ngài là người bảo vệ của Đức Phật, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, sự can đảm của tất cả chư Phật.

Bạn đang xem: Kim cang thủ bồ tát


Sự tích về Bồ tát Kim Cương Thủ

Trong các truyền thuyết Phật giáo ban đầu, Bồ Tát Kim Cương Thủ là một vị thần nhỏ đi cùng Đức Phật Thích Ca trong suốt cuộc đời của mình.

Trong một số văn bản, Ngài được cho là biểu hiện của một vị thần cai quản vùng Trayastriṃsa, trong Hindu là thần mưa và được miêu tả trong các hình tượng của Gandharva. Có người cho rằng, Ngài là vị thần đã giúp Thái Tử Tất Đạt Đa trốn thoát khỏi cung điện vào lúc ông tuyên thệ.

Theo Xuanzang, một nhà nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc, Bồ Tát Kim Cương Thủ đã đánh bại một con rắn lớn ở Udyana. Trong một phiên bản khác, người ta nói rằng trong khi Naga (con rắn lớn) đến để thờ Phật và nghe các bài thuyết pháp của mình, Bồ Tát đã biến Nagas thành một con chim để đánh lừa những người muốn giết nó.

Nguồn gốc của Bồ Tát Kim Cương Thủ còn xuất hiện trong kinh điển Pali, như một Yaksha (vị thần cai quản một vùng, ma quỷ điều sợ). Trong câu chuyện này, một thanh thiếu niên có tên là Ambattha, đã thô lỗ với Đức Phật, tin rằng anh ta có đẳng cấp xã hội cao hơn nên từ chối trả lời câu hỏi Đức Phật dù Người luôn lịch sự trong cuộc trao đổi.

Sau khi Ambattha từ chối trả lời câu hỏi hai lần, Đức Phật nhắc nhở anh ta rằng, có một lời tiên tri nói rằng nếu từ chối trả lời câu hỏi của một vị giác ngộ ba lần, đầu của bạn sẽ chia thành bảy phần. Tất nhiên điều này không bao giờ xảy ra, nhưng lúc đó, Bồ Tát Kim Cương Thủ xuất hiện, với sấm sét trong tay sẵn sàng tấn công Ambattha. Ambattha tất nhiên là rất khiếp sợ và nhanh chóng trả lời câu hỏi của Đức Phật.

Biểu tượng

Bồ Tát Kim Cương Thủ được biết đến trong các hình tượng Phật giáo, Ngài là một trong ba vị thần bảo vệ xung quanh Đức Phật.

Mỗi trong số họ tượng trưng cho một trong những đức tính của Đức Phật: Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) biểu hiện sự khôn ngoan của tất cả chư Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara) biểu hiện lòng từ bi của tất cả chư Phật và Bồ Tát Kim Cương Thủ (Vajrapani) biểu hiện sức mạnh của tất cả chư Phật.

Ngài còn được biết đến với tên gọi Đại Thế Chí Bồ Tát trong truyền thống Đại Thừa. Biệt hiệu này được sử dụng đặc biệt khi Ngài đứng cạnh Đức Phật A Di Đà cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong những bức ảnh, Ngài thường được vẽ bên trái trong khi Quán Thế Âm đứng bên phải của Phật A Di Đà.

Biểu tượng Bồ Tát Kim Cương Thủ xuất hiện nhiều ở Ấn Độ (vị thần thời tiết và chiến tranh), ở Tây Tạng (ông được biểu hiện dưới hình thức phẫn nộ, thể hiện sức mạnh và quyết tâm bảo vệ các mật điển), ở Trung Quốc (ông được cho là người bảo vệ Tu viện Thiếu Lâm), ở Nhật Bản (hình tượng của ông thường được đặt tại lối vào của các ngôi đền, chùa).

Bồ Tát Kim Cương Thủ được miêu tả là nhảy múa trong vòng hào quang của ngọn lửa, tượng trưng cho sự biến đổi. Ngài nắm giữ sấm sét trong tay phải, nhấn mạnh sức mạnh để vượt qua bóng tối của ảo tưởng.

Bồ Tát Kim Cương Thủ có con mắt thứ 3 ngay giữa trán, và mặc một chiếc vải quanh hông của mình, vải được làm từ da của một con hổ. Ngài được trang trí với vương miện Bồ Tát năm cánh, nhưng vương miện mang năm cái sọ.

Ngài có dây chuyền treo vào bụng và Ngài cũng có một con rắn quanh cổ. Rắn và rồng có liên quan đến mây và mưa, phù hợp với nguồn gốc của Ngài như một vị thần sấm sét.

Mặc dù Bồ Tát Kim Cương Thủ thường được miêu tả với hình tượng hung tợn, nhưng nó không đại diện cho sự hung tợn bình thường, mà là sức mạnh, quyền lực, năng lượng và sự can đảm của chư Phật.

Những người không phải là Phật tử hoặc những người theo Phật giáo Nguyên Thuỷ khi gặp Bồ Tát Kim Cương Thủ lần đầu tiên có thể tự hỏi làm sao một con người hung hăng như vậy có thể phù hợp với truyền thống Phật giáo, mặc dù những câu hỏi như thế cũng rất phổ biến trong truyền thống Đại Thừa và Kim Cương Thừa.

Dĩ nhiên không thể nào đại diện cho những phẩm chất của giác ngộ trong bất kỳ hình ảnh nào, và do đó ngay cả những hình thái hòa bình của chư Phật và Bồ tát cũng là một khía cạnh nào đó gây hiểu nhầm.

Các bậc giác ngộ không thực sự ngồi quanh những đài hoa sen mỉm cười thanh thản và nhìn mọi chuyện diễn ra tự nhiên. Chính Đức Phật đã chủ động liên kết với các nhân vật tôn giáo và triết học khác trong thời của ông.

Cách tiếp cận không sợ hãi của ông đối với cuộc sống tiêu biểu nhất là cuộc gặp gỡ với Angulimala, một tên cướp nổi tiếng đã giết chết các nạn nhân và cắt một ngón tay để đeo vào vòng hoa quanh cổ (tên của hắn có nghĩa là “Garland of Fingers”).

Mặc dù được cảnh báo tránh xa con người nguy hiểm này, nhưng Đức Phật đã vào rừng để đối đầu với Angulimala, người sau này đã thức tỉnh và hướng sang Phật giáo, trở thành một tu sĩ và cuối cùng là giác ngộ.

Thần chú của Bồ tát Kim Cương Thủ

Thần chú trừ tà ma của Kim Cương Thủ Bồ tát (Om Vajrapani Hum) chỉ đơn giản là tên của Ngài, có nghĩa là “người cầm sấm sét”, được đóng khung giữa các âm tiết bí ẩn Om và Hum.

Câu thần chú này giúp chúng ta có thể tiếp cận được năng lượng mạnh mẽ mà Ngài tượng trưng. Thần chú được dùng kết hợp với thực hành thiền định, những âm tiết mạnh mẽ tràn đầy năng lượng giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại, quấy phá của ma quỷ trên con đường giác ngộ.

Kim Cang Thủ Bồ tát (Vajrapani Bodhisattva) là một vị Bồ tát tượng trưng cho sức mạnh giác ngộ của chư Phật, nhưng rất ít được biết đến đối với nhiều người, vì ở Việt Nam Ngài thường được gọi là Bồ Tát Đại Thế Chí.

Tóm Tắt Nội Dung

Vajrapani: Kim Cang Thủ Bồ Tát Là Ai?

Sự tích về Kim Cương Thủ Bồ Tát

Hình Tướng Kim Cang Thủ Bồ Tát

Kim Cương Thủ & Đại Thế Chí Bồ Tát

Thần Chú Của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Vajrapani: Kim Cang Thủ Bồ Tát Là Ai?

Vajrapāṇi (Phạn ngữ vajra là “tia sét” hay “kim cương” và pāṇi, là. “trong bàn tay”) là một trong những vị Bồ Tát đầu tiên của Phật giáo đại thừa.

Ngài là người bảo vệ và hướng dẫn của nhà Phật, và tượng trưng cho quyền năng của chư Phật. Kim Cương Thủ được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm hội họa Phật giáo như là một trong ba vị bảo hộ xung quanh đức Phật.

Mỗi biểu đượng đó là một đức hạnh của Phật:

Văn Thù Sư Lợi (Manjushri – Biểu hiện trí tuệ của tất cả các vị Phật).Kim Cương Thủ (Vajrapani – Biểu hiện sức mạnh của tất cả các vị Phật)
*

Theo mức độ phổ thông, Kim Cương Thủ, người giữ cây sét trượng (Biểu tượng cho sức mạnh của lòng từ bi), là vị Bồ Tát đại diện cho sức mạnh của tất cả các vị Phật giống như Quán Thế Âm Bồ Tát đại diện lòng từ bi vô lượng, Văn Thù Bồ Tát đại diện trí tuệ, và Tara những việc làm huyền diệu.

Với các hành giả Du già, Kim Cương Thủ mang ý nghĩa hoàn thành sự quyết tâm sắt đá và và là biểu tượng cho sự hiệu quả không khoan nhượng trong khi thuần phục sự tiêu cực.

Dáng vẻ cương mãnh của Ngài giống như một chiến binh thực thụ (pratayalidha), dựa trên tư thế của một cung thủ.

Cánh tay phải vươn ra của ngài giương một cái chày kim cương và tay trái cầm một cái thọng lọng một cách khéo léo – mà ngài dùng để trói quỷ dữ.

Ngài đội một cái vương miện đầu lâu với mái tóc dựng đứng từ chân tóc. Biểu hiện của ngài là phẫn nộ và ngài có ba mắt. Xung quanh cổ của ngài là vòng cổ hình rắn và thắt lưng ngài được làm bằng da hổ, đầu của nó có thể nhìn ở đầu gối bên phải của ngài

Kim Cương Thủ (Chana Dorje) màu xanh vương giả hay xanh thẫm, và trong hình tướng an bình cầm cân đối vũ khí kim cương trên tay, hay trong hình tướng phẫn nộ, cầm một chầy kim cương như chuẩn bị ném nó. Trong một dạng phẫn nộ khác, ngài cũng cầm một cái thọng lọng hoặc cái gông. Trong vẻ rất phẫn nộ, ngài mọc cánh

*

Sự tích về Kim Cương Thủ Bồ Tát

Trong các truyền thuyết Phật giáo ban đầu, Bồ Tát Kim Cương Thủ là một vị thần nhỏ đi cùng Đức Phật Thích Ca trong suốt cuộc đời của mình.

Trong một số văn bản, Ngài được cho là biểu hiện của một vị thần cai quản vùng Trayastriṃsa, trong Hindu là thần mưa và được miêu tả trong các hình tượng của Gandharva. Có người cho rằng, Ngài là vị thần đã giúp Thái Tử Tất Đạt Đa trốn thoát khỏi cung điện vào lúc ông tuyên thệ.

Theo một nhà nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc, Bồ Tát Kim Cương Thủ đã đánh bại một con rắn lớn ở Udyana. Trong một phiên bản khác, người ta nói rằng trong khi Naga (con rắn lớn) đến để thờ Phật và nghe các bài thuyết pháp của mình, Bồ Tát đã biến Nagas thành một con chim để đánh lừa những người muốn giết nó.

Nguồn gốc của Bồ Tát Kim Cương Thủ còn xuất hiện trong kinh điển Pali, như một Yaksha (vị thần cai quản một vùng, ma quỷ điều sợ). Trong câu chuyện này, một thanh thiếu niên có tên là Ambattha, đã thô lỗ với Đức Phật, tin rằng anh ta có đẳng cấp xã hội cao hơn nên từ chối trả lời câu hỏi Đức Phật dù Người luôn lịch sự trong cuộc trao đổi.

Sau khi Ambattha từ chối trả lời câu hỏi hai lần, Đức Phật nhắc nhở anh ta rằng, có một lời tiên tri nói rằng nếu từ chối trả lời câu hỏi của một vị giác ngộ ba lần, đầu của bạn sẽ chia thành bảy phần.

Tất nhiên điều này không bao giờ xảy ra, nhưng lúc đó, Bồ Tát Kim Cương Thủ xuất hiện, với sấm sét trong tay sẵn sàng tấn công Ambattha. Ambattha tất nhiên là rất khiếp sợ và nhanh chóng trả lời câu hỏi của Đức Phật.

Xem thêm: Cách massage body chuyên nghiệp, massage body chuyên nghiệp với 5 kỹ thuật “vàng”

*

Hình Tướng Kim Cang Thủ Bồ Tát

Bồ Tát Kim Cương Thủ được biết đến trong các hình tượng Phật giáo, Ngài là một trong ba vị thần bảo vệ xung quanh Đức Phật.

Mỗi trong số họ tượng trưng cho một trong những đức tính của Đức Phật:

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) biểu hiện sự khôn ngoan của tất cả chư Phật.Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara) biểu hiện lòng từ bi của tất cả chư Phật.Bồ Tát Kim Cương Thủ (Vajrapani) biểu hiện sức mạnh của tất cả chư Phật.

Ngài còn được biết đến với tên gọi Đại Thế Chí Bồ Tát trong truyền thống Đại Thừa. Biệt hiệu này được sử dụng đặc biệt khi Ngài đứng cạnh Đức Phật A Di Đà cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong những bức ảnh, Ngài thường được vẽ bên trái trong khi Quán Thế Âm đứng bên phải của Phật A Di Đà.

*

Biểu tượng Bồ Tát Kim Cương Thủ xuất hiện nhiều ở Ấn Độ (vị thần thời tiết và chiến tranh).

Ở Tây Tạng (ông được biểu hiện dưới hình thức phẫn nộ, thể hiện sức mạnh và quyết tâm bảo vệ các mật điển).

Ở Trung Quốc (ông được cho là người bảo vệ Tu viện Thiếu Lâm).

Ở Nhật Bản (hình tượng của ông thường được đặt tại lối vào của các ngôi đền, chùa).

Với những hình tướng khác nhau:

Bồ Tát Kim Cương Thủ được miêu tả là nhảy múa trong vòng hào quang của ngọn lửa, tượng trưng cho sự biến đổi. Ngài nắm giữ sấm sét trong tay phải, nhấn mạnh sức mạnh để vượt qua bóng tối của ảo tưởng.Bồ Tát Kim Cương Thủ có con mắt thứ 3 ngay giữa trán, và mặc một chiếc vải quanh hông của mình, vải được làm từ da của một con hổ. Ngài được trang trí với vương miện Bồ Tát năm cánh, nhưng vương miện mang năm cái sọ.Ngài có dây chuyền treo vào bụng và Ngài cũng có một con rắn quanh cổ. Rắn và rồng có liên quan đến mây và mưa, phù hợp với nguồn gốc của Ngài như một vị thần sấm sét.

Mặc dù Bồ Tát Kim Cương Thủ thường được miêu tả với hình tượng hung tợn, nhưng nó không đại diện cho sự hung tợn bình thường, mà là sức mạnh, quyền lực, năng lượng và sự can đảm của chư Phật.

Những người không phải là Phật tử hoặc những người theo Phật giáo Nguyên Thuỷ khi gặp Bồ Tát Kim Cương Thủ lần đầu tiên có thể tự hỏi làm sao một con người hung hăng như vậy có thể phù hợp với truyền thống Phật giáo, mặc dù những câu hỏi như thế cũng rất phổ biến trong truyền thống Đại Thừa và Kim Cương Thừa.

Dĩ nhiên không thể nào đại diện cho những phẩm chất của giác ngộ trong bất kỳ hình ảnh nào, và do đó ngay cả những hình thái hòa bình của chư Phật và Bồ tát cũng là một khía cạnh nào đó gây hiểu nhầm.

Các bậc giác ngộ không thực sự ngồi quanh những đài hoa sen mỉm cười thanh thản và nhìn mọi chuyện diễn ra tự nhiên. Chính Đức Phật đã chủ động liên kết với các nhân vật tôn giáo và triết học khác trong thời của Ngài.

Cách tiếp cận không sợ hãi của Ngài đối với cuộc sống tiêu biểu nhất là cuộc gặp gỡ với Angulimala, một tên cướp nổi tiếng đã giết chết các nạn nhân và cắt một ngón tay để đeo vào vòng hoa quanh cổ (tên của hắn có nghĩa là “Garland of Fingers”).

Mặc dù được cảnh báo tránh xa con người nguy hiểm này, nhưng Đức Phật đã vào rừng để đối đầu với Angulimala, người sau này đã thức tỉnh và hướng sang Phật giáo, trở thành một tu sĩ và cuối cùng là giác ngộ.

*

Kim Cương Thủ & Đại Thế Chí Bồ Tát

Kim Cương Thủ được kết hợp với Phật Thích Ca Mâu Ni và được đề cập, thường bởi một cái tên khác của ngài, như một người theo để phụ giúp Đức Phật bất cứ nơi nào ngài đến.

Trong cuộc đời đức Phật, sự hiện diện của ngài được gọi bởi cụm từ Sự hùng mạnh của một con voi hoặc Mahasthamaprapta – Đại Thế Chí Bồ Tát (Tây tạng. Thehenthop – Khỏe như voi).

Biệt hiệu này được sử dụng đặc biệt khi ngài đứng cạnh Vô Lượng Thọ Phật (Vô lượng thọ Phật là hóa thân của A Di Đà Phật) cung với Quán Thế Âm Bồ Tát.

Trong những bức ảnh, ngài thường được vẽ trên bên trái trong khi Quán Thế Âm Bồ Tát đứng bên phải của Phật A Di Đà, (Trong tiếng việt, Avalokiteshvara là Quán Thế Âm Bồ Tát hay Quan Âm, và Mahasthanaprapta được gọi là Đại Thế Chí Bồ Tát)

*

Đại Thế Chí Bồ Tát đã là thành viên của hàng ngũ Tăng già ưu tú người đã ngăn hòn đá lăn nhắm vào Phật trong khi ngài đang giảng về Tính không ở Rajgriha. Ngài biểu hiện “những phương tiện thiện xảo” hay những kỹ thuật trí tuệ.

Kim Cương Thủ đại diện cho sự phẫn nộ chính nghĩa, một sự liên tưởng xuất phát từ một câu chuyện, khi một người cư xử xấc xược với Phât Thích Ca Mâu Ni, từ chối trả lời câu hỏi của anh ta, ngài ngay lập tức xuất hiện trên đầu và sẵn sàng thả một tia sét.

Điều đó đã nói lên rằng khi đức Như Lai khuất phục một con thiên long khổng lồ của Udyana, ngài đã giao Kim Cương Thủ bảo vệ những con rắn khác đã bị hang phục và quy y sau cuộc tấn công của loài thần điểu Garuda. Ngài cũng là kẻ thù của Atula/ma quái sở hữu thuốc độc bậc nhất halahala

Bên cạnh việc là vô địch trong Kim cương Phật bộ, tất cả sức mạnh của năm Phật nguyên thủy được hợp nhất vào trong ngài. Bởi vậy, ngài được triệu thỉnh để vượt qua nội chướng ngại bao gồm cả tâm bệnh, và trong thời điểm tràn ngập những tình huống khó khăn.

Trong sự kết hợp của Ngài với tu tập Mật thừa, ngài thỉnh thoảng được gọi là Ghuyapati hay Chúa tể của những bí mật.

*

Thần Chú Của Bồ Tát Kim Cương Thủ

Thần chú trừ tà ma của Kim Cương Thủ Bồ tát (Om Vajrapani Hum) chỉ đơn giản là tên của Ngài, có nghĩa là “người cầm sấm sét”, được đóng khung giữa các âm tiết bí ẩn Om và Hum.

“Om Vajrapani Hum”

Câu thần chú này giúp chúng ta có thể tiếp cận được năng lượng mạnh mẽ mà Ngài tượng trưng. Thần chú được dùng kết hợp với thực hành thiền định, những âm tiết mạnh mẽ tràn đầy năng lượng giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại, quấy phá của ma quỷ trên con đường giác ngộ.

Thần chú Bồ tát Kim Cương Thủ là một trong những thần chú Phật giáo thường được các nhà sư Tây Tạng tụng niệm để trừ tà ma và sự quấy phá của ma quỷ trong lúc thực hành tâm linh.

Kim Cương Thủ Bồ tát (Vajrapani Bodhisattva) là một vị Bồ tát tượng trưng cho sức mạnh giác ngộ của chư Phật, nhưng rất ít được biết đến đối với nhiều người, vì ở Việt Nam Ngài thường được gọi là Bồ Tát Đại Thế Chí.

Thần chú Bồ tát Kim Cương Thủ chỉ đơn giản là tên của Ngài, có nghĩa là “người cầm nắm sấm sét”, được đóng khung giữa các âm tiết bí ẩn Om và Hum. Câu thần chú này giúp chúng ta có thể tiếp cận được năng lượng mạnh mẽ mà Kim Cương Thủ tượng trưng.

*

Lợi ích khi trì tụng thần chú Bồ tát Kim Cương Thủ

Đối với người thực hành thiền định, ông là một phương tiện để hoàn thành quyết tâm mãnh liệt chinh phục những thử thách, những phiền toái mà người thực hành tâm linh hay gặp phải.

Bất kỳ ai hướng theo Phật Pháp đều có thể được bảo vệ bởi Bồ tát Kim Cương Thủ, thần chú của ông giúp chúng ta bất khả chiến bại trước bất kỳ cuộc tấn công, quấy rối nào của ma quỷ.

Nếu bạn thường xuyên niệm thần chú này, bạn sẽ đạt được nhiều công đức hơn là bạn đã đạt được. Nếu bạn dựa vào Bồ Tát Kim Cương Thủ như Đức Phật Thích Ca, chắc chắn bạn sẽ được bảo vệ khỏi mọi chướng ngại.

Không có ma quỷ nào có thể làm tổn thương bạn, tất cả các bệnh tật sẽ được chữa trị, công việc của bạn sẽ gặp thuận lợi và may mắn. Tất cả mong muốn của bạn sẽ được hoàn thành. Do đó, những lợi ích của việc thực hành nghi thức này không nằm ngoài mô tả, không có gì có thể gây phiền toái cho những người thực hành nó.

Bạn nên tìm một nơi yên tĩnh để tụng niệm, để đi vào trạng thái thiền sâu và tụng thần chú. Càng dấn sâu càng tốt, càng tĩnh lặng càng tốt, đến một cấp độ gần như không còn ý thức về môi trường xung quanh. Đó là cấp độ để niệm các câu thần chú hiệu quả nhất.

Tổng hợp & dịch từ: Thư viện Hoa Sen, Tuyenphap, Wikipedia, Phật giáo Việt Nam, Weekly
Buddha

Đóng góp duy trì:

Đóng góp qua MOMO

Donate via Paypal

Hãy theo dõi chúng tôi:

Thanh Âm Thư Giãn + Meditation Meloady

Tiktok Thanh Âm Thư Giãn

Sagomeko Internet Marketing Services Trà Sữa Đài Loan Hokkaido Vietnam Du lịch Đất Mũi Cà MauBracknell Berks Funeral celebrant Try A Place – SEO My Business

Đọc thêm các bài viết chính:

Phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Phật Dược Sư Lưu Ly Vương Quang, Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche, Lục Độ Phật Mẫu – Tara.Lục Tự Đại Minh Chú, Chú Đại Bi Tiếng Việt, Chú Đại Bi tiếng Hoa, Chú Đại Bi tiếng Phạn, Chú Lăng Nghiệm, Chú Tiêu Tai Cát Tường, Chú Vãng Sanh, Chú Om Ah Hum

Thanh Âm Thư Giãn chân thành cảm ơn.

Tag: Kim Cang Thủ Bồ Tát, Kim Cương Thủ Bồ Tát, Thần Chú Kim Cang Thủ, Thần Chú Kim Cương Thủ, Vajrapani, Đại Thế Chí Bồ Tát, Vajrapani Bodhisattva

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.