18 Điều Cần Chuẩn Bị Gì Trước Khi Mang Thai Lần 2 Để Có Một Thai Kỳ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*


Đọc tiếp


Trong quá trình khám tiền sản, bác sĩ sẽ yêu cầu vợ chồng bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền để chắc chắn không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Nếu bạn có rối loạn di truyền, con bạn sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.

Bạn đang xem: Chuẩn bị gì trước khi mang thai

3. Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai:Bỏ rượu, thuốc lá và chất gây nghiện


Nếu hút thuốc, uống rượu hoặc có sử dụng chất gây nghiện, bạn nên từ bỏ ngay từ bây giờ. Việc sử dụng thuốc lá và ma túy có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai và bé sinh nhẹ cân. Với nam giới, nếu hút thuốc lá, số lượng tinh trùng sẽ thấp. Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.


Có thể bạn quan tâm


Rượu bia ảnh hưởng đến thụ thai như thế nào?

4. Tránh mắc nhiễm trùng trước khi mang thai

Nếu bạn đang băn khoăn là ngoài 3 lưu ý kể trên, bạn cần chuẩn bị gì trước khi mang thai để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, bạn cần tránh nguy cơ bị nhiễm trùng trước khi mang thai. Hãy ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách:


Rửa tay thường xuyên và đúng cách: Nhất là khi chế biến thức ăn hay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay chạm vào các bề mặt công cộng… Bảo quản thực phẩm đúng cách: Việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh cần đảm bảo nhiệt độ ngăn mát ở mức 2 – 4ºC, nhiệt độ tủ đông ở –18ºC và trong dụng cụ chuyên dụng. Sử dụng vật dụng bảo hộ để tránh tiếp xúc với nguồn có nguy cơ lây nhiễm: Mang găng tay, ủng khi tiếp xúc với đất, cát hoặc khi đổ rác hay dọn phân cho thú cưng để tránh bị nhiễm khuẩn.

5. Hãy giảm lượng caffeine

*

Trước khi chuẩn bị mang thai có cần kiêng cà phê hay không? Theo các chuyên gia, phụ nữ có ý định mang thai nên tránh tiêu thụ những thức uống cũng như thực phẩm có chứa caffeine, bởi vì việc hấp thụ caffeine quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Lời khuyên là bạn không nên dùng quá 200ml cà phê mỗi ngày.

6. Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc hóa chất độc hại

Trong quá trình chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai, vợ chồng bạn cần hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.Điều này là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, khi sử dụng các loại hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tẩy, bạn cũng phải hết sức cẩn thận.

7. Chú ý đến sức khỏe tinh thần trước khi thụ thai

*

Bạn nên có trạng thái tâm lý tốt nhất nếu như muốn thụ thai. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn, căng thẳng hoặc chán nản, hãy nói chuyện với bạn đời hoặc người thân trong gia đình. Bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để chia sẻ. Yoga và thiền cũng giúp bạn đánh bại căng thẳng hiệu quả.

8.Chuẩn bị trước khi mang thai: Đừng quên đến gặp nha sĩ

Trước khi mang thai, một cuộc hẹn với nha sĩ là một điều hết sức quan trọng. Việc thay đổi nội tiết tố trong quá trình bầu bí sẽ khiến bạn dễ bị các bệnhrăng miệng. Việc nồng độ progesterone và estrogen tăng cao cũng sẽ làm ảnh hưởng đến nướu răng.

9.Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai: Hãy tập thể dục thường xuyên

*

Nếu bạn có kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, đây là điều rất tốt và cần được duy trì. Nếu không, bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như yoga, aerobic hoặc bơi lội. Nếu không có thời gian, bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số việc mà bạn có thể làm để vận động nhiều hơn như đi thang bộ thay vì thang máy, đi bộ thay vì đi xe cho những quãng đường ngắn… Bạn có thể tham gia các lớp học yoga tiền sản ở bệnh viện hoặc các câu lạc bộ.

10. Trước khi mang thai cần chuẩn bị gì? Bạn nên kiểm soát tốt cân nặng

Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp. Điều này được xác định thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Phụ nữ có chỉ số BMI cao sẽ dễ gặp các biến chứng trong thời gian mang thai và trong khi sinh. Những người có chỉ số BMI thấp dễ sinh con nhẹ cân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cân nặng phù hợp với mình và cách điều chỉnh bạn nhé.


11. Cẩn thận khi chọn các loại cá

*

Nếu thích ăn cá, bạn nên cẩn thận. Cá rất giàu axít béo omega-3, cần thiết cho sự phát triển của não và mắt, protein và các chất dinh dưỡng khác nhưng có chứa thủy ngân. Điều này rất có hại cơ thể. Do đó, bạn không nên ăn các loại cá như cá thu, cá kiếm, cá ngừ và cá ngừ trắng đóng hộp.

12. Chuẩn bị trước khi mang thai: Cần vững vàng về tài chính

Tài chính là một vấn đề quan trọng không kém. Nếu bạn có ý định mang thai, hãy lên kế hoạch chi tiết về tài chính và các vấn đề liên quan. Nếu muốn dùng thẻ bảo hiểm để khám thai nhằm tiết kiệm kinh phí, hãy tìm hiểu xem bệnh viện mà bạn định tiến hành khám thai có chấp nhận thẻ bảo hiểm của bạn hay không. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình và sức khỏe của bản thân, hãy lựa chọn một bệnh viện sản phụ khoa phù hợp.


13. Ngưng uống thuốc tránh thai

*

Nếu có ý định mang thai và đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn hãy ngưng uống thuốc ngay bây giờ. Khi sử dụng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể khác so với ban đầu. Việc ngưng sử dụng thuốc sẽ đưa cơ thể dần trở về trạng thái ban đầu, chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại.

14. Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai: Ăn thực phẩm giàu dưỡng chất

Bạn không cần ăn quá nhiều nhưng bạn phải ăn những món bổ dưỡng để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh của hai vợ chồng cũng sẽ làm tăng khả năng thụ thai.


Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho phụ nữ: Nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày, uống 2 ly sữa và ăn một hũ sữa chua. Tránh những thực phẩm có nhiều chất làm ngọt nhân tạo. Hạn chế sử dụng thức uống có cồn và cà phê. Chế độ ăn cho người chồng: Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin E giúp tinh trùng khỏe mạnh, bơi giỏi để đến gặp trứng. Hãy ăn nhiều cà rốt vì loại rau ăn củ này chứa nhiều vitamin A và D.

15. Trước khi mang thai cần làm gì? Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng

*

Một bước rất quan trọng trong việc chuẩn bị trước khi mang thai là bạn cần nắm rõ về chu kỳ kinh nguyệt và xác định được ngày rụng trứng.

Theo các chuyên gia, để thụ thai hiệu quả, bạn cần tìm hiểu các cách tính ngày rụng trứng và những ngày dễ thụ thai nhất bằng cách ghi lại những ngày mình xuất hiện “đèn đỏ” hàng tháng. Từ đó, bạn sẽ biết chu kỳ của mình kéo dài bao nhiêu ngày.

Dựa vào nhiệt độ cơ thể và chất nhầy cổ tử cung, bạn có thể biết ngày rụng trứng của mình. Theo dõi các dấu hiệu này thường xuyên để xác định chính xác thời gian rụng trứng nhằm gia tăng cơ hội thụ thai.


16. Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai? Bạn nên bổ sung axit folic

Axit folic rất quan trọng cho cơ thể phụ nữ vì nó giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bổ sung axit folic mỗi ngày khi có ý định mang thai. Hãy tham khảo bác sĩ trong lần khám tiền sản để được uống bổ sung axit folic và các vitamin thiết yếu khác.

17. Tìm hiểu về tiền sử bệnh của cả hai vợ chồng

Đây là một trong những điều quan trọng mà bạn cần làm trước khi mang thai. Điều này để chắc chắn rằng hai vợ chồng không mắc phải bệnh nghiêm trọng nào về rối loạn di truyền, giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra mắc những căn bệnh di truyền từ bố mẹ.

Xem thêm: “ Bộ Tứ Siêu Đẳng 3 Năm Nữa, Bộ Tứ Siêu Đẳng 3 Fantastic Four

18. Chuẩn bị trước khi mang thai: Trả lời câu hỏi bạn đã thực sự sẵn sàng?

Trước khi có ý định mang thai, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình đã sẵn sàng để làm mẹ chưa. Hãy tự hỏi với những câu hỏi sau:

Cả hai vợ chồng đều mong muốn có con? Bạn đã chuẩn bị gì cho việc làm mẹ? Bạn đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của việc làm mẹ? Bạn có thể cân bằng giữa công việc, việc chăm con và gia đình? Nếu có sự khác biệt tôn giáo giữa hai vợ chồng, bé sinh ra sẽ theo tôn giáo nào?

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích để chuẩn bị cho quá trình mang thai của mình. Đừng quá lo lắng, mang thai là một cuộc hành trình thú vị, điều quan trọng là bạn phải biết chăm sóc bản thân mình chu đáo.

Mang thai là kết quả của việc duy trì nòi giống một cách tự nhiên. Thế nhưng vợ chồng cần có sự chuẩn bị trước khi mang thai thật tốt để sinh em bé thuận lợi và khỏe mạnh. Bởi đó là tiền đề quan trọng đảm bảo ngay từ khi sinh ra, con bạn đủ sức vượt qua những nguy cơ của quy luật tự nhiên.


Chuẩn bị tâm lý

Mang thai và sinh nở là một bước ngoặt quan trọng của đời người. Cuộc sống gia đình bạn sẽ dần thay đổi ngay từ khi sinh linh nhỏ bé chỉ còn là một bào thai. Khi bé sinh ra thì mọi thứ dường như đảo lộn.

Rất nhiều bạn trẻ đang quen với cuộc sống tự do tự tại, thoải mái không kịp thích ứng khi con xuất hiện. Thậm chí, nhiều cô gái bị “sốc” khi bế trên tay một sinh linh nhỏ bé mà không biết mình phải làm gì.

Theo một báo cáo trên tạp chí vov.vn, có đến 20% phụ nữ sau sinh trên thế giới mắc chứng trầm cảm. Con số đó ở Việt Nam là 33%. Trong đó, số người trầm buồn sau sinh (một dạng chẩn đoán trầm cảm nhưng chưa thực sự trầm cảm) chiếm đến 80%.

Nguyên nhân chính là do phần lớn cha mẹ đều chưa có sự chuẩn bị về mọi mặt nhất là tâm lý. Vì vậy, chuẩn bị tâm lý sẵn sàng mang thai là bước đệm để vợ chồng hạnh phúc khi chào đón đứa trẻ đầu lòng.


*

Báo động trầm cảm sau sinh


*

Chuẩn bị tài chính

Đã qua rồi cái thời “trời sinh voi sinh cỏ”. Giờ đây, khi bạn sinh con nghĩa là bạn phải chuẩn bị tăng gấp đôi chi phí sinh hoạt hàng tháng. Sinh con cần một khoản tiền viện phí. Nuôi con cần tiền bỉm, tiền sữa, tiền quần áo, tiền thăm khám, tiền thuốc men cùng nhiều loại tiền phát sinh khác. Ngay cả khi bé con hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng đã có vô số loại chi phí rồi.

Mặt khác, vào thời kỳ thai sản thì trong gia đình đương nhiên mất đi nguồn thu nhập từ người mẹ. Vì vậy, để tránh rơi vào trường hợp “chạy ăn từng bữa”, chật vật gây ra xung đột thì cả hai vợ chồng phải có sự chuẩn bị tài chính trước khi mang thai.


*

Cần chuẩn bị tài chính trước khi mang thai


Có thể bạn quan tâm:


Khám sức khỏe sinh sản

Thăm khám sức khỏe để đánh giá chức năng sinh sản là cần thiết nhất đối với những cặp đôi sắp kết hôn. Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện uy tín có gói khám sức khỏe tiền hôn nhân. Các gói khám này giúp đánh giá khả năng sinh sản tương đối toàn diện. Từ đó, giúp bạn phòng tránh, sớm phát hiện, điều trị các bệnh lý không mong muốn. Điểm chính của việc khám sức khỏe là giúp bố mẹ chuẩn bị sức khỏe sinh sản tốt nhất trước khi đón con yêu.

Chuẩn bị nền tảng sức khỏe

Trước khi quyết định mang thai ít nhất 3 tháng, vợ chồng nên có một kế hoạch giữ gìn sức khỏe. Hai vợ chồng có thể tham khảo một vài hoạt động thể thao tăng cường thể lực cho cả nam và nữ.

Nam giới không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn (thuốc lá, rượu, bia…).

Nữ giới nên tiêm các mũi vacxin dự phòng khi chuẩn bị mang thai:

Sởi, quai bị, rubella: tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng
Thủy đậu: tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng
Cúm: tiêm trước khi mang thai 1 tháng
Viêm gan B: tiêm đủ ba mũi trước mang thai 7 tháng (mũi hai cách mũi một 1 tháng, mũi 3 cách mũi hai 6 tháng). Nên xét nghiệm trước khi tiêm. Đủ kháng thể không cần tiêm.
*

Phụ nữ nên tiêm vacxin trước khi mang thai


Chuẩn bị trước khi mang thai nên ăn gì?

Nam giới nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, kẽm, lysine, vitamin C để tăng chất lượng tinh trùng. Các thực phẩm giàu dưỡng chất như cá, thịt bò, hàu, thịt gà, trứng gà, trái cây cam, xoài, bông cải xanh, cà chua…

Nữ giới nên bổ sung các loại thực phẩm đa dạng, đặc biệt là giàu sắt, axit folic, canxi và vitamin. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cần thiết như chế phẩm từ sữa, thịt bò, thịt gà, trứng gà, các loại trái cây.

Bên cạnh đó, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống thực phẩm bổ sung giàu sắt, axit folic, vitamin.


*

Thực phẩm tốt cho vợ chồng trước khi mang thai


Kiến thức sinh sản

Chuẩn bị trước khi mang thai nên trang bị những kiến thức cơ bản như:

Phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
Phương pháp mang thai tự nhiên
Chăm sóc sức khỏe trong khi mang thai và sau khi sinh
Dinh dưỡng trong thai kỳ
Chăm sóc trẻ sơ sinh.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về chuẩn bị trước khi mang thai dành cho các cặp vợ chồng đang có ý định có con. Hi vọng rằng thông tin sẽ hữu ích với bạn!

Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn và thăm khám trước khi mang thai, hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hoặc đặt lịch đăng ký qua hotline 024 7300 8866 ext 0 (Số 8 Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) / 024 3927 5568 ext 0 (Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội).

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/Benhvien
Hong
Ngoc/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.