Tác Hai Của Chọc Trứng Như Thế Nào? Có Nguy Hiểm Không? Có Nguy Hiểm Không

Các chuyên gia kết luận rằng cô đã chết vì phù phổi cấp tính - một biến chứng cực kì hiếm gặp trong quy trình thực hiện IVF (thụ tinh qua ống nghiệm).

Theo thông tin đưa trên trang The Sun, cô gái 23 tuổi (giấu danh tính) xấu số này đến từ Dehli, Ấn Độ. Cô đã kết hôn được 7 năm và có một cô con gái 4 tuổi. Khi muốn sinh bé thứ hai, cô đã chọn biện pháp IVF.

Bạn đang xem: Tác hai của chọc trứng



Cô được cho dùng hormone để biện pháp kích thích buồng trứng (tăng số lượng trứng mà buồng trứng tạo ra) - bước đầu tiên trong IVF. Điều này được thực hiện để các bác sĩ có thể thu thập càng nhiều trứng càng tốt để thụ tinh, làm tăng phôi có thể được cấy ghép.

Sau 11 ngày, cô đến bệnh viện để lấy trứng - bước tiếp theo của quá trình IVF.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, tim của bệnh nhân đã ngừng đập khi các bác sĩ sản khoa cố gắng lấy trứng của cô. Khám nghiệm tử thi cho thấy cô chết vì hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) - một biến chứng ảnh hưởng đến 1/3 phụ nữ thực hiện IVF.



Theo báo cáo được đăng trên tạp chí Khám nghiệm tử thi và Báo cáo trường hợp (Autopsy and Case Reports), các bác sĩ cho biết tiền sử bệnh và kết quả xét nghiệm đều cho thấy bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh trước khi bắt đầu thực hiện các bước của quá trình thụ tinh ống nghiệm.

Tác giả của bài báo, bác sĩ Swati Tyagi và nhóm của cô đã viết rằng huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân rất khỏe mạnh. Sau khi gây mê, các bác sĩ thực hiện gây mê và dùng kim để bắt đầu thu thập trứng từ buồng trứng của bệnh nhân. Thủ thuật này thường mất từ 15-20 phút. Nhưng sau khi 1 quả trứng ở buồng trứng bên phải được lấy ra thì huyết áp, nhịp tim và nồng độ oxy của bệnh nhân đã giảm xuống. Họ bắt đầu hô hấp nhân tạo, tiêm thuốc và sử dụng máy khử rung tim để lấy lại nhịp tim nhưng không có tác dụng.

Trong quá trình khám nghiệm tử thi, họ phát hiện ra rằng buồng trứng của bệnh nhân lớn hơn khoảng 3 lần so với bình thường. Cô có tới 10 nang trứng ở mỗi buồng trứng và có chất lỏng xung quanh bụng và phổi - một dấu hiệu cho thấy quá kích buồng trứng (OHSS). Các chuyên gia kết luận rằng cô đã chết vì phù phổi cấp tính - sự tích tụ chất lỏng trong phổi do cục máu đông gây ra và gây khó thở - đã bị OHSS và dẫn đến ngừng tim.



Hội chứng quá kích buồng trứng là gì?

OHSS là một phản ứng đối với các loại thuốc sinh sản, được thực hiện trước khi thu thập trứng để kích thích buồng trứng và làm cho trứng phát triển. Phản ứng này có thể dẫn tới tử vong.Đối với 1/3 số bệnh nhân IVF, các loại thuốc có thể làm cho buồng trứng phát triển quá nhiều nang trứng. Ở đại đa số phụ nữ, điều này gây ra triệu chứng chướng bụng nhẹ kéo dài, khó chịu và buồn nôn.

Nhưng cứ 100 bệnh nhân IVF thì có một người phát triển OHSS trung bình hoặc nặng, gây ra sưng đau ở bụng, cũng như khó đi tiểu và khó thở.

Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, phụ nữ cũng có thể phát triển cục máu đông ở chân hoặc phổi. Khi điều này xảy ra, chất lỏng từ các mạch máu có thể rò rỉ vào bụng và không gian xung quanh tim và phổi.

Sarah Norcross, giám đốc của tổ chức từ thiện sinh sản Progress Educational Trust (PET), nói với Mail
Online: "Ở những người hiến trứng, nguy cơ tử vong do OHSS là rất hiếm".



Biểu hiện của hội chứng quá kích buồng trứng

Có 2 giai đoạn biểu hiện của quá kích buồng trứng, bao gồm:

Giai đoạn sớm:Triệu chứng xuất hiện trong vòng 9 ngày sau khi chọc hút trứng/noãn (hoặc phóng noãn), thường gặp phải khi tiêm h
CG để kích thích nang noãn trưởng thành.

Giai đoạn muộn:Xuất hiện từ sau ngày thứ 10 trở đi, sau khi chọc hút trứng/noãn, chủ yếu liên quan đến các h
CG do nhau thai tiết ra.

Xem thêm: Tự thiết kế hình xăm chữ - 15 app thiết kế hình xăm miễn phí tốt nhất 2020

Đối tượng dễ bị quá kích buồng trứng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng OHSS bao gồm:

Giới thiệu
Nam khoa
Các bệnh lý hệ sinh sản Nam giới
Bệnh lý liên quan đến quan hệ tình dục
Vô sinh Nam
Y Học Giới Tính
Tình dục Nữ
Tình dục Nam
Sản phụ khoa
Các bệnh lý hệ sinh sản Nữ giới
Vô sinh Nữ
Bệnh lý liên quan đến quan hệ tình dục
Hiếm muộn
Vô sinh Nam
Vô sinh Nữ
Các kỹ thuật trong Hỗ trợ sinh sản
Sức khoẻ sinh sản
Tin tức
Thư viện
*
Phụ nữ sau khi chọc hút trứng để làm thụ tinh trong ống nghiệm cần ăn uống thế nào để phục hồi tốt nhất? ()

Thủ thuật chọc hút trứng diễn ra trong khoảng 30 phút. Hầu hết mọi người đều có thể về nhà trong vòng hai giờ sau khi chọc hút trứng nếu sức khỏe đã ổn định.Hiện tôi đang trong quá trình thực hiện TTTON (thụ tinh trong ống nghiệm), sắp đến ngày chọc trứng, tôi rất lo lắng và muốn được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng sau khi thực hiện chọc trứng và những điều cần chuẩn bị để cơ thể phục hồi tốt nhất?

Phạm Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội)

Trả lời:

Chọc hút trứng (noãn) là một công đoạn quan trọng quyết định thành công của việc Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Khi nang noãn đủ điều kiện, bác sĩ sẽ dùng kim hút đưa noãn ra ngoài để thụ tinh với tinh trùng trong môi trường nhân tạo. Quy trình chọc hút trứng trong IVF không đau, không nguy hiểm hay ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người phụ nữ như mọi người thường nghĩ. Khi bạn làm hồ sơ IVF, các bác sĩ sẽ khám và đánh giá các điều kiện sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn khi gây mê và chọc hút trứng cho bạn.

Thủ thuật chọc hút trứng diễn ra trong khoảng 30 phút. Hầu hết mọi người đều có thể về nhà trong vòng hai giờ sau khi chọc hút trứng nếu sức khỏe đã ổn định. Những ngày sau đó, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, nghỉ ngơi sau chọc hút trứng của bạn cũng cần phải được đảm bảo, sẵn sàng cho quá trình mang thai sau khi chuyển phôi.

*

Bác sĩ Đào Văn Kiên – Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm khám cho bệnh nhân

Dưới đây là những lưu ý về dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt cho phụ nữ sau chọc hút trứng:

Sinh hoạt nhẹ nhàng tại nhà, tâm lý thoải mái

Quá trình phục hồi sau khi chọc hút trứng thường diễn ra khá nhanh. Một số bệnh nhân có thể còn cảm giác nặng nề bụng dưới nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng thuyên giảm đi. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể trở lại những thói quen sinh hoạt bình thường sau khi rời bệnh viện về nhà.

Tốt nhất là nên nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày đầu tiên. Những ngày sau đó, bạn có thể làm những việc nội trợ đơn giản trong gia đình hay các công việc nhẹ nhàng. Trong đó, quan trọng nhất là phải đảm bảo sự thoải mái tối đa, hạn chế những việc gắng sức hay có thể gây căng thẳng cho sức khỏe của mình.

Uống đủ nước

Uống đủ nước là một trong những cách tốt nhất để chống lại các vấn đề căng thẳng và mệt mỏi. Một người trưởng thành được khuyên uống đủ ít nhất 2 lít chất lỏng mỗi ngày. Số lượng này có thể tăng lên nếu thời tiết nắng nóng hay khi bạn có những hoạt động khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi. Điều này cũng hoàn toàn đúng ở những phụ nữ sau khi chọc hút trứng.

Ngoài nước, bạn có thể uống các loại đồ uống pha chế tự nhiên khác chứa nhiều chất điện giải như nước trái cây, nước ép rau củ, sinh tố, trà thảo dược… hoặc các loại thức ăn lỏng như nước canh, súp…

*

Thực đơn đảm bảo dinh dưỡng

Nhìn chung, phụ nữ sau khi chọc hút trứng không cần yêu cầu một chế độ dinh dưỡng quá đặc biệt. Bạn chỉ cần một thực đơn cân đối các nhóm thức ăn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết hằng ngày theo thể trạng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn có thể trạng thiếu cân, gầy gò, đây chính là cơ hội tốt nhất để tăng cường năng lượng, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho quá trình mang thai sau khi chuyển phôi.

Bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản cũng như đa dạng ngũ cốc… giúp bạn dự trữ được nhiều năng lượng để nuôi dưỡng bào thai. Bạn nên đảm bảo bữa ăn của mình đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết!

Chăm sóc giảm đau tốt

Cảm giác đầy hơi, đau nhức và các khó chịu nói chung là những điều rất thường gặp sau thời gian chọc trứng. Bạn cũng có thể giảm đau tại nhà với các loại thuốc giảm đau thông thường. Hơn thế nữa, bạn cũng cần tránh các hoạt động tình dục xâm nhập trong hoặc xung quanh âm đạo những ngày này để cảm giác đau đớn có thể thuyên giảm hoàn toàn.

Xây dựng một lối sống lành mạnh

Sau chọc hút trứng bạn nên ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa để giữ một sức khỏe và tinh thần tốt, bạn nên có thời gian biểu trong ngày rõ ràng, cân đối giữa lao động, sinh hoạt và nghỉ dưỡng theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Đặc biệt, bạn cần ngủ đủ giấc và ăn đúng giờ, tránh thức quá khuya, dậy muộn hay bỏ bữa ăn.

Bạn nên yêu cầu trợ giúp khi cần làm những việc nặng nhọc, tránh độ cao và té ngã bởi việc nâng vác vật nặng hay tập thể dục quá mạnh có thể gây sang chấn thêm trên buồng trứng và có thể khiến bạn bị đau, chảy máu. Bên cạnh đó, bạn cần bỏ thói quen hay tránh tiếp xúc khói thuốc lá, hạn chế rượu bia, cà phê cũng như các loại chất kích thích khác.

*

Ngoài ra, nếu có điều kiện và đam mê, hãy tập cho mình những thói quen, sở thích tốt như đọc sách, chơi một môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội và cả thiền định… Đồng thời, tránh lo âu, phiền muộn mà hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Đây cũng là nguồn năng lượng tích cực giúp cho những ngày mang thai sắp tới thêm vẹn tròn. Trong trường hợp bạn có bất kỳ điều gì bất thường hay có thắc mắc cần tư vấn, đừng ngại trao đổi trực tiếp với bác sĩ đang chăm sóc hỗ trợ sinh sản cho bạn để được giải đáp và xóa tan mọi lo lắng, căng thẳng.

Tóm lại, đa số phụ nữ đều phục hồi nhanh chóng sau khi chọc hút trứng dù một số ít có thể còn cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, mọi việc sẽ nhanh chóng ổn định nếu bạn có một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi sau chọc hút trứng hợp lý như bên trên. Bên cạnh chăm sóc sức khỏe thì tinh thần thoải mái cũng là một trong những yếu tố cần ưu tiên hàng đầu để bạn sẵn sàng cho thai làm tổ cho lần chuyển phôi sắp tới nhằm đạt được hiệu quả khi hỗ trợ sinh sản ở mức cao nhất.

Bác sĩ Đào Văn Kiên – Chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.