Thỏ Ty Tử Là Cây Gì - Vị Thuốc Tơ Hồng (Thỏ Ty Tử)

Thỏ ty tử l&#x
E0; hạt phơi hay sấy kh&#x
F4; của c&#x
E2;y tơ hồng, một loại d&#x
E2;y cuốn k&#x
FD; sinh tr&#x
EA;n c&#x
E1;c c&#x
E2;y kh&#x
E1;c, t&#x
EA;n khoa học l&#x
E0; Cuscutasinesis, Lamk, họ b&#x
EC;m b&#x
EC;m Colvolvulaceae.



Thỏ ty tử là hạt phơi hay sấy khô của cây tơ hồng, một loại dây cuốn ký sinh trên các cây khác, tên khoa học là Cuscutasinesis, Lamk, họ bìm bìm Colvolvulaceae. Ở Việt Nam tơ hồng mọc khá phổ biến, có ở khắp mọi nơi thuộc vùng đồng bằng, trung du, thường ký sinh trên cây cúc tần Pluchea indica, họ Cúc Asteraceaee. Cây có thân hình sợi màu vàng hay nâu nhạt, không có lá, lá biến thành vảy, có rễ mút để hút thức ăn từ cây chủ, dân gian thường gọi là dây tơ hồng. Hoa hình cầu, màu trắng nhạt, không có cuống, quả hình trứng, có kẽ nứt, trong chứa 2-4 hạt, hình trứng, đỉnh dẹt, dài 2mm. Thỏ ty tử còn có tên khác là thỏ lư, la ty tử... Khoảng cuối mùa thu khi quả già thu hái về, chọn lấy hạt rửa sạch, phơi khô, tẩm nước muối sao để dùng.Thành phần hoá học theo các tài liệu của Trung Quốc hạt thỏ ty có chứa các chất glycoside, chất quercetin, lecithin, carotenoid, vitamin A và nhiều chất khác.

Bạn đang xem: Thỏ ty tử là cây gì

Theo Đông y, thuốc có vị ngọt, cay, tính hơi ấm, quy vào ba kinh can, thận, tỳ. Thỏ ty tử tác dụng ôn thận tráng dương, dưỡng can, bổ thận, ích tinh tuỷ, cường cân, kiện cốt, dưỡng cơ, minh mục. Chủ trị các chứng thận hư, tinh lạnh, liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, các trường hợp đi giải nhiều lần, tả lỵ lâu ngày không khỏi. Thỏ ty tử bổ can, sáng mắt, lợi niệu, tiêu phù, chữa phụ nữ đẻ non với tính chất thường xuyên. Liều dùng 12-16g.

Một số bài thuốc bổ dương thường dùng

- Chữa nam giới di tinh dùng thỏ ty tử 16g, phúc bồn tử 8g, kim anh tử 10g. Sắc uống. Nếu di tinh kèm theo bạch trọc: thỏ ty tử 12g, ngũ vị tử 6g, phục linh 12g, liên nhục 12g, sơn dược nấu hồ hoàn viên, mỗi lần 8g ngày 2-3 lần, uống với nước muối nhạt. Có thể dùng bài thuốc trên sắc uống

- Trị thận hư, liệt dương, di tinh, lưng đau, đi tiểu nhiều dùng thỏ ty tử 40g, ngũ vị tử 40g, tế tân 40g, trạch tả 40g, sung uý tử 80g, thục địa 80g, hoài sơn 60g, nghiền thành bột rồi hoàn mật, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước ấm.

- Trường hợp dương nuy, âm hành cứng không bền, đầu choáng tai ù, nghe kém, lưng đùi yếu mỏi, răng lung lay, râu tóc bạc sớm, tinh ít, tảo tiết do tinh huyết bất túc phải bổ thận tinh, tư sinh âm huyết dùng sinh địa 30g, hoài sơn 30g, thỏ ty tử 30g, hạch đào đốt cả vỏ 1 quả, sơn thù nhục 10g, câu kỷ tử 15g, mạch môn 30g, hoàng tinh chế 30g, ngũ vị tử 10g, kim anh tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia đều 3 lần trong ngày.

- Nếu thận suy yếu, thể trạng hư nhược, di tinh, yếu sinh lý dùng thỏ ty tử 32g, thục địa 32g, bá tử nhân 32g, lộc giác giao 32g, bổ cốt chi 16g, phục thần 16g. Làm thành viên hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 3 lần với nước ấm.

- Trường hợp tinh khí bất túc, thận thủy bị táo, họng khô khát, tai ù. đầu váng, mắt mờ, da sạm đen, lưng gối đau mỏi dùng thỏ ty tử chưng rượu 80g, ngũ vị tử 40g, tán bột, trộn mật làm hoàn bằng hạt ngô, ngày 2-3 lần mỗi lần 8-10g với nước muối nhạt hoặc chút rượu.

- Để bổ thận khí tráng dương đạo, trợ tinh thần, giảm đau lưng, mỏi gối dùng thỏ ty tử 320g, phụ tử chế 80g, tán bột trộn với ít rưọu, hồ, hoàn viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 50 viên, ngày 2-3 lần. Trường hợp để bổ thận, ích tinh, giúp tinh bền chắc dùng thỏ ty tử 12g, ngũ vị 4g, câu kỷ tử 12g, phúc bồn tử 8g, xa tiền 4g, tán bột, rồi dùng mật hoàn viên, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.

- Nếu tâm thận bất túc, tinh thiếu, huyết khô, phiền nhiệt, họng khô, khát muốn uống, tinh hư, huyết ít dùng thỏ ty tử chưng rượu 80g, mạch môn đông 80g, trộn bột, dùng mật hoàn viên, mỗi lần uống 10-12g ngày 3 lần với nước muối nhạt hoặc nước sôi nguội trước khi ăn.

- Trị tâm khí bất túc suy tư quá độ, thần kinh hư tổn, chân dương không vững, nước tiểu đục, ngủ hay mơ, di tinh dùng thỏ ty tử 200g, bạch phục linh 120g, thạch liên tử bỏ vỏ 80g, trộn bột với rượu, dùng mật hoàn viên. Mỗi lần uống 8-10g ngày 3 lần, uống lúc đói với nước muối nhạt.

TT Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia - Vietfarm

Đơn vị nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu hàng đầu Việt Nam


*
*
*
*
*
*
*
*
Hình ảnh cây tơ hồng.

Phân bố: Cây mọc hoang, thường ký sinh vào cây Cúc tần (Pluchea indica), thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Hạt (tên khoa học: Semen Cuscutae Chinensis). Dược liệu tốt là những loại hạt chắc, mập.

Vị thuốc thỏ ty tử có hình tròn, đường kính nhỏ (0.1cm). Vỏ ngoài hơi xù xì, có màu đỏ hoặc vàng nâu, soi dưới kính lúp thấy có những nếp vân nhăn nhỏ. Khi nấu với nước sôi, phần nhân hình tròn màu trắng lộ ra.

Thu hoạch: Mùa thu, khi hạt chín.

Sơ chế: Đến mùa thu hoạch, cắt dây tơ hồng về, đập dập lấy hạt rồi phơi khô.

Bào chế:

Rửa sạch, phơi khô rồi đem tẩm với nước muối (hoặc dùng với nước để làm bánh).Thỏ ty tử bính: Nguyên liệu đem rửa sạch, đun với nước sôi cho đến khi nở hoa, đặc như cháo, màu nâu xám thì giã nát, làm thành bánh (bính). Hoặc, bạn cũng có thể trộn nguyên liệu trên vơi bột mì, rượu nếp để làm bánh rồi cắt thành miếng nhỏ, phơi khô.

Bảo quản: Dược liệu nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu tại Trung Quốc, vị thuốc có chứa các chất hóa học sau:

glycosidequercetinlecithincarotenoidvitamin ACác chất khác.

Tính vị

Thỏ ty tử có bị cau, ngọt, tính ấm.

Vị cay, tính bình (theo Bản Kinh).Vị ngọt, không độc (theo Biệt Lục).Vị cay, ngọt, tính hơi ôn (theo Cảnh Nhạc Toàn Thư).Vị ngọt, tính bình, không độc (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).Vị cay, ngọt, tính ấm (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Xem thêm: Lò Vi Sóng Hơi Nước Sharp 25 Lít Ax, Lò Vi Sóng Hơi Nước Sharp 31 Lít Ax

Quy kinh

Vị thuốc quy vào các kinh sau:

Kinh Tỳ, Thận, Can (theo Bản Thảo Kinh Thư).Kinh Tâm, Thận, Can (theo Bản Thảo Tân Biên).Kinh Thận, Can (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu y học hiện đại:

Tăng trương lực co bóp tim, hạ huyết áp.Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.Ức chế sự phát triển tế bào ung thư.Trị đục thủy tinh thể.

Theo y học cổ truyền:

Vị thuốc có tác dụng:

Bổ dương, ích âm
Cố tinh
Súc niệu
Minh mục (sáng mắt)Chỉ tả
Dưỡng cơ, kiện cốt
Ôn thận, tráng dương.

Nhờ vào đặc tính dược lý trên, vị thuốc có thể được dùng để chủ trị các vấn đề bệnh lý sau:

Đau lưng, mỏi gối
Tiết tinh, di tinh
Thận hư, dương hư
Tiểu nhiều
Tiêu chảy lâu ngàu
Mờ mắt (do can thận suy).

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng: 12 -16 gam/ ngày.Cách dùng: Phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc

Thỏ ty tử được ứng dụng trong các bài thuốc trị bệnh sau:

Trị mặt mọc mụn nhọt, đau nhức:

Giã nát Thỏ ty tử, lấy nước cốt bôi lên vết thương.

Trị sưng phù thân thể, mặt sưng to:

Ngâm 1 thăng thỏ ty tử với 5 thăng rượu. Khi dùng, lấy ra uống 1 thăng, dùng 3 lần mỗi ngày.

Chữa ngứa do trĩ, sưng đau hậu môn

Chưng thỏ ty tử đến khi dược liệu ngả màu vàng đen thì đem tán nhuyễn, hòa với trúng gà bôi lên vết thương.

Tráng dương, bổ thận khí, trợ tình thần, giảm đau lưng

Phụ tử (chế) 136 gam, thỏ ty tử (chưng rượu, sấy khô) đem tán với bột rồi trộn đều với rượu hồ để làm viên, mỗi viên có kích thước bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần dùng 50 viên kèm rượu.

Trị họng khô, tai ù, đầu váng, mờ mắt, da sạm đen, lưng đau, gối đau

Thỏ ty tử (chưng rượu) 80g, ngũ vị tử 40g đem tán thành bột, trộn làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng khoảng 70 viên, kèm với nước muối hoặc rượu.

Trị tâm thận bất túc, huyết khô, phiền nhiệt, tinh hư, huyết ít:

Thỏ ty tử (chưng rượu) 80g, mạch môn (trút bỏ lõi) 80g đem tán thành bột, trộn với mật làm hoàn, mỗi viên to bằng hạt ngô đồng. Khi dùng,lấy ra 70 viên uống với nước muối hoặc nước sôi trước khi ăn.

Trị thận hư, di tinh, liệt dương, đau lưng, tiểu nhiều:

Thỏ ty tử, Tế tân, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử đều 40g, Thục địa, Sung úy tử đều 80g, Hoài sơn 60g đem tán bột, trộn mật làm hoàn, dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 8g.

Trị bạch trọc, di tinh:

Thỏ ty tử 12g, Phục linh, Hạt sen đều 12g. Ngũ vị tử 6g, dùng Sơn dược hồ, làm hoàn. Khi dùng, lấy ra 8g uống với nước muối nhạt hoặc sắc uống.

Trị tiêu chảy do thận hư:

Thỏ ty tử, Đảng sâm, Câu kỷ, Phục linh đều 12g, Hạt sen 12g, Sơn dược 16g. Đem tất cả nguyên liệu trên tán bột, dùng gạo hồ làm hoàn. Ngày uống 2 -3 lần, mỗi lần dùng khoảng 12g.

Trị mờ mắt do can thận suy:

Thục địa, Thỏ ty tử, Xa tiền tử đều 12g. Đem tất cả nguyên liệu trên tán thành bột, trộn với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g kèm rượu.

Tiêu khát:

Uống nước sắc hoặc bột thỏ ty tử.

Trị tỳ thận hư, tiêu lỏng:

Sắc uống Thỏ ty tử, Thạch liên tử đều 9g, Hoài sơn 15g, Phục linh 12g.

Kiêng kỵ

Trong quá trình dùng thuốc, cần lưu ý một số điều sau:

Không dùng thịt thỏ
Không dùng cho người thận có hỏa, táo bón.Phụ nữ đang mang thai, băng huyết tuyệt đối không dùng,Người có hỏa vượng, thận hư, âm hư cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc.

Thông tin được đề cập đến trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.