Less is more nghĩa là gì - triết lý less is more trong phong cách tối giản

Script has been disabled on your browser, please enable JS to make this app work.

Bạn đang xem: Less is more nghĩa là gì



Con người đôi khi quan tâm tới quá nhiều thứ, đặt quá nhiều mục tiêu, dành thời gian để làm hài lòng quá nhiều mối quan hệ. Trong khi bản thân năng lực có hạn, thời gian chỉ có 24 giờ và chúng ta không phải là thần đồng hay siêu nhân trong phim ảnh. Điều này dẫn đến tất cả mọi thứ đều dừng ở mức nửa vời và mất kiểm soát.

Thay vì điều đó, hãy chỉ đặt ra mục tiêu lớn nhất, những thứ thực sự cần phải quan tâm, các mối quan hệ gần gũi nhất…để mọi thứ xung quanh mình đều đạt được hiệu quả cao nhất. Đó chính là càng ít sẽ càng nhiều.

Ít mục tiêu- Thành công hơn

Việc có quá nhiều mục tiêu một lúc sẽ khiến việc phân bổ thời gian trở nên khó khăn hơn khi cứ phải chia nhỏ nó ra cho nhiều thứ. Mỗi lần như vậy, năng lượng cũng bị chia nhỏ dẫn đến kết quả không tối ưu. Có đợt tôi đặt mục tiêu cho mình phải thành thục Tiếng Anh, học thêm tiếng Tây Ban Nha và học Digital Marketing. Nhưng sau một thời gian tôi thấy sự tiến triển không rõ rệt khi thời gian dành cho mỗi mục tiêu không đáp ứng đủ để có năng suất tốt. Tôi tự đặt câu hỏi rằng: Mình có nhất thiết phải đạt được cả 3 mục tiêu ấy một lúc hay không? Và đến bao giờ mới làm được điều đó, khi mà có quá nhiều thứ phải làm?

Sau đấy tôi đã đơn giản hoá mục tiêu của mình bằng cách đặt mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ như nếu ưu tiên tiếng anh trước thì sẽ chỉ học tiếng anh cho đến khi đạt được yêu cầu tự đề ra, rồi sau đấy lần lượt là các mục tiêu khác. Các bạn có thể đặt mục tiêu ngắn hạn như:

Nghe 2 bài ở TED.com mỗi ngày (mỗi bài tầm 10-15 phút)1 tháng đọc 1-2 cuốn sách về kỹ năng mềm

Tập trung vào ít việc hơn và dốc hết mình cho nó sẽ hiệu quả hơn hẳn việc ôm đồm nhiều thứ và mọi việc chỉ dừng ở mức nửa vời.

Làm ít nhưng hiệu quả

Có bao giờ bạn cảm thấy ngồi cả buổi ở bàn học mà chẳng được chữ nào vào đầu? Có khi nào bạn thấy đứa bạn của mình học không nhiều nhưng kết quả vẫn cao? Bây giờ việc chăm chỉ đi đôi với thành công không hẳn đúng mà cần đi cùng một phương pháp thích hợp nữa. Bạn có thể ngồi ở bàn học, bày la liệt sách vở nhưng tay vẫn lướt Facebook đều đặn, 5 phút lướt một lần. Điều này sẽ làm bạn sao nhãng, mất tập trung và kết quả kém là đương nhiên. Bây giờ hãy lên danh sách việc cần làm, và tập trung vào nó thôi. Công việc quan trọng hay lướt Facebook quan trọng hơn? Hãy bỏ những thứ thừa thãi không cần thiết.

Bạn có thể áp dụng phương pháp Pomodoro – phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung trong công việc. Bằng cách thực hiện tập trung công việc mình quyết định làm trong một pomodoro thời gian 25 phút, sau đó nghỉ 3 đến 5 phút thư giãn và tiếp tục làm việc tập trung 25 phút. Cứ như vậy khoảng 4 lần pomodoro thì nghỉ dài hơn tầm 15-30 phút. Và bạn cũng phải tuân thủ những nguyên tắc của pomodoro là:

Chỉ tập trung làm 1 việc duy nhất với 100% thời gian.Trong 1 Pomodoro 25 phút, nếu bị gián đoạn thì Pomodoro sẽ được tính lại từ đầu.Lúc giải lao thì phải thực sự thư giãn, không nên dùng nhiều đến tư duy.

Đã có các app hỗ trợ giúp các bạn dễ dàng áp dụng phương pháp này: hãy search “Pomodoro timer” trên app store, download về và thực hiện ngay xem nhé.

Sắp xếp tiêu dùng hiệu quả

Anh bạn thân của tôi có thể kiếm gần 10 triệu 1 tháng khi còn là sinh viên nhờ việc dạy đàn guitar nhưng luôn luôn kêu thiếu tiền. Hồi đó tôi chỉ kiếm được hơn 2 triệu nhờ công việc partime nhưng chẳng bao giờ thiếu tiền. Bởi vì sao? Đó là do việc chi tiêu của chúng ta. Bạn tiêu càng ít thì càng bớt việc phải suy nghĩ về tiền bạc. Kiếm tiền – tiêu ít – có tiền. Kiếm tiền – tiêu nhiều – hết sạch. Hãy chỉ mua những thứ cần thiết, dùng tiền vào việc thực sự đáng dùng. Tôi vẫn thấy khá nhiều bạn trẻ nhận lương và tiêu sạch vách ngay sau đó.

Nếu đang là một người tiêu tiền vô tội vạ, hãy làm theo cách của mình: Lập bảng chi tiêu hàng tháng. Chúng ta thường có những nguồn thu cố định (từ bố mẹ, từ việc làm thêm, lương cố định…) và các chi phí cố định phải trả (tiền nhà, tiền ăn, tiền xăng xe…). Dùng một phép tính đơn giản là lấy nguồn thu trừ đi các chi phí cố định và khoản muốn tiết kiệm. Còn lại bao nhiêu mới sử dụng nó cho các trường hợp khác như: mua sắm, hẹn hò… Không nên mua sắm thả ga, ăn chơi thoải mái rồi mới nghĩ đến việc còn lại bao nhiêu thì sẽ tiết kiệm, chắc gì bạn đã còn tiền trong ví?

Bạn có thể sử dụng Money Keeper. Đây là một app khá tiện lợi nếu bạn không thích cách ghi chép truyền thống. Money Keeper sẽ thống kê luôn cho bạn tiêu dùng trong ngày, trong tuần, tháng, năm một cách rõ ràng và vô cùng dễ dàng thực hiện. Bạn sẽ luôn biết được thu, chi của mình như thế nào để điều chỉnh cho hợp lý.

Hãy trở thành một kẻ chẳng bao giờ thiếu tiền bằng việc chi tiêu thông minh!

Sống tối giản

Tối giản trong cách sống, trong suy nghĩ, trong các mối quan hệ…sẽ giúp bạn nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng. Sẽ có những lúc bạn phải gào thét lên rằng: làm người lớn phức tạp quá, sao chỉ có thở thôi mà cũng khó khăn thế nhỉ. Vậy thử hỏi mình xem có phải bản thân đang ôm đồm quá nhiều thứ không thực sự cần thiết? Nếu chúng ta chỉ có một chiếc balo cho cuộc hành trình dài, những thứ nào được lựa chọn để cho vào đầu tiên? Và đâu là những thứ nên bỏ đi. Bởi việc vác hết tất cả lên mình chỉ khiến mọi thứ thêm mệt mỏi. Càng ít, balo sẽ càng nhẹ.

Có nhiều người mong muốn thành đạt chỉ để cho người khác thấy điều đó được tung hô, được ngưỡng mộ, nhưng rồi chúng ta sẽ nhận ra rằng mình chọn con đường mình muốn, theo đuổi thứ mình đam mê, và cháy cùng nó, thì việc được nhìn nhận như thế nào cũng không quan trọng. Tối giản không phải là sự chạy đua theo những thứ vô giá trị mà là vô cùng bình yên và sống thật với chính mình. Nổi tiếng, nhiều tiền bạc, nhiều mối quan hệ chưa hẳn sẽ hạnh phúc. Học cách chọn lọc để sống tối giản, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đó là cách chúng ta làm giảm sự chi phối bởi ngoại cảnh đến bản thân và sống thực sự có ý nghĩa.

Bạn có thể tìm đọc những trang blog viết về cách sống tối giản như:

http://www.missminimalist.com/

http://www.everydayminimalist.com/

Ít sự lựa chọn, hạnh phúc hơn

Càng nhiều sự lựa chọn, sự nuối tiếc lại càng lớn. Nó giống như chi phí cơ hội vậy. Cách đây một thời gian tôi có nộp đơn vào xin làm việc barista tại 2 quán cà phê. May mắn là cả 2 đều nhận sau hôm phỏng vấn. Nhưng lúc đó bản thân chẳng thực sự vui khi có một công việc mới mà lại có cảm giác mình vừa mất đi một công việc. Cuộc sống càng ngày càng chứng mình rằng: Càng nhiều sự lựa chọn chỉ khiến con người ít hài lòng hơn. Bạn có thể đón đọc những đầu sách để có thể có những sự lựa chọn sáng suốt hơn như: “Nghịch lý của sự lựa chọn’- Barry Schwartz, “Chúng ta quyết định như thế nào”- Jonah Lehrer, “Trong chớp mắt”- Maclcom Gladwell.

Đọc đến đây bạn đã hiểu “Less is more” là như thế nào rồi chứ? Hãy có những sự ưu tiên và sự lựa chọn sáng suốt, đáng đầu tư cho cuộc sống của bạn nhé.

Nguyên tắc Less is more đang được nhiều kiến trúc sư xem là phương châm thiết kế của mình và ứng dụng trực tiếp vào nhiều bản thiết kế khác nhau. Hãy cùng xem châm ngôn này ảnh hưởng ra sao đến công việc thiết kế nội thất hiện đại nhé!

Nguyên tắc “Less is more” hướng đến điều gì?

Less is more (Ít gợi nhiều) là câu châm ngôn nổi tiếng của Kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe (1886 - 1969). Ông được xem là người đặt những viên gạch đầu tiên của nền móng phát triển trào lưu kiến trúc hiện đại (Modernist Architecture), đồng thời là cha đẻ của chủ nghĩa Tối giản (Minimalism) trong kiến trúc.

Bạn đang xem: Triết lý " less is more là gì

Tuy câu nói này đã xuất hiện gần 100 năm và có nguồn gốc từ lĩnh vực kiến trúc, nhưng mức độ phổ biến và ứng dụng của nó vẫn tồn tại và đi sâu vào gốc rễ nhiều lĩnh vực hiện nay, trở thành kim chỉ nam và có không ít tín đồ. Nguyên tắc này được lan rộng từ lĩnh vực kiến trúc sang thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, hóa mỹ phẩm, công nghệ… cho đến phong cách sống thường nhật.


*

Có không ít kiến trúc sư của thời đại hiện nay xem câu nói này là tôn chỉ để ứng dụng vào các thiết kế của mình. Vậy ý nghĩa thật sự đằng sau câu nói hàm súc này là gì?

Nguyên tắc Less is more không chỉ được phủ rộng trong đời sống mà còn được các thương hiệu cao cấp đưa vào các thiết kế của họ. Chúng ta có thể để ý có rất nhiều thương hiệu cao cấp mảng mỹ phẩm, thời trang, điện tử,… luôn đưa ra những thiết kế tối giản nhưng không kém phần sang trọng.

Chủ nghĩa tối giản, bản thân nó đã là một loại ngôn ngữ thiết kế ý tại ngôn ngoại. Less is more đồng thời là châm ngôn thể hiện vừa hàm súc vừa sâu sắc nhất điều mà chủ nghĩa Tối giản (Minimalism) muốn hướng đến. Trong lĩnh vực thiết kế nói chung, nguyên tắc Less is more hướng chúng ta đến đặt những gì cốt lõi lên hàng đầu, tập trung vào chất lượng, tinh thần mà sản phẩm hướng đến, đồng thời mạnh tay gạt bỏ đi những yếu tố hay chi tiết không thật sự đóng góp cho giá trị cốt lõi đó.

Xem thêm: Sơn xịt màu xanh dương ) a 242 chính hãng, sơn xịt atm xanh dương a242

Tinh thần “Less is more” được thể hiện trong các thiết kế nội thất hiện đại như thế nào?

Tinh thần cốt lõi của Less is more không phải là sử dụng thật ít các chất liệu thiết kế để từ bỏ đi những chi tiết mà là tập trung khai thác và chắt lọc những giá trị độc đáo nhất của không gian thiết kế và làm nổi bật chúng.

Đồ nội thất hướng đến việc giải phóng không gian

Việc không gian nhồi nhét quá nhiều đồ nội thất với nhiều chi tiết nặng nề có thể tạo nên áp lực vô hình trong không gian sống. Con người hoàn toàn có thể sống tiện nghi và hạnh phúc trong một không gian được chiếm dụng chỉ bởi những đồ vật thật sự cần thiết. Nguyên tắc Less is more tập trung vào việc giải phóng tất cả những gì gây ngột ngạt cho không gian, vì thế đồ nội thất cần được điều chỉnh thích hợp để đáp ứng với việc giải phóng không gian ấy.

Việc bố trí và sử dụng nội thất hướng đến việc bảo vệ các không gian trống mà không cố chiếm dụng một cách khiên cưỡng.


*

Nếu không thật sự cần thiết, không gian sẽ được ưu tiên bỏ trống để tạo sự thư thái

Hạn chế số lượng đồ nội thất không cần thiết trong không gian

Một trong rất nhiều lỗi điển hình khi bố trí không gian nội thất chính là chúng ta bố trí những gì chúng ta muốn chứ không phải là những gì chúng ta và không gian cần. Điều này dễ dẫn đến bố trí quá nhiều đồ nội thất không thật sự cần thiết cho không gian. Một không gian khi được kiến tạo nên, bản thân nó đã có chức năng riêng biệt để phục vụ người ở. Đồ nội thất theo tinh thần Less is more không ôm đồm, không tham số lượng mà tập trung vào chức năng chính của không gian đó để phân bổ hợp lý.

Ưu tiên sử dụng nội thất có gam màu trung tính với đường nét đơn giản nhưng hài hòa

Sự hài hòa trong từng chi tiết sẽ tạo nên sự hài hòa cho tổng thể. Để có được không gian thật sự mang lại sự thư giãn, đồ nội thất thường được ưu tiên chọn lựa theo tông màu trung tính như vàng, beige, trắng kem, xám,… hoặc các tông màu gần gũi với thiên nhiên như xanh lá, vàng gỗ ấm,… Ngoài việc có khả năng sử dụng linh hoạt cho mọi kiểu phòng và đảm bảo thẩm mỹ, màu sắc trung tính còn mang lại cảm giác rộng rãi cho không gian. Thỉnh thoảng nhà thiết kế sẽ chấm phá vài điểm trong không gian bằng nội thất gam màu tối hoặc chói lóa để tạo điểm nhấn riêng biệt.


*

Tủ, sàn, trần,… đều là những đường nét cơ bản và mang gam màu trung tính trầm

Đường nét của nội thất cũng là một yếu tố quan trọng. Đồ nội thất theo xu hướng Less is more thường có đường nét đơn giản, gãy gọn nhưng không góc cạnh mà thường vuông vức hoặc được bo tròn mềm mại để hài hòa với màu sắc trung tính đi kèm. Dù sử dụng những đường nét góc cạnh thì cũng khó mà nổi bật được với các tông màu nhẹ nhàng. Chẳng hạn những bộ ghế sofa thường có kiểu dáng hình hộp đơn giản với các góc cạnh được bo tròn tinh tế, hoặc ghế gỗ có phần chân thẳng phối hợp với lưng ghế cong theo quy tắc hình học.

Đồ nội thất có bề mặt tinh tế và độ hoàn thiện cao


*

Vì đường nét và chi tiết đơn giản nên tất cả đồ nội thất đều yêu cầu cao về sự trau chuốt chi tiết và độ hoàn thiện

Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế và thi công tủ bếp tân cổ điển, xem ngay 35+ mẫu tủ bếp tân cổ điển đẹp, mới nhất 2021

Địa chỉ sản xuất và phân phối đồ nội thất “chất như nước cất”

Có rất nhiều điểm sản xuất đồ nội thất đẹp, thế nhưng để làm ra một sản phẩm nhìn bên ngoài đơn giản nhưng không đơn điệu, lại ẩn chứa được hàm ý về cái đẹp, đường nét cắt gọt tinh xảo, độ hoàn thiện chi tiết cao thì không hề dễ dàng. Có khi người mua phải cất công tìm kiếm mất thời gian vô cùng, tới xưởng để sờ tận tay cũng chưa chắc đã đủ hài lòng để trao gửi niềm tin.

Đến với Hoàng Gia Nội Thất - đơn vị có uy tín trên 10 năm sản xuất và thi công nội thất hiện đại, mọi nỗi lo của quý khách có thể được giải quyết nhanh chóng. Làm việc bằng tâm huyết, sự tỉ mỉ, cầu toàn tối đa, đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi không ngừng làm việc để mang lại sản phẩm nội thất chất lượng cao nhất, góp phần kiến tạo nên không gian tuyệt vời!

Để có được không gian nội thất như mơ trong tầm tay, liên hệ ngay với đội ngũ Hoàng Gia Nội Thất!


*

 

 

 

gmail.com

Quý khách cũng có thể quan tâm các chủ đề sau:


Câu nói "less is more" được sử dụng để truyền đạt rằng ít thứ gì đó (một lượng nhỏ) đôi khi có thể tốt hơn một lượng lớn. Sự đơn giản thường là cách tiếp cận tốt hơn so với cách tiếp cận phức tạp hơn. Khi một cái gì đó được đánh giá thấp, nó thực sự có thể mạnh mẽ và hiệu quả hơn là nếu nó hào nhoáng và khoa trương. Giống như bức tranh và tòa nhà sẽ hấp dẫn hơn về mặt hình ảnh khi chúng đơn giản và không được thiết kế hoặc tô điểm quá mức

Ví dụ: "less is more" thường được sử dụng khi nói về trang phục. Nhà thiết kế nổi tiếng Coco Chanel từng khuyên về phụ kiện: "Trước khi ra khỏi nhà, hãy soi gương và cởi bỏ một thứ". Nói cách khác, ít hơn là nhiều hơn (less is more)! Thậm chí còn có cái được gọi là "Tủ đồ con nhộng" (capsule wardrobe), điều này khiến người ta ghi nhớ câu ngạn ngữ. Tủ quần áo con nhộng giúp bạn có một tủ đồ tối giản, chỉ với một vài món đồ là bạn có thể kết hợp các món đồ để tạo ra vô số lựa chọn trang phục cho mọi dịp và thậm chí cả các mùa trong năm.

Câu nói này cũng áp dụng cho thiết kế nội thất và sắp xếp cuộc sống của một người nói chung: Nói chung, không gian lộn xộn không hấp dẫn bằng những không gian thưa thớt hơn, có nhiều không gian trống hơn. Chúng ta cũng có thể không cần nhiều đồ đạc hoặc không gian để hạnh phúc như chúng ta nghĩ khi về một ngôi nhà, do đó, trào lưu nhà nhỏ cho thấy mọi người loại bỏ nhiều của cải vật chất và sống trong những không gian rất nhỏ. Những cư dân trong ngôi nhà nhỏ có xu hướng tin rằng ít đồ đạc hơn tương đương với ít căng thẳng hơn.

Câu nói "less is more" thậm chí có thể được nói liên quan đến một bài phát biểu hoặc một câu chuyện. Có thể quá sức đối với người nghe hoặc người đọc khi nghe hoặc đọc rất nhiều chi tiết. Ít chi tiết hơn có thể giúp cho thông điệp dễ hiểu hơn.

Nhìn chung, ý tưởng của câu nói là khi một tác phẩm nghệ thuật hoặc không gian sống hoặc bất kỳ thứ gì được giảm xuống chỉ thành những yếu tố cần thiết, bạn có thể tập trung tốt hơn vào thiết kế chính hoặc vào những gì quan trọng nhất quan trọng .

Điều quan trọng cần lưu ý là có những người không tin điều này là đúng, ít nhất là không phải trong mọi trường hợp. Như một phản biện, đôi khi bạn có thể nghe hoặc thấy câu nói được thay đổi thành "more is more".


My roommate asked me what I thought of her outfit. She was wearing a skirt with leggings, tall socks, tall boots, a sweater, and a jacket, and she had on a hat and tons of jewelry. I just chuckled and said, “Less is more!”

Bạn cùng phòng của tôi hỏi tôi nghĩ gì về trang phục của cô ấy. Cô ấy mặc một chiếc váy với quần legging, tất cao, bốt cao cổ, áo len và áo khoác, cô ấy đội một chiếc mũ và rất nhiều đồ trang sức. Tôi chỉ cười khúc khích và nói, "Ít hơn là nhiều hơn!"

In the book I’m reading, the author uses three whole pages to talk about the attendees at a party. There are so many details and names, it’s difficult to read. I wish he had adopted the philosophy that less is more.

Trong cuốn sách mà tôi đang đọc, tác giả sử dụng cả ba trang để nói về những người tham dự một bữa tiệc. Có rất nhiều chi tiết và tên gọi, rất khó đọc. Tôi ước gì anh ấy đã áp dụng triết lý ít hơn là nhiều hơn.

Cụm từ "less is more" lần đầu tiên được ghi lại trong một bài thơ năm 1855 của Robert Browning có tựa đề Andrea del Sarto, được đặt theo tên của một họa sĩ người Ý:

"I do what many dream of, all their lives,—Dream? strive to do, and agonize to do,And fail in doing. I could count twenty such
On twice your fingers, and not leave this town,Who strive—you don’t know how the others strive
To paint a little thing like that you smeared
Carelessly passing with your robes afloat,—Yet do much less, so much less, Someone says,(I know his name, no matter)—so much less!Well, less is more, Lucrezia: I am judged."

Nhưng có lẽ nó thường được liên kết với kiến ​​trúc sư Ludwig Mies Van Der Rohe, người đã làm việc vào đầu và giữa thế kỷ 20. Ông được coi là nhà tiên phong của kiến ​​trúc hiện đại và ông gọi các tòa nhà tối giản của mình là “da và xương”. Thiết kế tối giản hay chủ nghĩa tối giản, có đặc điểm là cực kỳ đơn giản. Ludwig Mies Van Der Rohe tin rằng thiết kế tốt là rất đơn giản.

Ngày nay, khi bạn nghe cụm từ này, bạn có thể nghĩ đến phương pháp tổ chức và sắp xếp được phát triển bởi tác giả kiêm ngôi sao truyền hình Marie Kondo. Cô ấy nổi tiếng với việc khuyến khích mọi người suy nghĩ khác về tài sản vật chất của họ và đặt mục tiêu đó là giảm bớt sự bừa bộn trong nh trên chương trình Netflix và trên podcast của cô ấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.