TOP 10 SẢN PHẨM KÍCH THÍCH TRẺ ĂN NGON MIỆNG, HẾT CHÁN ĂN MẸ CẦN BIẾT

SKĐS - Biếng ăn ở trẻ l&#x
E0; vấn đề rất được c&#x
E1;c bậc phụ huynh quan t&#x
E2;m. Vậy c&#x
F3; cần qu&#x
E1; lo lắng khi trẻ biếng ăn? V&#x
E0; c&#x
E1;c sản phẩm k&#x
ED;ch th&#x
ED;ch trẻ ăn ngon c&#x
F3; thực sự tốt cho trẻ?


Khi nào trẻ biếng ăn cần phải được chăm sóc, điều trị?

Đã có nhiều nghiên cứu, tài liệu, bài viết về vấn đề này và về các sản phẩm hỗ trợ dành cho trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, cũng có trường phái các mẹ cho rằng không nên kích ép hay thúc giục trẻ ăn uống, mà để thuận theo sức trẻ, “có đầu có đuôi, nuôi lâu cũng lớn”.Có 14-20% cha mẹ cho biết con họ rất kén ăn trong giai đoạn 2-5 tuổi. Sự kén chọn này thường giảm đi khi trẻ lên 6 tuổi, nhưng vẫn có một số ít tình trạng sẽ trầm trọng thêm. Tình trạng biếng ăn ở trẻ phổ biến đến mức một số bác sĩ coi đó như một phần phát triển bình thường của trẻ giai đoạn mẫu giáo.Tuy nhiên, ngoài biếng ăn thông thường, có những trẻ biếng ăn do gặp vấn đề về hành vi ăn uống sẽ cần được chăm sóc, điều trị để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển.Trẻ biếng ăn thường ăn ít về số lượng và chủng loại thực phẩm, ăn lâu, hoặc chỉ ăn một số dạng chế biến nhất định và không hào hứng với bữa ăn. Một dấu hiệu quan trọng giúp phân biệt giữa trẻ biếng ăn thông thường và trẻ gặp vấn đề về hành vi ăn uống là số lượng chủng loại thức ăn trẻ có thể ăn. Biếng ăn thông thường trẻ có thể ăn được 30 loại thực phẩm khác nhau, với trẻ gặp vấn đề về hành vi ăn uống, con số này không vượt quá 20 loại thực phẩm.Trẻ có vấn đề về hành vi ăn uống hay rối loạn hấp thu thực phẩm do hạn chế (ARFID – Avoidant/Restrictive Food Intake Disorder) thường gặp ở trẻ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD – Sensory Processing Disorder), hoặc những trẻ mắc bệnh tự kỷ, tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention Deficit Hyperactivity Disorder), cần được điều trị chuyên khoa phù hợp càng sớm càng tốt.Trong một nghiên cứu quan sát 300 trẻ biếng ăn thông thường giai đoạn 3 tuổi, đánh giá sự tăng trưởng và chỉ số khối cơ thể trẻ trong suốt quá trình phát triển tới khi trẻ trưởng thành ở tuổi 17. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dù trẻ có biếng ăn thời thơ ấu, nhưng chỉ số BMI trung bình không cho thấy sự khác biệt so với nhóm trẻ có hành vi ăn uống bình thường. Nghĩa là trẻ vẫn lớn lên, tăng trưởng và phát triển.Tuy nhiên, chỉ số thành phần cơ thể giữa nhóm trẻ biếng ăn và ăn uống bình thường là khác nhau. Chỉ số khối lượng mỡ (FMI – Fat Mass Index) không có sự khác biệt đáng kể, nhưng chỉ số khối lượng nạc cơ thể (LMI – Lean Mass Index) ở nhóm trẻ biếng ăn thấp hơn so với nhóm trẻ ăn bình thường, khác biệt rõ rệt ở nhóm trẻ nam. Có nghĩa khi trẻ trưởng thành, khối lượng khối cơ của trẻ biếng ăn thấp hơn nhóm trẻ ăn bình thường. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới sức bền và khả năng vận động của cơ thể.Một nghiên cứu khác kéo dài 5 năm, đánh giá sự hấp thu dinh dưỡng ở gần 7.500 trẻ biếng ăn từ 2-2,5 tuổi. Kết quả cho thấy sự khác biệt về năng lượng đưa vào cơ thể giữa hai nhóm trẻ, cũng như khác biệt về các đại dưỡng chất (đạm, đường, béo) được hấp thu. Tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê nhất đó chính là các vi chất dinh dưỡng. Trong đó, nhóm trẻ biếng ăn thiếu hụt trầm trọng 4 vi chất có mức hấp thu thấp dưới ngưỡng dinh dưỡng tham chiếu (LRNI): Caroten (tiền chất của vitamin A), Sắt, Kẽm và Selen. Khi lượng hấp thu các chất dưới ngưỡng dinh dưỡng tham chiếu (LRNI), thì các chất đó chắc chắn không phát huy được vai trò đáp ứng nhu cầu cơ thể.

Bạn đang xem: Kích thích trẻ ăn ngon


Như vậy nếu trẻ biếng ăn, trẻ vẫn tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên dinh dưỡng và thể trạng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi trưởng thành. Do đó với các trẻ biếng ăn, cha mẹ cần chú ý hai vấn đề: Xác định trẻ biếng ăn thông thường hay gặp vấn đề về hành vi ăn uống và bổ sung các vi chất dinh dưỡng quan trọng dễ thiếu hụt ở trẻ biếng ăn.

Các chất kích thích trẻ ngon miệng: Thực hư thế nào?

Những thực phổ bổ sung được quảng cáo có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon miệng trên thị trường hiện nay có thực sự hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số hoạt chất xem cơ chế tác dụng và độ an toàn của chúng như thế nào.

Lysine

Lysine là một axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp, được bổ sung qua chế độ ăn. L-lysine là dạng lysine được cơ thể sử dụng để tạo nên carnitine, là một loại axit amin có trong hầu hết các tế bào cơ thể.Với trẻ biếng ăn, do khối lượng ăn ít hoặc thiếu đa dạng sẽ ảnh hưởng đến lượng lysine cơ thể nhận được. Thiếu lysine khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thiếu sắt, kém tập trung. Vì vậy bổ sung lysine trong các sản phẩm hỗ trợ trẻ biếng ăn khá phổ biến trên thị trường.Lysine giúp gia tăng hấp thu sắt, kẽm, canxi; có vai trò trong việc sản xuất các enzyme, kháng thể miễn dịch; ngăn ngừa mất khối lượng nạc cơ thể; giảm lo lắng, căng thẳng.Lysine tương đối an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên trên những trẻ nhạy cảm, không dung nạp protein lysinuric, sử dụng lysine có thể gây tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra trên những trẻ có hiện tượng tăng canxi huyết, canxi niệu hoặc đang điều trị canxi hoặc kẽm liều cao cần thận trọng khi bổ sung lysine.Cần có thông tin đầy đủ về các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp chúng ta có được những lựa chọn hiệu quả.

Kẽm

Kẽm có lẽ là lựa chọn được rất nhiều bà mẹ có con biếng ăn biết đến. Kẽm giúp cải thiện vị giác, khứu giác, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn.Kẽm có rất nhiều lợi ích, nhưng không có nghĩa lợi ích sẽ tỉ lệ thuận với hàm lượng kẽm được đưa vào cơ thể. Kẽm chỉ an toàn khi sử dụng đúng liều khuyến cáo. Khi sử dụng liều cao, ngộ độc cấp tính kẽm gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu và chán ăn. Bổ sung kẽm liều cao kéo dài, ngộ độc mãn tính kẽm gây giảm lượng lipoprotein mật độ cao (HDL) hay cholesterol “tốt”, giảm chức năng miễn dịch, tiện lượng thiếu đồng, giảm hấp thu sắt gây thiếu máu.Một số thuốc bị giảm hấp thu khi uống cùng kẽm như: Sắt, đồng, mangan, thuốc kháng axit, kháng sinh tetracyclin, hay penicillamine (trong điều trị viêm khớp dạng thấp). Nên uống các thuốc này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.Ngược lại, một số thuốc sẽ làm tăng hấp thu kẽm như lysine, amiloride (thuốc lợi tiểu giữ kali dùng trong điều trị tăng huyết áp, suy tim hoặc phù giữ nước). Khi dùng các thuốc này cần lưu ý giảm liều kẽm bổ sung để tránh hấp thu quá mức.

Men vi sinh

Men vi sinh được sử dụng nhiều đứng thứ 3 trong các sản phẩm dành cho trẻ biếng ăn. Men vi sinh chứa các loại vi khuẩn tốt đối với cơ thể, nhưng không phải luôn an toàn khi cho trẻ sử dụng. Khi lạm dụng, men vi sinh có thể gây: Đầy hơi, chướng bụng; rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột, gây tiêu chảy. Với những trẻ có hệ thống miễn dịch kém, bổ sung probiotics (men vi sinh) có thể trở thành tác nhân gây nhiễm trùng cho cơ thể.

Cyproheptadin

Là một thuốc kháng histamine điều trị dị ứng. Ngoài ra, cyproheptadin có tác dụng kích thích cảm giác đói và buồn ngủ. Sử dụng cyproheptadin gây thèm ăn tạm thời ở trẻ biếng ăn, nhưng khi dừng uống, trẻ lại quay về hành vi ăn uống như cũ hoặc sụt cân. Cyproheptadin dùng lâu dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển của trẻ.

Corticoid

Là nhóm thuốc chống viêm có tác dụng giữ muối, giữ nước gây phù, tăng cân ảo. Đặc biệt tác dụng phụ của corticoid đã được cảnh báo rất nhiều vì những hậu quả để lại, đặc biệt đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ: Dậy thì sớm, mỏng da, loãng xương, suy thận…

Dẫn xuất hormone sinh dục

Ví dụ hoạt chất nandrolon phenylpropionat là một dẫn chất tổng hợp tương tự hormon sinh dục nam testosterone. Chất này có tác dụng đồng hóa protein, tăng hấp thu các axit amin vào trong mô cơ, phát triển cơ bắp, tăng cân. Nandrolon phenylpropionat được chỉ định dùng cho các trường hợp sụt cân, mất sức trong các trường hợp ốm nặng theo chỉ định của bác sỹ. Tuy nhiên lạm dụng sẽ gây dậy thì sớm ở trẻ và gây ra các rối loạn sinh lý trong cơ thể. Nandrolon phenylpropionat chống chỉ định cho trẻ dưới 15 tuổi.
Trẻ biếng ăn thực sự là vấn đề các bậc phụ huynh cần quan tâm. Tuy nhiên quan tâm đúng vấn đề và có giải pháp phù hợp thì không phải phụ huynh nào cũng biết. Hiểu rõ vấn đề trẻ gặp phải, cũng như có thông tin đầy đủ về các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp chúng ta có được những lựa chọn hiệu quả, giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
DS Nguyệt Minh
Chia sẻ facebook
bổ sung sản phẩm k&#x
ED;ch th&#x
ED;ch ăn ngon cho trẻ biếng ăntrẻ biếng ăn g&#x
E2;y hệ lụy g&#x
EC;

Bạn đang lo lắng vì bé biếng ăn và không đạt được cân nặng chuẩn như mong đợi? Bạn băn khoăn không biết liệu bé có ăn đủ chất hay không và làm cách nào để giúp bé ăn ngon? Hãy cùng atlantis.edu.vn tìm hiểu 17 cách giúp trẻ ăn ngon dưới đây.

Để bé ăn ngon tăng cân nhanh và đều, trẻ hết biếng ăn, bố mẹ cần tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và khoáng chất, đa dạng thực đơn món ăn, chia thành nhiều bữa nhỏ và quan trọng hơn hết là hình thành cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh.


17 cách giúp bé ăn ngon, tăng cân mẹ cần biết

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Chỉ cần mẹ biết cách giúp trẻ ăn ngon miệng để hấp thu dinh dưỡng tốt, bé tăng cân khỏe mạnh. Nếu bố mẹ đang tìm kiếm các giải pháp kích thích bé ăn ngon, tham khảo ngay 17 cách giúp bé ăn ngon tăng cân được tư vấn từ chuyên gia dưới đây:

Cách 1: Không ép trẻ ăn thái quá

Các bậc cha mẹ có thể yên tâm hơn khi biết rằng hầu hết trẻ em được coi là kén ăn sẽ phát triển tốt hơn trong vòng vài năm sau đó. Một nghiên cứu trên 4.000 trẻ em cho thấy tỷ lệ kén ăn ở tuổi lên 3 là 27,6% nhưng chỉ còn 13,2% ở tuổi lên 6.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, việc ép trẻ tiêu thụ quá mức thức ăn có thể làm trẻ áp lực, tăng sự kén chọn và khiến con bạn ăn ít hơn. Mặc dù việc đối mặt với một đứa trẻ kén ăn có thể khiến bạn nản lòng, nhưng hãy kiên nhẫn để tăng lượng ăn của trẻ từng chút một và mở rộng sở thích ăn uống của bé dần dần, giúp bé ăn ngon hơn mỗi ngày.

*

Việc ép con ăn có thể làm tăng sự kén chọn và khiến con ăn ít hơn, đây không phải là cách để trẻ ăn ngon

Cách 2: Thực đơn đa dạng, thay đổi thường xuyên giúp bé ăn ngon tăng cân

Cho trẻ làm quen và ăn thức ăn mới là một phần quan trọng để giúp trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh và tăng khẩu vị cho trẻ. Có nhiều cách giúp bé ăn ngon dễ dàng, chẳng hạn: thêm các loại rau cắt nhỏ như cà rốt, hành tây và nấm vào các công thức nấu ăn thân thiện với trẻ em, ví dụ nước sốt mì ống, bánh pizza và súp.

Hãy liên tục cho trẻ tiếp xúc với thức ăn mới bằng cách cho trẻ ăn một lượng nhỏ kèm vào khẩu phần thức ăn trẻ yêu thích. Cho trẻ nếm thử một ít thức ăn mới, nhưng đừng ép nếu con bạn không chịu nếm thử.

Cách 3: Trang trí món ăn đẹp mắt để kích thích trẻ thèm ăn

Một cách khác để làm cho thức ăn trông ngon miệng hơn đối với trẻ em là trình bày thức ăn theo cách vui nhộn và sáng tạo, chẳng hạn bằng cách sử dụng khuôn cắt bánh quy để biến trái cây và rau tươi thành các hình thù vui nhộn.

Cách 4: Cho trẻ tự ăn để kích thích trẻ ăn ngon

Thỉnh thoảng, khuyến khích trẻ tự ăn uống là một cách giúp trẻ rèn luyện tính độc lập. Đây cũng là cơ hội giúp con bạn tìm hiểu thêm về mùi vị, kết cấu và nhiệt độ của thức ăn. Nếu con bạn tỏ ra thích thú với việc tự xúc ăn, hãy kích thích trẻ bằng cách đưa cho trẻ những thức ăn có thể cầm nắm như một miếng trái cây hoặc một miếng khoai tây hoặc bí đỏ… nhỏ.

Để tránh trẻ bị sặc, hãy luôn giám sát con bạn khi trẻ đang tập tự ăn. Một số thực phẩm như các loại hạt nguyên hạt và thực phẩm cứng như cà rốt sống thái nhỏ… có nguy cơ gây hóc và nghẹt thở. Trẻ em đang học ăn nên tránh ăn những thực phẩm này.

Cách 5: Cho trẻ tham gia nấu ăn – một cách giúp bé ăn ngon

Đưa trẻ đến cửa hàng tạp hóa và cho phép trẻ chọn một vài món tốt cho sức khỏe mà trẻ muốn thử. Việc này sẽ giúp giờ ăn trở nên vui vẻ và thú vị, mang lại cho trẻ sự hào hứng, giúp bé ăn ngon hơn. Mẹ cũng nên khuyến khích trẻ ngửi, sờ và quan sát các loại thực phẩm khác nhau.

Hãy để trẻ giúp bạn sắp xếp các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ bằng cách yêu cầu các bé hoàn thành các công việc an toàn, phù hợp với lứa tuổi, như rửa hoặc bóc sản phẩm hoặc sắp xếp thức ăn vào đĩa.

Xem thêm: Mua máy ảnh canon g7x mark ii chính hãng giá tốt, máy ảnh canon powershot g7x mark ii

*

Hãy để trẻ phụ giúp sắp xếp bữa ăn, khi trẻ trở thành một phần của bữa ăn sẽ giúp bé ăn ngon hơn

Cách 6: Cho trẻ uống nước trước bữa ăn 30 phút

Khuyến khích con bạn uống nước hoặc cho bé uống 1 hoặc 2 ly trước giờ ăn 30-60 phút để hỗ trợ tiêu hóa. Hãy tạo thói quen uống nước cho bé ngay khi thức dậy và trước giờ ăn để bé nhanh chóng cảm thấy đói và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Nhớ đừng uống quá gần trước hoặc sau bữa ăn vì nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa. Bạn có thể bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm mọng nước ngon miệng và bổ dưỡng khác như táo, anh đào, nho, cam, cà chua, dứa…

Cách 7: Sử dụng một chút gia vị chua, cay trong món ăn

Các loại gia vị như vị chua hay cay làm tăng thêm hương thơm và hương vị cho bữa ăn. Điều này làm cho các món ăn hấp dẫn hơn đối với trẻ em, tất nhiên chỉ nên áp dụng bí quyết này với những trẻ đã lớn hơn. Một số trẻ không thích ăn thức ăn có mùi hoặc vị nồng, chẳng hạn như tỏi. Hãy thử loại bỏ những thành phần như vậy khỏi bữa ăn của con bạn để giúp bé ăn ngon hơn.

Cách 8: Ăn thức ăn từ thiên nhiên giúp trẻ ăn ngon

Bé ăn không ngon miệng kéo dài dẫn đến tình trạng kém hấp thu và biếng ăn ở trẻ. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bé có cảm giác không ngon miệng, biếng ăn. Nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất là do chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu các thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, lysine,..

Do đó, để con ăn ngon miệng, tăng cân nhanh và đều, bố mẹ cần ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, giàu vi chất dinh dưỡng trên như: (1)

Thực phẩm giàu kẽm trong tự nhiên giúp trẻ hết biếng ăn: Hàu, hải sản, thịt bò, các loại hạt, rau lá xanh đậm,…Thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B kích thích con thèm ăn: Thịt gà, các loại đậu, chuối, gạo,…

Con bạn cũng có thể nhận được các chất dinh dưỡng như canxi, kali, protein và vitamin D từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Khi bé đã sẵn sàng, hãy cho bé ăn trái cây và rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, cá và thịt nạc.

*

Bổ sung các thực phẩm từ thiên nhiên để bữa ăn của bé thêm đa dạng và giúp bé ăn ngon hơn

Dầu ô liu và bơ chứa nhiều calo và có lợi cho sức khỏe. Axit oleic trong cả hai loại đều có thể làm giảm viêm, ngoài ra con bạn còn nhận được một số chất béo omega-3 rất tốt cho não. Cho trẻ ăn chuối, lê và bơ thay vì táo và cam vì những loại trái cây này có hàm lượng calo cao hơn.

Cách 9: Hạn chế các món ăn cần nấu lâu, thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích và thịt nguội luôn sẵn có và ngày càng phổ biến ở nhiều gia đình. Tuy nhiên, ăn thực phẩm chế biến sẵn làm tăng lượng natri, đường hoặc chất béo bão hòa. Ăn quá nhiều natri, đường hoặc chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Cách 10: Thay đổi không gian bữa ăn kích thích bé ăn ngon miệng

Cảm giác thèm ăn giảm khi môi trường quá nóng, ra nhiều mồ hôi hoặc khó chịu. Hãy bật điều hòa không khí hoặc mở cửa sổ để bé cảm thấy thoải mái khi ăn và kích thích trẻ ăn ngon hơn. Các phụ huynh có thể dành ra các buổi cuối tuần để cùng bé ăn ở các nhà hàng hay hàng quán để trẻ thay đổi không gian cũng như thay đổi khẩu vị để giúp bé ăn ngon hơn.

Cách 11: Kiểm tra răng miệng thường xuyên

Đánh răng cho trẻ 2 lần/ ngày – sáng và tối. Sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu kem đánh răng có hàm lượng fluor thấp trên bàn chải đánh răng cỡ trẻ em. Đồng thời, khuyến khích con bạn súc miệng bằng nước sau khi ăn trưa và ăn vặt. Điều này giúp rửa sạch thức ăn thừa.

Nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6-12 tháng một lần. Khám răng định kỳ giúp con bạn có cơ hội làm quen với nha sĩ và cũng là cơ hội để bạn nói về nhu cầu sức khỏe răng miệng của con bạn và lập kế hoạch chăm sóc răng miệng cho con bạn.

*

Khuyến khích trẻ đánh răng và cho trẻ đi khám răng định kỳ 6-12 tháng một lần cũng là cách giúp bé ăn ngon hơn

Cách 12: Tăng cường vận động cho trẻ để giúp bé ăn ngon hơn

Tập thể dục nên bắt đầu sớm. Tạo những nơi an toàn để con bạn có thể học cách bò, đi bộ và chạy. Tăng cường đưa trẻ đi dạo, khuyến khích các bé đi bộ cùng người thân.

Hãy biến những buổi vận động thành những ngày vui chơi năng động hay tập thể dục cùng gia đình hàng ngày.

Điều đó không chỉ giúp trẻ có thể đạt được cân nặng hợp lý mà còn khiến trẻ năng năng động hơn ngay từ nhỏ và cả khi trưởng thành.

Cách 13: Cho trẻ ăn đúng giờ

Trong những tháng đầu đời, hãy nhớ rằng em bé của bạn tự do hơn với nhu cầu của chính mình. Nếu bé đói, hãy cho bé ăn. Tuy nhiên, khi bé lớn hơn, bạn có thể bắt đầu thiết lập giờ ăn. Duy trì một thói quen có tổ chức cho giờ ăn là điều bắt buộc để con bạn có thói quen ăn uống điều độ.

Theo dõi đồng hồ và cho trẻ ăn đều đặn, đúng giờ sẽ giúp trẻ ăn ngon và tăng cân. Đừng bỏ bữa ngay cả khi bạn phải đi ra ngoài. Mang theo đồ ăn nhẹ bên mình để bạn có thể cho trẻ ăn theo thời gian quy định.

Cách 14: Cho trẻ ngồi đúng tư thế khi ăn

Luôn cho trẻ ngồi vào bàn ăn khi dọn bữa chính hoặc bữa phụ. Điều này mang lại sự nhất quán và cho bé biết rằng đây là nơi để ăn uống, không phải vui chơi. Để đảm bảo con bạn ngồi thoải mái để trẻ ăn ngon, hãy đảm bảo bàn ăn ngang với bụng, sử dụng ghế nâng nếu cần thiết.

*

Ngồi đúng tư thế và thoải mái giúp bé ăn ngon hơn

Cách 15: Không cho trẻ chơi đồ chơi, xem tivi, điện thoại khi ăn

Mặc dù việc để con bạn xem TV hoặc chơi trò chơi trong giờ ăn có thể là một thói quen hấp dẫn, nhưng đó không phải là thói quen tốt để trẻ kén ăn phát triển. Ăn uống cùng với gia đình có lợi cho việc ăn nhiều hơn và thử các món ăn mới. Hãy giảm thiểu sự phiền nhiễu bằng cách tắt điện thoại và TV, không cho trẻ chơi đồ chơi khi ăn.

Cách 16: Cho bé ăn vặt đúng cách để giúp bé ăn ngon vào bữa chính

Sử dụng thực phẩm không lành mạnh như kem, khoai tây chiên hoặc soda làm phần thưởng có thể khiến trẻ tiêu thụ quá nhiều calo và ăn ngay cả khi bé không đói. Hãy cung cấp các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ lành mạnh vào những thời điểm nhất quán, ví dụ cứ sau 2–3 giờ sau bữa chính trong ngày.

Cho trẻ dùng đồ uống hoặc thức ăn như sữa hoặc súp vào cuối bữa ăn, thay vì bắt đầu bữa ăn, để tránh cho trẻ quá no trước khi bắt đầu ăn, giúp bé ăn ngon hơn trong bữa tiếp theo.

Cách 17: Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Trong trường hợp đã thử nhiều cách kích thích bé ăn ngon nhưng vẫn không hiệu quả, mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bổ sung vi chất, enzym, lợi khuẩn hiệu trợ tiêu hóa cho trẻ như sữa chua, sữa chua uống,… Các chất bổ sung vitamin nên bao gồm vitamin A, C, D, vitamin nhóm B, kẽm và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, hãy luôn thật cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ để có những quyết định đúng đắn. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá uy tín trên thị trường như: sữa chua, sữa chua uống, Pediakid hay Bio Acimin cho trẻ biếng ăn,…

Khám dinh dưỡng giúp bé ăn ngon, hết chán ăn, tăng cân tốt

Bạn nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ để được đánh giá toàn diện sức khoẻ và được tư vấn những lời khuyên bổ ích. Qua đó, trẻ cũng có thể được chỉ định bổ sung một số chất, đặc biệt nếu trẻ biếng ăn và nhẹ cân.

Việc khám dinh dưỡng cho trẻ sẽ mang lại một số lợi ích như:

Kịp thời đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ để có những giải pháp phù hợp.Phát hiện sớm và điều trị sớm các bệnh lý ở trẻ.Được xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, lối sống lành mạnh.

Trên đây là 17 cách giúp bé ăn ngon miệng hơn mà atlantis.edu.vn muốn giới thiệu đến các bậc cha mẹ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp các mẹ, các bà nắm được những tuyệt chiêu giúp bé ăn ngon để tăng cân hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.