Bệnh thiểu năng vành là gì ? cách chẩn đoán và điều trị thiểu năng vành là gì

Bệnh thiểu năng vành hay suy vành là một bệnh tim mạch đang khá phổ biến hiện nay. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn cùng người thân nhận biết dấu hiệu để điều trị kịp thời hoặc phòng ngừa bệnh.

Bạn đang xem: Thiểu năng vành là gì


Bệnh thiểu năng vành là tên gọi khác của bệnh mạch vành. Đây là hiện tượng động mạch vành bị giảm chức năng, dẫn tới giảm khả năng vận chuyển máu đến nuôi cơ tim.

Bệnh thiểu năng vành thường khởi phát từ những tổn thương tại lớp lót bên trong thành mạch máu nuôi dưỡng cho tim (mạch vành). Tại vị trí tổn thương, cholesterol hay mỡ máu, canxi và các chất thải tế bào trong máu sẽ tích tụ. Do đó, gây ra kích hoạt phản ứng viêm, hình thành nên mảng xơ vữa bám chắc vào thành mạch.

Mảng xơ vữa phát triển và tích tụ lớn dần theo thời gian cho đến khi gây ra sự tắc nghẽn đủ lớn, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim. Nếu mảng xơ vữa quá dày và bị nứt vỡ, tiểu cầu sẽ tập trung lại và hình thành nên cục máu đông gây ra tình trạng bít tắc hoàn toàn mạch vành, dẫn đến nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân gây ra bệnh thiểu năng vành ít phổ biến hơn và không liên quan đến xơ vữa là do co thắt mạch vành hay dị dạng động mạch vành bẩm sinh.

Các nghiên cứu gân đây đã chỉ ra rằng, bình thường một trái tim khỏe mạnh cần bơm khoảng 20 lít máu mỗi phút. Khi lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm do hẹp hoặc tắc nghẽn lòng mạch, hoạt động co bóp và khả năng thực hiện các chức năng của tim sẽ bị ảnh hưởng, gây ra những dấu hiệu triệu chứng khó chịu hoặc các tình trạng cấp tính không mong muốn.


2. Những người nguy cơ cao mắc bệnh thiểu năng vành


Những người có nguy cơ cao mắc thiểu năng vành nếu có càng nhiều các yếu tố được nêu dưới đây:

Mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao;Hút thuốc lá;Béo phì, lười vận động;Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ;Thói quen ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều muối, đường, chất béo...; uống nhiều bia rượu.Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm tức là trước 55 tuổi;Tiền sử bị tiền sản giật trong thời gian mang thai.

3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thiểu năng vành


Người bệnh có thể không gặp phải dấu hiệu triệu chứng nào nếu mạch vành chỉ tắc hẹp nhẹ, lượng máu đến nuôi tim bị thiếu hụt không đáng kể. Theo thời gian khi mảng xơ vữa phát triển đủ lớn, tình trạng thiếu máu cơ tim xảy ra, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

3.1. Đau tức ngực

Đau tức ngực là triệu chứng điển hình của chứng thiểu năng vành. Khi cơ tim không nhận được đủ máu nuôi dưỡng, vùng cơ tim đó sẽ kích thích các đầu dây thần kinh gây nên cảm giác đau tức ở vùng ngực.

Các dấu hiệu triệu chứng đau ngực rất đa dạng, có thể là:

Đau ở phần giữa ngực bên trái;Căng tức kèm theo nóng rát vùng ngực;Cảm giác nặng nề ở ngực như có ai đè lên;Co thắt ngực trái

Tuy nhiên, không phải cứ xuất hiện tình trạng đau tức ngực có nghĩa là mắc bệnh thiểu năng vành. Trong nhiều trường hợp, cơn đau tức ngực có thể liên quan đến những nguyên nhân ngoài tim như:

Đau ngực nguyên nhân do tổn thương cơ, xương vùng ngực;Đau ngực nguyên nhân do viêm thần kinh liên sườn;Đau ngực nguyên nhân do viêm màng phổi, màng tim.

3.2. Các triệu chứng thiểu năng vành khác

Ngoài ra, khi bị thiểu năng vành, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng không liên quan đến cơn đau thắt ngực như:

Xuất hiện cơn đau như điện giật trên cánh tay hoặc bả vai;Đổ mồ hôi;

Những dấu hiệu triệu chứng này tăng lên và rõ rệt hơn khi lưu lượng máu bị giảm quá mức. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 5 phút mỗi lần hoặc liên tục trong 15 phút thì bạn cần đến gặp bác sĩ điều trị ngay.


4. Phương pháp chẩn đoán bệnh thiểu năng vành


Để chẩn đoán chính xác bệnh thiểu năng vành không thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Vậy nên bác sĩ chuyên khoa Tim mạch sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán dưới đây:

Siêu âm tim: Phương pháp được thực hiện bằng cách sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh bên trong trái tim tác dụng nhằm kiểm tra cấu trúc và chức năng tổng thể của tim.Chụp mạch vành: Trước khi thực hiện thủ thuật này thì bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc nhuộm cản quang vào động mạch vành thông qua một ống thông được luồn từ động mạch ở bẹn hay ở vùng cánh tay. Thuốc nhuộm cho phép nhìn thấy hình ảnh chụp X – quang của động mạch vành, từ đó có tác dụng xác định vị trí, mức độ tắc hẹp mạch vành.Chụp CT tim: vai trò kiểm tra cặn canxi trong động mạch vành.

5. Một số phương pháp điều trị bệnh thiểu năng vành


5.1. Điều chỉnh lối sống

Phương pháp đầu tiên trong điều trị bệnh thiểu năng vành là giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách điều chỉnh hay thay đổi lối sống khoa học. Cụ thể như sau:

Bỏ hút thuốc: Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương mạch máu và thúc đẩy xơ vữa tiến triển, vì vậy bạn cần từ bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường có khói thuốc.Thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho tim với việc cắt giảm muối, đường và các thực phẩm giàu chất béo. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch như ngũ cốc nguyên cám, rau quả tươi, các loại thịt trắng như cá tươi, thịt gia cầm lọc bỏ phần da...Hạn chế sử dụng thức uống có chứa cồn như rượu bia: Giới hạn không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.Hạn chế lo lắng, căng thẳng bằng cách trò chuyện cùng người thân, bạn bè, nghe nhạc, xem phim hài giải trí để giải tỏa tâm lý lo âu, hạn chế gây thêm căng thẳng cho tim.

5.2. Sử dụng thuốc điều trị thiểu năng vành

Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch sẽ chỉ định một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng và quản lý các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh. Cụ thể như:

Thuốc hạ cholesterol máu như nhóm statin, nhựa hấp thụ axit mật, niacin và fibrat.Thuốc hạ áp như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE) hay các loại thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.Thuốc giảm đau thắt ngực như nhóm nitrat (phổ biến nhất là Nitroglycerin) hoặc Ranolazine.Thuốc chống đông máu bao gồm thuốc Aspirin, Clopidogrel, Prasugrel và Ticagrelor.Đối với bệnh suy vành, mục tiêu của việc điều trị là giảm các triệu chứng nếu có, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển gây ra các biến chứng.Nếu việc điều trị bằng các loại thuốc không đạt hiệu quả hoặc mạch máu của bạn bị tắc hẹp nghiêm trọng, các phương pháp khác sẽ được áp dụng giúp tái thông mạch vành.

Lưu ý, các loại thuốc kể trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần được kê đơn chính xác sau quá trình thăm khám tại chuyên khoa tim mạch uy tín.

Tóm lại, điều trị bệnh thiểu năng vành là một việc khá phức tạp nhưng có thể làm được với sự kết hợp giữa các bác sĩ có chuyên môn giỏi và sự hợp tác, kiên trì của người bệnh. Bạn nên chú ý đi khám thường xuyên, theo dõi sức khỏe của mình để nhận ra những dấu hiệu bất thường và đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị hiệu quả và đúng cách.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 triệu người nhập viện vì thiểu năng vành, 25% trong số đó tử vong ở giai đoạn cấp tính của bệnh. Căn bệnh nguy hiểm này thường phát triển âm thầm trong nhiều thập kỷ mà người bệnh không hề hay biết, thậm chí gây tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thiểu năng vành là gì?

Thiểu năng vành là tên gọi khác của bệnh mạch vành. Bệnh thường khởi phát từ những tổn thương tại lớp lót bên trong thành mạch máu nuôi dưỡng cho tim (mạch vành). Tại vị trí tổn thương, cholesterol máu, canxi và các chất thải tế bào lưu hành trong máu sẽ tích tụ và kích hoạt phản ứng viêm, hình thành nên mảng xơ vữa bám chắc vào thành mạch.

Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian cho đến khi gây ra sự tắc nghẽn đủ lớn, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim. Nếu mảng xơ vữa quá dày và bị nứt vỡ, tiểu cầu sẽ tập trung lại và tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Nguyên nhân gây thiểu năng vành ít phổ biến hơn và không liên quan đến xơ vữa là co thắt mạch vành, dị dạng động mạch vành bẩm sinh.

*

Nguyên nhân gây thiểu năng vành phổ biến nhất là do mảng xơ vữa

Triệu chứng bệnh thiểu năng vành

Người bệnh có thể không gặp phải triệu chứng nào nếu mạch vành chỉ tắc hẹp nhẹ, lượng máu đến nuôi tim bị thiếu hụt không đáng kể. Theo thời gian khi mảng xơ vữa phát triển đủ lớn, tình trạng thiếu máu cơ tim xảy ra sẽ khiến người bệnh gặp phải một số triệu chứng như:

– Đau thắt ngực: Cảm giác khó chịu, căng tức, nặng nề ở ngực hoặc đau nhói, bỏng rát như kim châm. Cơn đau ngực có thể lan đến cổ, hàm, vai, cánh tay trái, lưng hoặc bụng.

– Mệt mỏi thường xuyên.

– Chóng mặt, choáng váng.

– Buồn nôn.

– Cảm giác khó tiêu hoặc ợ chua.

– Lo lắng, bồn chồn không rõ nguyên nhân.

– Toát mồ hôi lạnh.

Xem thêm: Xem Bóng Đá Online K+ + Pm Bóng Đá, Bongdatructuyen Tv

Ai là người có nguy cơ cao dễ mắc thiểu năng vành?

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc thiểu năng vành nếu có càng nhiều các yếu tố dưới đây:

– Huyết áp cao

– Mỡ máu cao

– Hút thuốc lá

– Đái tháo đường, tăng đường huyết.

– Béo phì

– Lười vận động

– Mắc chứng khó thở khi ngủ

– Căng thẳng, stress kéo dài.

– Uống nhiều rượu bia.

– Thói quen ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều muối, đường, chất béo…

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi).

– Tiền sử tiền sản giật khi mang thai.

Biến chứng của thiểu năng vành

Bệnh thiểu năng vành nếu không được quản lý điều trị tốt có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm sau:

– Nhồi máu cơ tim

– Rối loạn nhịp tim

– Suy tim

– Sốc tim

– Ngừng tim đột ngột.

Chẩn đoán thiểu năng vành

Để chẩn đoán chính xác bệnh thiểu năng vành không thể chỉ dựa vào triệu chứng, vì vậy bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán dưới đây:

– Điện tâm đồ: để theo dõi các tín hiệu điện tim, nhịp tim; từ đó giúp phát hiện tình trạng thiếu máu cơ tim và các rối loạn nhịp tim.

– Siêu âm tim: Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh bên trong trái tim nhằm kiểm tra cấu trúc và chức năng tổng thể của tim.

– Kiểm tra mức độ căng thẳng: Thử nghiệm này theo dõi hoạt động điện của tim khi bạn đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe cố định. Đối với những người không thể tập thể dục, có thể sử dụng thuốc thay thế để kiểm tra mức độ căng thẳng tác động lên tim.

– Chụp mạch vành: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc nhuộm cản quang vào động mạch vành thông qua một ống thông được luồn từ động mạch ở bẹn hoặc cánh tay. Thuốc nhuộm cho phép nhìn thấy hình ảnh chụp X – quang của động mạch vành, từ đó giúp xác định vị trí, mức độ tắc hẹp mạch vành.

– Chụp CT tim: giúp kiểm tra cặn canxi trong động mạch vành.

*

Chụp mạch vành là phương pháp chẩn đoán thiểu năng vành có độ chính xác cao

Các phương pháp điều trị bệnh thiểu năng vành

Điều chỉnh lối sống

Bước đầu tiên trong điều trị bệnh thiểu năng vành là giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học. Cụ thể như sau:

– Bỏ hút thuốc: Khói thuốc lá gây tổn thương mạch máu và thúc đẩy xơ vữa tiến triển, vì vậy bạn cần từ bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc.

– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: bằng cách cắt giảm muối, đường và các thực phẩm giàu chất béo. Tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch như rau quả tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại thịt trắng như cá tươi, thịt gia cầm đã lọc bỏ da…

– Hạn chế sử dụng rượu bia: Giới hạn không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

– Tăng cường luyện tập: Tập thể dục thường xuyên giúp bạn giảm cân, nâng cao thể trạng và giải tỏa căng thẳng. Bạn nên dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, thể dục nhịp điệu…

– Hạn chế lo lắng, căng thẳng: bằng cách trò chuyện cùng người thân, nghe nhạc, xem phim hài để giải tỏa tâm lý lo âu, tránh gây thêm căng thẳng cho tim.

Thuốc điều trị thiểu năng vành

Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giảm nhẹ triệu chứng và quản lý các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh. Chẳng hạn như:

– Thuốc hạ cholesterol máu: như nhóm statin, nhựa hấp thụ axit mật, niacin và fibrat.

– Thuốc hạ áp: như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.

– Thuốc giảm đau thắt ngực: như nhóm nitrat (phổ biến nhất là nitroglycerin) hoặc ranolazine.

– Thuốc chống đông máu: bao gồm aspirin, clopidogrel, prasugrel và ticagrelor.

Thảo dược hỗ trợ điều trị thiểu năng vành

Mặc dù không thể thay thế hoàn toàn thuốc tây, nhưng đông y đã ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong phòng ngừa và điều trị thiểu năng vành. Trong đó phải kể đến các thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu và chống xơ vữa ưu việt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá, Natto… đã được chứng minh tác dụng qua nhiều công trình nghiên cứu khoa học.

Hiện nay, thay vì sử dụng thảo dược dưới dạng hãm sắc thông thường, người bệnh có thể tìm đến sản phẩm hỗ trợ có chứa chiết xuất Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Natto… đã được tính toán hàm lượng kĩ lượng và kết hợp trong những viên uống tiện dụng, điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống.

*

Vương Tâm Thống giúp giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi cho người bệnh thiểu năng vành

Theo khảo sát của Báo Khoa học & Đời sống phối hợp cùng Tạp chí Sức khỏe & Môi trường về mức độ hài lòng của người bệnh sau khi dùng Vương Tâm Thống, có tới 97.76% người bệnh thiểu năng vành (bệnh mạch vành) đánh giá rất hài lòng về sản phẩm chỉ sau 1 tháng sử dụng. Đó cũng là lý do mà GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam cho rằng: “Vương Tâm Thống là sản phẩm đáng tin cậy, có thể dùng rộng rãi cho mọi người bệnh tim mạch.” Bạn có thể lắng nghe trực tiếp nhận định từ chuyên gia qua video dưới đây:

Chuyên gia Tim mạch đánh giá về Vương Tâm Thống – sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh thiểu năng vành

Phẫu thuật

Nếu dùng thuốc vẫn chưa đủ để kiểm soát triệu chứng, trong những trường hợp tắc hẹp mạch vành nặng, bác sĩ sẽ chỉ định một số can thiệp phẫu thuật như:

– Nong mạch vành, đặt stent: Ống thông tim sẽ được luồn theo đường mạch máu đến vị trí động mạch bị tắc nghẽn, sau đó bóng nong ở đầu ống được bơm căng để nén mảng xơ vữa và một khung kim loại (stent) được đặt lại để giữ cho động mạch luôn được mở rộng.

– Bắc cầu động mạch vành: là ca đại phẫu thuật cần thực hiện bằng cách mổ phanh lồng ngực. Bác sĩ sẽ dùng một đoạn mạch máu khỏe mạnh từ bộ phận khác để tạo cầu nối dẫn máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu, thay thế cho đoạn mạch bị xơ vữa.

– Phương pháp laser: Năng lượng laser được sử dụng để tạo ra những lỗ nhỏ trên tim, nhằm kích thích sản sinh các mạch máu mới nuôi dưỡng cho vùng cơ tim bị thiếu máu.

Phản xung động ngoại biên tăng cường

Nếu các phương pháp điều trị tỏ ra không thành công, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như phản xung động ngoại biên tăng cường (EECP – Enhanced External Counterpulsation). Trong phương pháp này, người bệnh sẽ được đeo các vòng bít ở chân, khi vòng bít được bơm căng sẽ tạo lực ép đẩy máu về tim nhiều hơn, giúp tăng cường tưới máu cho tim.

Mặc dù thiểu năng vành được coi là “sát thủ hàng đầu” trong các bệnh lý tim mạch nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách dùng thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ phù hợp và duy trì thói quen sống lành mạnh. Bản thân mỗi người bệnh cần nâng cao ý thức phòng bệnh bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học ngay từ hôm nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.