BÁNH LÁ THÚI ĐỊCH VÀ LÁ MƠ CÓ GIỐNG NHAU KHÔNG, CÂY THÚI ĐỊCH LÀ CÂY GÌ

Bạn đang tìm hiểu về Lá Thúi Địch Và Lá Mơ Có Giống Nhau Không, hôm nay mình sẽ chia sẻ đến bạn bài viết Top 20+ Lá Thúi Địch Và Lá Mơ Có Giống Nhau Không được team mình tổng hợp và biên tập từ nhiều nguồn trên internet. Hy vòng bài viết về chủ đề Lá Thúi Địch Và Lá Mơ Có Giống Nhau Không hữu ích với bạn.Bạn đang xem: Lá thúi địch và lá mơ có giống nhau không

Bà bầu ăn lá mơ được không? 4 công dụng của lá mơ với mẹ bầu

Lá mơ kết hợp với một số món ăn sẽ làm tăng thêm hương vị thơm ngon, lạ miệng nên đã trở thành thực phẩm phổ biến trong mâm cơm của người Việt. Lá mơ thường hay ăn sống nên nhiều chị em mang thai “trót” ghiền ăn nhưng lại sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé cũng là điều dễ hiểu. Vậy thì bà bầu ăn lá mơ được không? Hãy cùng Marry
Baby tìm câu trả lời cho mẹ nhé.

Bạn đang xem: Lá thúi địch và lá mơ có giống nhau không

Lá mơ là lá gì?

Lá mơ lông (tên khoa học Paederia tomentosa, họ cà phê) là một loại lá phổ biến ở châu Á. Chúng còn được biết đến với tên gọi khác là lá thúi địch hay mơ tam thể, rất dễ trồng và dễ mọc.

Lá mơ lông có dạng hình trứng, lông mịn bao phủ hai mặt, màu tím nhạt. Ngoài ra, mùi nồng, hăng kèm vị ngọt, hơi đắng chính là đặc điểm nhận diện của loại lá này.

Không chỉ được xem như loại rau quen thuộc trên bàn ăn của người Việt, lợi ích của lá mơ trong y học cổ truyền cũng được xem như một vị thuốc quý với nhiều công dụng đã được chứng minh rất hiệu quả.

Bà bầu có ăn được lá mơ không?

Việc nắm bắt những thực phẩm nên ăn và không nên ăn là rất cần thiết với mẹ bầu. Với câu hỏi bà bầu có ăn được lá mơ không thì câu trả lời sẽ là Có! Bà bầu ăn lá mơ không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé mà còn có tác dụng tích cực trong việc giảm một số triệu chứng khó chịu trong thai kỳ.

Vậy nên trước khi lên thực hơn chế biến lá mơ thành nhiều món ăn hấp dẫn, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu một số công dụng của lá mơ lông.

Bà bầu ăn lá mơ có tác dụng gì?

1. Lá mơ có tác dụng chữa bệnh kiết lỵ

Lá mơ có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt 2 loại vi khuẩn gây bệnh lỵ phổ biến là amip và simela. Ngoài ra, lá mơ còn hỗ trợ chữa đau bụng, tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường ruột. Chị em có thai nếu gặp phải chứng kiết lỵ nhưng còn lo lắng liệu bà bầu có nên ăn lá mơ lông không thì đã tìm được câu trả lời rõ ràng hơn rồi đấy.

Cách chữa kiết lỵ bằng lá mơ:

– Bạn rửa sạch lá mơ, thái nhỏ và đem trộn với lòng đỏ trứng gà.

– Dùng lá chuối lót dưới đáy chảo, sau đó đổ hỗn hợp lá mơ trộn trứng gà vào, đun trên lửa nhỏ.

– Khi một mặt chín, lật mặt còn lại cho chín đều.

2. Lá mơ có tác dụng tẩy giun an toàn

Bà bầu ăn lá mơ được không? Bà bầu muốn tẩy giun an toàn và hiệu quả thì đừng nên bỏ qua lá mơ. Cách dùng lá mơ lông tẩy giun trong thời kỳ mang thai chính là:

– Dùng 30 – 50g lá mơ đem rửa sạch rồi giã nát cùng với chút muối. Sau đó bạn ăn sống hoặc ép lấy nước. Dùng 3 buổi sáng trước bữa điểm tâm.

Ngoài ra, bạn có thể lấy 30g lá mơ lông giã nát cho vào 50ml nước đun sôi để nguội, lấy nước bôi vào hậu môn và để khoảng 20 phút trước khi đi ngủ là sẽ trị được giun kim, giun đũa.

3. Lá mơ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp

Thai phụ thường hay gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp thì có thể áp dụng lá mơ để giảm triệu chứng này. 2 cách giảm đau nhức xương khớp từ lá mơ lông đó là:

Cách 1: Sắc lá mơ lấy nước uống, có thể dùng thân và lá.

Cách 2: Cắt nhỏ thân và lá mơ rồi đem phơi khô. Lấy 1kg lá mơ phơi khô đem ngâm với 2 lít rượu trong 10 ngày rồi dùng xoa bóp giúp giảm đau xương khớp.

4. Lá mơ chữa bệnh viêm đại tràng

Y học hiện đại cũng chứng minh lá mơ có chứa các thành phần như: protein, carotene, vitamin C và tinh dầu… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn. Vậy nên lá mơ được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong điều trị viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng đầy hơi khó tiêu do sự thay đổi hormone trong cơ thể, cộng thêm việc mẹ bầu ít vận động. Để cải thiện các triệu chứng khó tiêu, mẹ bầu có thể áp dụng các bài thuốc từ lá mơ lông như sau:

– Lá mơ rửa sạch, thái nhỏ.

– Gừng tươi xay nhuyễn, lọc lấy nước.

– Trộn đều hỗn hợp lá mơ gừng và trứng gà với nhau.

Xem thêm: Tác Dụng Của Táo Đỏ Và Kỷ Tử, Lợi Ích Của Trà Táo Đỏ Với Sức Khỏe

– Đun cách thủy cho đến khi chín và dùng nóng.

– Ăn ngày 1 lần, ăn liên tục trong 15 ngày để có kết quả tốt nhất.

1. Lá mơ chiên trứng gà

Bà bầu ăn lá mơ đừng bỏ qua món lá mơ chiên trứng gà, một sự kết hợp hương vị tuyệt vời mà lại dễ thực hiện vô cùng. Lá mơ không chỉ át đi vị tanh của trứng mà còn có thể chữa đau bụng, tiêu chảy.

Bạn chỉ cần thái nhỏ lá mơ, trộn chung với trứng gà rồi chiên trên chảo. Ngoài ra, món trứng gà hấp lá mơ cũng là một gợi ý tuyệt vời.

2. Lá mơ cuốn cá rô đồng

Bà bầu có được ăn lá mơ không? Lá mơ cuốn cá rô đồng sẽ là món ăn đổi vị hoàn hảo cho mẹ bầu. Cá rô đồng đem chiên giòn hoặc nướng than, khi ăn kết hợp cùng lá mơ càng tăng thêm vị béo và ngọt thanh. Đặc biệt đem chấm với nước mắm chua ngọt sẽ càng tăng thêm vị đậm đà.

Lưu ý dành cho bà bầu ăn lá mơ

Với những công dụng tuyệt vời của lá mơ, chắc hẳn chị em đã biết bà bầu có ăn được lá mơ không rồi. Tuy nhiên, mặc dù lá mơ lành tính nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên lạm dụng, chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Cách ăn lá mơ tốt nhất là chỉ nên dùng từ 1, 2 lần/tuần thôi nhé.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu có dị ứng với bất cứ thành phần nào của loại lá này thì cũng không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.

Lá mơ lông là một loại rau ăn kèm rất phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Bên cạnh đóng vai trò là rau gia vị độc đáo, lá mơ lông còn là một vị thuốc Đông Y. Cụ thể hơn, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc đáp án cho câu hỏi “lá mơ lông có tác dụng gì đối với sức khỏe của con người?”


Lá mơ lông có tên khoa học chính thức là Paederia tomentosa, thuộc họ Cà phê. Loại lá này còn nhiều tên gọi dân gian khác như lá mơ tam thể, hoặc lá thúi địch.

Lá mơ lông là cây dây leo, dễ mọc hoang và cũng rất dễ trồng bởi khả năng thích nghi cao. Lá mọc kiểu đối xứng, có hình trái trứng và có màu tím nhạt. Cả hai mặt của lá mơ lông đều có lông mịn.

Loại lá này xuất hiện nhiều ở các nước châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippine...


Các nhà khoa học đã tìm ra được một loại alkaloid trong lá mơ lông có tên gọi paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphide. Đây là các hoạt chất hoạt động tương tự như thuốc kháng sinh và kháng viêm. Đặc biệt, lá mơ lông có tác dụng mạnh mẽ đối với ký sinh trùng đường ruột như lỵ, giun đũa, giun kim, trực khuẩn...


tác dụng của lá mơ

Lợi ích nổi bật nhất của lá mơ lông đối với sức khỏe chính là hàng loạt công dụng của loại rau gia vị này đối với dạ dày, bao gồm:

Lá mơ trị tiêu chảy do nóng: trong trường hợp tiêu chảy đi kèm với triệu chứng phân khắm, bụng đau quặn, nước tiểu vàng đậm, nóng rát hậu môn và thường xuyên khát nước, bạn có thể cải thiện vấn đề bằng 16 gram lá mơ kết hợp với 8 gram nụ sim, sau đó sắc với 500ml nước đến khi còn dưới phân nửa, chia thành 2 lần uống trong ngày.Trị viêm loét với lá mơ lông: bạn có thể nghiền nát 1 nắm lá mơ rồi vắt xác để lấy nước cốt, chia thành 2 - 3 lần uống hàng ngày.

4. Những tác dụng lá mơ lông đối với sức khỏe


Hàng loạt các triệu chứng đau đớn và khó chịu như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, bí tiểu... đều có thể được cải thiện bằng lá mơ lông. Bài thuốc trị đau này sử dụng khoảng 15 gram đến 60 gram lá mơ tươi rửa sạch, sau đó sắc với khoảng 3 chén nước đến khi cạn còn một chén. Sau đó, pha chén này với một loại nước trái cây rồi uống. Mỗi ngày hãy uống 1 ly nước trái cây kết hợp lá mơ để đem lại tác dụng giảm đau, đồng thời nhuận tràng và lợi tiểu, nhờ đó kích thích quá trình thải độc của cơ thể, kích thích sự thèm ăn và vị giác khi ăn.

4.1 Bài thuốc lá mơ lông trị co giật

Trong trường hợp bị co giật thường xuyên, bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng lá mơ lông. Hãy nghiền nát khoảng 15 đến 60 gram lá mơ tươi với nước ấm, sau đó thêm muối, chắt lọc thành nước uống. Nước thuốc lá mơ chống co giật nên được uống trước bữa tối và uống hàng ngày.

4.2 Trị thấp khớp / bí tiểu bằng lá mơ lông

Để trị thấp khớp, hãy lấy khoảng 15 đến 60 gram lá mơ tươi để đun sôi trong nước, rồi bỏ xác và gạn lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 lần để có hiệu quả điều trị cao.

Bài thuốc này cũng có tác dụng đối với chứng bí tiểu.


tác dụng của lá mơ
Tác dụng của lá mơ sẽ phát huy nếu bạn thực hiện đúng theo hướng dẫn

4.3 Tác dụng của lá mơ lông trong điều trị tổn thương da

4.4 Lá mơ lông trị cam tích ở trẻ nhỏ

Bài thuốc trị cam tích dùng lá mơ sẽ sử dụng phần rễ khô với khoảng 15 gram đến 20 gram, kết hợp với dạ dày của heo, tất cả đều thái vụn rồi nấu với 1 lít nước đến khi còn khoảng 2 chén thì ngừng. Sau đó, chắt lấy phần nước thuốc và cho trẻ nhỏ uống 2 lần mỗi ngày.

Nhìn chung, tác dụng của lá mơ lông đối với sức khỏe rất đa dạng, trong đó nổi bật nhất là tác dụng của lá mơ đối với dạ dày. Có thể thấy, bên cạnh là một loại rau mùi cho món ăn thêm thơm ngon, đây còn là vị thuốc quý.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
atlantis.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.