Làm Thế Nào Để Chiến Thắng Nỗi Sợ Hãi Là Có Thể, Chiến Thắng Nỗi Sợ Hãi Là Có Thể

Sợ hãi là một việc hết sức bình thường – tất cả chúng ta đều có những nỗi sợ riêng. Nhưng nếu nỗi sợ đang ngăn bước bạn hoàn thành những mục tiêu hoặc khiến bạn căng thẳng quá mức thì đã đến lúc bạn cần khắc phục chúng. Bên dưới là các bí quyết của Oriflame.

Bạn đang xem: Chiến thắng nỗi sợ hãi


1.THẤU HIỂU Cố gắng tìm hiểu lý do vì sao bạn sợ một điều gì đó. Liệu nỗi sợ của bạn có thực tế hay không? Điều gì khiến bạn cảm thấy không thoải mái? Việc phân tích rõ ràng sẽ giúp bạn loại bỏ nỗi lo sợ từ tận gốc.

2.HÍT THỞ Khi bạn cảm thấy sợ hãi, hãy thực hiện bài tập đơn giản sau: Nín thở và đếm đến 10, sau đó thở ra thật chậm. Tiếp đến, hít sâu trong khoảng ba giây và thở ra bằng miệng. Bài tập này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

3.TRÒ CHUYỆN Chia sẻ nỗi sợ với người khác có thể hơi khó khăn, nhưng đó lại là một giải pháp vô cùng hiệu quả. Tâm sự với một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình – những cuộc trò chuyện chân thành sẽ giúp bạn giải tỏa mọi lo lắng.

4.VIẾT RA GIẤY Nếu bạn cảm thấy việc trò chuyện quá khó khăn, hãy thử viết về nỗi sợ của bạn. Việc ghi chép sẽ giúp bạn theo dõi mức độ căng thẳng và những nguyên nhân gây ra nó.

*

5.SUY NGHĨ TÍCH CỰC Dù không dễ dàng, nhưng bạn hãy cố gắng biến nỗi sợ thành một điều gì đó bạn có thể biết ơn. Sợ nói trước đám đông? Hãy biết ơn vì bạn có cơ hội thuyết trình trước nhiều người. Cảm thấy lo lắng vì những chuyến bay? Hãy nghĩ xem bạn đã may mắn thế nào khi có cơ hội du lịch nước ngoài. Lòng biết ơn có thể giúp bạn khống chế cảm giác lo lắng, sợ hãi.

6.NGHIÊN CỨU Đối mặt với những điều mà chúng ta không hiểu rõ có thể hơi đáng sợ. Do đó, hãy tìm hiểu thêm về những nỗi ám ảnh của bạn bằng cách đọc sách, xem phim tài liệu hoặc nghe các bài phân tích – kiến thức có thể giúp bạn đánh bại nỗi sợ hãi.

7.THAY ĐỔI LỐI SỐNG Cắt giảm lượng cồn và caffeine hấp thu vào cơ thể, tập thể dục thường xuyên và tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Đây là những thay đổi nhỏ trong cuộc sống giúp bạn sẵn sàng về mặt thể chất để đương đầu với nỗi sợ hãi.

8.TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ Nếu nỗi sợ quá lớn khiến bạn bị suy nhược, thì đã đến lúc bạn cần được tư vấn. Một bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng lo lắng – vì suy cho cùng, đôi khi chúng ta cũng cần nhận trợ giúp từ xung quanh.

*
Trong cuộc sống tất cả chúng ta đều có những nỗi sợ hãi, đó là cảm xúc và phản ứng thông thường của con người.

Chính nỗi lo lắng và sợ hãi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chúng ra.

Sau đây VNNP sẽ giúp bạn “bye bye” những kẻ đáng ghét mang tên "sợ hãi" một cách dễ dàng nhé.

1. Nhận thức được nỗi sợ của bạn

Trước khi bắt đầu chinh phục nó, bạn phải nhận biết được nỗi sợ đó bắt nguồn từ đâu và dũng cảm đối diện với chúng. Nghĩ thôi chưa đủ. Bạn hãy viết nỗi sợ của bạn ra giấy để định hình, chính thức thừa nhận bạn đang sợ hãi nó.Bạn khó có thể vượt qua được nỗi sợ nếu chỉ để nó ở yên trong đầu mà không diễn đạt nó ra thành lời.

2. Xác định mục tiêu

Bạn muốn chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình, bạn phải biết rõ về nó. Bạn hãy tự quan sát bản thân mình và khám phá tất cả những khía cạnh của nỗi sợ đó. Bạn có nỗi sợ đó từ bao giờ? Nguyên nhân là gì? Nỗi sợ đó đã ám ảnh bạn như thế nào, ảnh hưởng đến bạn ra sao? Bạn phản ứng như thế nào khi đối mặt với tình huống cụ thể? Ông bà ta đã nói: "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" mà.

*

3. Xem nỗi sợ hãi như niềm phấn khích cho bạn

Hãy sử dụng sự sợ hãi của mình làm công cụ giúp bạn xác định những vấn đề của bản thân và cách giải quyết chúng một cách hiệu quả. Khi bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi điều gì đó, nhịp tim của bạn sẽ tăng cao, đây là cấp độ kích thích cao

Sau đó nếu bạn nghĩ về nỗi lo này theo hướng tiêu cực, bạn sẽ có cảm xúc tiêu cực - trầm uất, suy nghĩ mông lung.

*

Vì vậy, nếu bạn đang lo lắng, hãy biến nó thành sự hưng phấn. Hãy nhắc nhủ mình, biết đâu trong cái rủi lại có cái may, sự lo lắng này sẽ trở nên thừa thãi vì bạn sẽ đủ bình tĩnh để có thể giải quyết mọi việc.Thật tuyệt vời phải không nào!

4. Chia sẻ với bạn bè

*

Đừng giấu nỗi sợ của mình chỉ vì bạn sợ mọi người sẽ cười vào mặt bạn. Hãy chia sẻ những vấn đề của mình. Đôi khi, bạn sẽ ngạcnhiên vì số người đang sợ hãi điều gì đó và cần phải chia sẻ câu chuyện của họ nhiều hơn là bạn nghĩ đấy. Chia sẻ, giúp đỡ nhau,các bạn sẽ cùng nhau có thể vượt qua được nỗi sợ của hai và từ đó giúp bạn thư giãn, tin tưởng và không còn lo lắng hơn.

Xem thêm: Mách Mẹ Cách Kẹp Nhiệt Kế Cho Trẻ Sơ Sinh Chính Xác, Sốt Ở Trẻ: Hướng Dẫn Cách Đo Nhiệt Độ Chính Xác

5. Hít thở sâu

Hít thở là một giải pháp hữu hiệu nếu bạn đang căng thẳng. Thở sâu bằng cơ hoành là một kỹ thuật vô cùng hữu ích giúp làm giảm nỗi lo âu bởi vì nó kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể".Cụ thể, nó giúp cơ thể chuyển từ các phản ứng “chống hoặc bỏ chạy” của hệ thống thần kinh giao cảm sang các phản ứng thư giãn của hệ thần kinh đối giao cảm"..

*

6. Đừng quá tập trung vào những điều tiêu cực

Điều tệ nhất có thể xảy ra? Bị điểm 0 trong bài kiểm tra một tiết ư? Rớt đại học ư? Bạn sẽ phản ứng như thế nào, sợ hãi đến trường ngày mai, sợ hãi đối diện với bạn bè, bố mẹ, thầy cô sao? Thôi nào, mọi chuyện không tệ đến thế đâu. Cuộc sống vẫn tiếp diễn, và bố mẹ, bạn bè, thầy cô vẫn yêu quý bạn cho dù bạn có bị điểm kém hay kết quả thi không tốt đi chăng nữa.

*

Bạn cố gắng nghĩ ra một điều tốt đẹp cho mỗi khó khăn của mình. Nếu bạn nhận ra rằng luôn có những điều tốt đẹp diễn ra hàng ngày xung quanh bạn, bạn sẽ ít nghĩ về những điều tiêu cực hơn.

7. Tự thưởng cho chính mình

Đừng đợi đến khi bạn đã hoàn toàn "đánh gục" nỗi sợ nào đó mới chúc mừng chính mình. Hãy tự đặt ra những mốc quan trọng bạn cần phải vượt qua, và tự động viên mình bằng những món quà nho nhỏ. Bằng việc liên tục nhận ra bạn đang tiến triển tốt thế nào trong chiến dịch "tiêu diệt kẻ gây sợ hãi", bạn sẽ có động lực hơn, tâm trang trở nên vui vẻ hơn và sẵn sàng đối mặt với cột mốc tiếp theo.

*

VNNP hy vọng những tuyệt chiêu trên có thể giúp bạn thành công đối mặt với những nỗi sợ hãi của chính mình nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.