Lẹo Mắt Có Lây Ko - Bệnh Lẹo Mắt Liệu Có Lây Lan Hay Không

Lẹo mắt là một trong những bệnh lý về mắt gây đau nhức, bất tiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy lẹo mắt có lây sang người khác không và phòng ngừa lẹo mắt như thế nào. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được câu trả lời nhé.

Bạn đang xem: Lẹo mắt có lây ko

Lẹo mắt là một dạng viêm mí mắt có cảm giác đau nhức, vướng víu đi kèm một lượng mủ nhỏ. Bệnh lý chủ yếu xuất hiện do tụ cầu khuẩn gây ra. Tuy vậy, bệnh lẹo mắt có lây sang người khác không và nguy hiểm không vẫn là thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây, nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những câu hỏi này. Cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về bệnh lẹo mắt

Lẹo mắt là bệnh viêm cấp tính thường thấy ở mắt và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh lẹo khiến mi mắt sưng đỏ gây đau rát và ngứa ngáy. Ở mi mắt dưới và mi mắt trên sẽ có xuất hiện một khối rắn, cứng như hạt gạo và mưng mủ. Mụn lẹo có thể lây từ vùng mắt này sang vùng mắt khác gây phù mắt và cản trở quá trình nhìn ngắm.


*
Lẹo mắt có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào

Tác nhân gây ra lẹo mắt đó chính là vi khuẩn Staphylococcus aureus. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hơn 95% các bệnh lý về mắt và da. Khi tuyến dầu ở mí mắt bị tắc nghẽn, kết hợp cùng với vi khuẩn và tế bào da chết sẽ gây viêm nhiễm và hình thành mụn lẹo.

Một vài yếu tố có thể tăng nguy cơ bị lẹo mắt, bao gồm: Chạm/dụi mắt bằng tay bẩn, đeo kính áp tròng không sạch sẽ, sử dụng các loại mỹ phẩm có hại, mắc các bệnh về da, viêm tuyến bã nhờn hay mắc bệnh tiểu đường.

Lẹo mắt có lây sang người khác không?

Lẹo mắt có khả năng lây từ mắt này sang mắt khác do thói quen lấy tay dụi mắt của người bệnh. Vậy lẹo mắt có lây sang người khác không? Câu trả lời là có.

Tuy bệnh không có khả năng lây nhiễm trực tiếp (nhìn vào nốt lẹo, gần người bị lẹo)nhưng lẹo mắt có thể lây nhiễm qua con đường gián tiếp như sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm với người bệnh, dùng đồ trang điểm mắt, kính áp tròng có nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus. Nguyên nhân là do nốt lẹo hình thành từ vi khuẩn, do đó khi chạm, gãi hoặc bóp mụn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bám ở ngón tay hay vật dụng trang điểm từ đó hình thành bệnh.


*
Lẹo mắt có thể lây gián tiếp từ người này sang người khác

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh lẹo thì hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành khám mắt và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể hạn chế tình trạng sưng viêm bằng các cách như:

Dùng miếng gạc sạch, thấm nước ấm chườm vào mắt giúp làm giảm cảm giác khó chịu cùng triệu chứng sưng đỏ. Bạn nên chườm trong khoảng 5 - 10 phút và duy trì 3 - 4 lần mỗi ngày. Lưu ý nước không được quá nóng, lưu ý cẩn thận khi dùng cho trẻ em.Đắp miếng gạc ấm hoặc khăn ấm lên mắt giúp nốt lẹo nhanh khỏi.Kết hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn giúp làm dịu cơn đau tức của mụn lẹo.Không nên trang điểm ở mắt, đeo kính áp tròng hoặc thoa kem dưỡng da cho đến khi lẹo mắt hoàn toàn biến mất.Hạn chế thói quen lấy tay dụi vào mắt, không tự ý cạy, bóp hay nặn mủ để tránh cho vi khuẩn lây lan sang những vùng xung quanh.Hạn chế những món ăn có tính nóng, thịt bò hay thủy hải sản để giúp bệnh lý mau chóng hồi phục.Đối với nốt mụn lẹo to ở bên ngoài mắt, bạn cần phải tiến hành xử lý tại các cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ phần lông mi gần nhất để dẫn mủ ra ngoài. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Phòng ngừa mụn lẹo mắt như thế nào?

Để phòng ngừa các căn bệnh viêm ở mắt nói chung và lẹo mắt nói riêng, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

Hạn chế sử dụng chung mỹ phẩm, kính áp tròng hay phấn trang điểm mắt với người khác.Duy trì thói quen rửa tay thường xuyên, không nên lấy tay dụi vào mắt. Nhất là khi bạn đang chăm sóc cho người bệnh lẹo mắt hoặc có bệnh lýviêm nhiễm khác.
*
Cần rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc cho người bị lẹo mắt
Hạn chế những thực phẩm gây kích ứng cho mắt nhưtỏi, hẹ, ớt, thịt dê và các chất kích thích…Cần trang bị đầy đủ kính bảo hộ khi làm việc ở trong môi trường ô nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng nên đeo kính để di chuyển trên đường nhằm hạn chế khói bụi.

Trên đây chính là những giải đáp về câu hỏi lẹo mắt có lây sang người khác không. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin về bệnh lẹo mắt cũng như cách phòng ngừa. Ngoài ra, nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở mắt để được xử lý và tư vấn về cách chăm sóc mắt an toàn.

Khi bị chắp mắt, lẹo mắt, để giữ cho “cửa sổ tâm hồn” được nhanh lành bệnh cần chú ý nhiều đến cách chăm sóc đúng cách, khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chắp và lẹo là các chứng sưng không lây nhiễm thường gặp ở mi mắt. Chắp và lẹo là hai dạng khác biệt nhưng hay bị nhầm lẫn với nhau. Bệnh nhân dễ bị chắp và lẹo nếu có tiền sử bị viêm mí mắt, da mụn viêm đỏ, viêm da dầu, tiểu đường và một số bệnh khác.

Chắp, lẹo mắt là bệnh gì?

*

Lẹo (hordeolum) là chứng viêm cấp tính do nhiễm trùng ở mi mắt do tụ cầu khuẩn gây nên. Lẹo thường xuất hiện sát bờ mi khiến mi mắt sưng đỏ, ngứa và đau nhức. Tại chỗ đau sưng lên khối mủ đỏ nhìn như mụn nhọt hay u nhỏ. Lẹo sẽ xẹp sau khi vỡ mủ nhưng về sau có thể tái xuất hiện ở vị trí khác trên mắt.

Có hai loại lẹo:

Lẹo ngoài mí mắt: Lẹo mọc bên ngoài bờ mi. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến Zeis.Lẹo trong mí mắt: Lẹo mọc bên trong bờ mi. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến meibomian.

Chắp (chalazion) là chứng sưng phù trên mi mắt. Khác với lẹo hình thành do viêm nhiễm, chắp hình thành do tắc nghẽn tuyến dầu trên mi mắt. Chỗ bị chắp nếu sưng quá to có thể khiến mắt bị mờ. Thông thường, chắp sưng trên mắt từ 2 đến 8 tuần, ít khi có trường hợp lâu hơn.

Xem thêm: Đội Hình Real Madrid 2020 Mới Nhất 2023, Đội Hình Real Madrid Mùa Giải 2019

Chắp dễ bị nhầm với lẹo, nhưng chắp thường sưng to hơn lẹo và ít đau hơn nhiều, thậm chí là không đau.

Nếu lẹo (do viêm nhiễm) trong mí mắt không lành và xẹp hẳn, chỗ sưng có thể bị tắc và biến chứng thành chắp.

Cách chăm sóc mắt khi bị chắp, lẹo mắt

*

Chú ý khi chăm sóc mắt

Khi bị các bệnh về mắt, bên cạnh việc phát hiện bệnh qua các triệu chứng cơ bản, đưa người bệnh đi khám ở bệnh viện hay cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín, cần có cách chăm sóc mắt khoa học.

Để làm giảm đau các chỗ lẹo và chắp, người bệnh có thể dùng khăn sạch hoặc bông dùng một lần nhúng vào nước rất ấm hoặc nước muối ấm. Đặt lên mi mắt khoảng 10 phút, mỗi ngày 3 – 5 lần. Độ ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mí mắt. Có thể mát xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt.

Bên cạnh việc điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ như dùng thuốc nhỏ mắt, mỡ kháng sinh, tiêm steroid vào chỗ sưng để giảm đau hoặc chích nạo khi lẹo, chắp không tan…, người bệnh cần chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc.

*

Không trang điểm vùng mắt khi đang bị lẹo và chắp. Hạn chế trang điểm mi mắt hoặc tẩy trang vùng mắt khi bị bệnh.

Hạn chế việc để mắt tiếp xúc với nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm, bụi bặm hay ánh sáng mặt trời.

Khi đi ra ngoài cần đeo kính chống bụi, chống tia UV.

Sau khi ra ngoài cần rửa mi mắt bằng nước sạch, tra kết mạc bằng dung dịch Natri Clorit 0,9%.

Hạn chế thói quen dùng tay dụi mắt.

Trong thời gian bị lẹo, chắp mắt, hạn chế dùng kính áp tròng.

Cần kiêng các loại thực phẩm khi bị chắp, lẹo

Thức ăn có tính nhiệt, gia tăng sự viêm sưng trong cơ thể. Ngoài ra, bé có thể bị nóng trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh chắp mắt. Bé không nên ăn các trái cây nhiệt như xoài, nhãn, vải, ổi, đồ ăn cay nóng, nhiều ớt, hành, tiêu, thịt dê, hải sản…

Đồ ăn, thức uống nhiều đường làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể, làm vết thương lâu lành hơn. Bạn nên kiểm soát việc tiêu thụ nước ngọt có gas, các loại kẹo bánh chứa nhiều đường ở trẻ.

Các món ăn chứa nhiều nitrat như thịt xông khói, hotdog, thực phẩm đóng hộp vì nó làm cản trở lưu thông máu ở mắt, gia tăng các cục máu đông trong cơ thể và sự viêm nhiễm.

Bổ sung dinh dưỡng khi bị chắp, lẹo

*

Cần được cung cấp đủ vitamin A, C, E và kẽm trong suốt quá trình hồi phục sức khỏe nếu bị lẹo, chắp ở mắt. Những loại vitamin và khoáng chất kể trên còn có tính năng chống viêm nhiễm, giảm sưng tấy, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Nguồn vitamin A tốt cho người bệnh khi bị chắp, lẹo mắt: cà rốt, bí đỏ, rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi…

Nguồn vitamin C thích hợp: ớt chuông, bưởi, cam, quýt, trái cây họ berry như dâu, việt quất…

Nguồn kẽm: gan, chuối, cải bó xôi, nấm…

Nguồn vitamin E: cà chua, cà rốt, đu đủ, hạt bí, hạt hạnh nhân, quả bơ…

Ngoài các loại trái cây như lê, dưa hấu, bưởi…, bạn có thể dùng thêm các loại hạt như hạt sen, hạt chia, khổ qua, nhãn nhục, đậu xanh, đậu phụ… giúp hạ nhiệt, làm mát cơ thể, tránh viêm sưng…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.