Bánh Phu Thê Hà Nội - Bánh Xu Xê Và Phu Thê

Được nghệ nhân chế biến kỳ công từ nếp cái hoa vàng, bánh xu xuê hay bánh phu thê gửi gắm lời chúc thuỷ chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu, tình cảm đôi lứa, vợ chồng


Danh mục: Sản phẩm
Từ khóa: bánh phu thê, bánh xu xê, cốm, nguyên ninh, đặc sản hà nội, đặc sản hàng than

Mô tả

Bánh được nghệ nhân chế biến kỳ công từ nếp cái hoa vàng. Bánh xu xê hay bánh phu thê gửi gắm lời chúc thuỷ chung, son sắt, bền chặt trong tình yêu, tình cảm đôi lứa, vợ chồng.

Bạn đang xem: Bánh phu thê hà nội

Bánh vị dai, xựt xựt của tấm bánh lẫn vị mềm thơm của đậu xanh và vị dừa ngọt thanh tạo nên hương vị đặc trưng.

Bánh mới sản xuất trong ngày.HSD điều kiện thường: 04 ngày
Sẵn số lượng lớn
Bảo quản ở nhiệt độ thường, không nên để tủ lạnh

Bánh phu thê (hay được gọi chệch là bánh su sê hoặc bánh xu xê) là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này.

…Bánh xu xê. Cái tên kỳ khôi này ở đâu mà ra? Thứ bột vàng và trong như hổ phách ấy, dẻo và quánh dưới hàm răng, là một thứ bánh rất ngon. Dù sao, cũng là một thứ bột thẳng thắn, vì nó dễ cho ta đoán trước để mà thèm thuồng những cái ngon ngọt hơn ẩn náu bên trong. Qua cái màu vàng óng ánh ấy, màu trắng của sợi dừa và màu vàng nhạt của đậu thêm một sắc nóng ấm và thân mật. Tôi bao giờ cũng ưa thức ăn nào có một hình sắc đẹp đẽ cái đẹp lúc trông ngắm giúp nhiều cho cái thưởng thức lúc ăn lắm.

”— Thạch Lam, Hà Nội băm sáu phố phường<3>

Để làm bánh, người ta phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Gạo đem vo sạch, để ráo nước và dùng cối giã chứ không được xay bằng máy. Sau đó, lọc lấy tinh bột gạo. Một cân gạo nếp cái hoa vàng thường chỉ lấy được 4 lạng tinh bột. Bột lọc đó lại đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh, nếu làm ngay thì bánh sẽ nát.

Nhân bánh là đỗ xanh ngâm kỹ đãi sạch vỏ. Đem hấp chín, nghiền mịn, thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ. Khi ăn, bánh thường được cắt làm bốn nên trong nhân bánh 4 hạt sen được đặt ở 4 góc.

Khi bóc chiếc bánh ra ta sẽ thấy bánh có màu vàng ươm trong suốt nhìn rõ những sợi dừa nạo nhỏ rắc lẫn bên trong trông thật hấp dẫn. Màu vàng của vỏ bánh được tạo thành từ hoa/quả dành dành. Người làm bánh đem hoa dành dành phơi khô, khi nào làm bánh thì ngâm vào nước sôi để chiết xuất nước có màu vàng, lấy nước này trộn vào bột để tạo màu bánh.

Theo truyền thống bánh được gói bằng hai thứ lá. Bên trong là lớp lá chuối chống dính, ngoài cùng lá lớp lá dừa, tuy trên tráp ăn hỏi có thể bánh được đặt trong hộp giấy màu đỏ. Luộc bánh tốt nhất là luộc bằng bếp củi đun vừa lửa.

Bánh phu thê là một món bánh không chỉ có hương vị thơm ngon, cuốn hút mà còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Hôm nay, hãy cùng với Bánh cốm Nguyên Ninh sẽ giúp bạn tìm hiểu về loại bánh này nhé!


Bánh phu thê  là đặc sản nổi tiếng Hàng Than thường được dùng trong sính lễ vào các dịp cưới xin. Với hương thơm tự nhiên từ lá dứa hòa quyện cùng vị ngọt bùi của đậu xanh và dẻo thơm từ nạo dừa nên chỉ cần một lần thử là đắm say. Vậy bánh phu thê có ý nghĩa gì ? Cách làm bánh phu thê cưới như thế nào ? Hãy cùng Nguyên Ninh khám phá qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Bánh phu thê là gì?

*

Bánh phu thê hay còn gọi là bánh xu thê. Đây là món bánh cổ truyền, có từ lâu đời ở Việt Nam. Loại bánh này thường được dùng để làm lễ vật đựng tráp trong những ngày dạm hỏi. Ở một số nơi, bánh phu thê cưới còn được dùng làm món tráng miệng trong các buổi tiệc cưới.

Bánh phu thê đặc sản ở đâu?

Phố Hàng, Hà Nội không chỉ nổi tiếng với phát tích cổ triều Lý, mà còn sở hữu một loại đặc sản thơm ngon là bánh phu thê. Theo người dân địa phương, chiếc bánh này ra đời dưới triều nhà Lý. Khi vua Lý Anh Tông xuất binh chinh chiến giặc ngoại xâm, hoàng hậu ở hậu phương làm món bánh này gửi ra trận. Vua thưởng thức thấy ngon nên đặt tên là bánh phu thê để gợi nhớ đến tình cảm vợ chồng. Từ đó, làng Đình Bảng truyền tai nhau cách làm món bánh này và trở thành một làng nghề truyền thống tại nơi đây.

Bánh phu thê có ý nghĩa gì?

*

Không phải tự nhiên mà bánh phu thê được sử dụng để làm lễ vật trong ngày hỏi, cưới. Cái tên của món bánh này là do vua Lý Anh Tông đặt để gợi nhớ đến tình cảm vợ chồng son sắt, thuỷ chung và bền chặt trong tình yêu. Chiếc bánh được kết hợp màu sắc rất nhã nhặn, hài hoà. Nó có màu trắng của cơm dừa và bột lọc, màu vàng của nhân đậu xanh xay nhuyễn và vành trên vỏ bánh. Màu xanh của lá dừa và màu đỏ của dây buộc.

Xem thêm:

Sự kết hợp hài hoà này dựa theo triết lý ngũ hành âm dương của người Đông phương mang hàm nghĩa hoà hợp giữa thiên nhiên với con người, giữa người và người sinh sống với nhau. Hay nói cách khác là sự đồng lòng, đồng thuận của vợ chồng. Bánh phu thê khi ăn rất dẻo dai, dính kết mang ý nghĩa, gợi đến sự gắn kết bền lâu của mỗi cặp vợ chồng.

Bánh phu thê làm bằng bột gì?

*

Tuy có vẻ ngoài không quá nổi bật nhưng bánh được chế biến rất kỳ công, từ khâu chọn lọc nguyên liệu cho đến khi thành phẩm. Bột để làm bánh phu thê phải là loại bột gạo được làm ra từ những hạt gạo nếp cái với hoa vàng thơm ngon. Một số nơi còn trộn thêm bột năng vào để tăng độ dẻo dai và kết dính cho bánh.

Sau khi trộn bột xong, người ta phải đem phơi cho thật khô trong khoảng nửa tháng mới tiến hành làm bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh nghiền mịn, trộn với cơm dừa và đường.

Một chiếc bánh phu thê truyền thống sẽ được gói bằng 2 thứ lá: bên ngoài là lá dừa và bên trong là lá chuối, sau đó đem đi luộc chín. Tuy nhiên, khi được sử dụng để làm lễ vật cưới xin, bánh sẽ được đặt trong một chiếc hộp giấy màu đỏ mang màu son sắt, may mắn.

Cách làm bánh phu thê Hàng Than

*

Làm nhân đậu xanh bánh xu xê

Đầu tiên, vo sạch 150gr đậu xanh và ngâm mềm khoảng từ 2 – 3 tiếng. Kế đến, cho đậu xanh vào nồi cùng 350ml nước lọc và 1/2 muỗng cà phê muối, rồi đun trên lửa vừa từ 25 – 30 phút cho đậu chín mềm. Bắc chảo chống dính lên bếp, cho phần đậu xanh đã nấu mềm từ trước cùng 45gr đường, 35ml dầu dừa, 60gr dừa nạo và 60gr mạch nha. Sên nhân trên lửa vừa nhỏ đến khi nhân thơm, dẻo mềm, khô ráo và không dính chảo là hoàn thành.

Làm vỏ bánh xu xê

Cho vào nồi 350gr bột năng, 500ml nước lọc, 450ml nước cốt lá dứa rồi khuấy đều cho đến khi bột tan. Sau đó, bắc nồi lên bếp cho thêm vào 100gr đường, 50gr dừa sợi và một ít muỗi. Khuấy đều tay trên lửa liu riu đến khi hỗn hợp sệt, dẻo đặc lại.

Gói bánh xu xê

Để phần nhân được đều ở mỗi bánh, bạn sẽ chia nhân đậu xanh thành 8 phần bằng nhau rồi vo tròn. Tiếp theo, phết 1 lớp dầu ăn vào khuôn bánh, sau đó cho vào bột vỏ bánh rồi đặt nhân đậu xanh lên phía trên là hoàn tất.

Hấp bánh xu xê

Đặt bánh phu thê vào xửng rồi đậy nắp kín và hấp trong vòng 20 phút đến khi bột vỏ trong, nhìn thấy rõ nhân bánh bên trong là chín. Cuối cùng, rắc lên màng bọc thực phẩm mè rang, sau đó cho bánh ra rồi gói thành hình vuông.

Thành phẩm

Bánh xu xê sau khi hoàn thành sẽ có mùi thơm của lá dứa, giòn sần sật của sợi dừa, bùi béo của đậu xanh. Bánh xu xê thường gặp trong các dịp lễ cưới hỏi, là món bánh truyền thống đặc trưng của dân tộc Việt.

atlantis.edu.vn để biết thêm thông tin chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.