Bê tông cốt thép chịu lực và cốt cấu tạo trong bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu composite kết hợp bởi bê tông và thép, trong đó bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng và xây dựng công trình giao thông như nhà ở, cầu, đường, nhà xưởng công nghiệp, sân bay, thủy lợi… Trong hầu hết các công trình hiện nay, kết cấu BTCT đóng vai trò là kết cấu chịu lực chính cho cả công trình.

Bạn đang xem: Bê tông cốt thép chịu lực

Tại Việt Nam, theo các thống kê sơ bộ, các công trình xây dựng từ kết cấu bê tông cốt thép chiếm 70% tổng số công trình xây dựng.


(Ảnh: Nguồn Internet)


Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép xuất phát từ thực tế bê tông là loại vật liệu có cường độ chịu kéo thấp (chỉ bằng từ 1/20 đến 1/10 cường độc chịu nén của bê tông), do đó hạn chế khả năng sử dụng của bê tông và gây nên lãng phí trong sử dụng vật liệu. Đặc điểm này được khắc phục bằng cách thêm vào trong bê tông những thanh ‘cốt‘, thường làm từ thép, có cường độ chịu kéo cao hơn nhiều so với bê tông. ‘Cốt‘ do đó thường được đặt tại những vùng chịu kéo của cấu kiện.

Kết cấu xây dựng bằng cách sử dụng bê tông kết hợp với ‘cốt’ được gọi chung là ‘kết cấu bê tông có cốt’; kết cấu bê tông cốt thép, với ‘cốt’ là các thanh thép, là loại ‘kết cấu bê tông có cốt‘ lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng. Trong các điều kiện thông thường, sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép mang lại hiệu quả tốt nhờ vào những đặc điểm sau:

Lực dính bám giữa bê tông và cốt thép: lực này hình thành trong quá trình đông cứng của bê tông và giúp cốt thép không bị tuột khỏi bê tông trong quá trình chịu lực.Giữa bê tông và thép không có phản ứng hóa học làm ảnh hưởng đến từng loại vật liệu, ngoài ra do cốt thép đặt bên trong bê tông nên còn được bê tông bảo vệ khỏi ăn mòn do tác động môi trường.Bê tông và thép có hệ số giãn nở nhiệt xấp xỉ nhau:

Với bê tông là khoảng 1,0 x 10-5 ~ 1,5 x 10-5. Với thép là 2 x 10-5. Do đó phạm vi biến đổi nhiệt độ thông thường (dưới 100 °C) không làm ảnh hưởng tới sự kết hợp bên trong giữa bê tông và cốt thép.

Do bê tông có khả năng chịu nén tốt và cốt thép được đưa vào trong bê tông để khắc phục khả năng chịu kéo kém của bê tông nên về cơ bản trong cấu kiện bê tông cốt thép thì cốt thép sẽ chịu ứng suất kéo còn bê tông chịu ứng suất nén.

Xem thêm: Phân Biệt Kem Lót Và Kem Nền Và Kem Lót Khác Nhau Thế Nào? Cách Phân Biệt


(Ảnh: Nguồn Internet)


ƯU ĐIỂM:

Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm sau:

Giá thành thấp: bê tông được chế tạo chủ yếu từ các vật liệu sẵn có như đá, sỏi, cát… Các vật liệu khác như xi măng, thép đắt tiền hơn nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1/6 đến 1/5 tổng khối lượng.Khả năng chịu lực lớn: khả năng chịu lực của bê tông cốt thép lớn hơn rất nhiều so với các dạng vật liệu khác như gạch, đá, gỗ… Hơn nữa, khác với các loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc tự nhiên, bê tông cốt thép là vật liệu nhân tạo nên thông qua việc chế tạo có thể lựa chọn các tính năng mong muốn.Độ bền cao: bê tông là một loại đá do đó có khả năng chịu ăn mòn, xâm thực từ môi trường cao hơn các vật liệu như thép, gỗ… Chi phí bảo dưỡng do đó cũng thấp hơn.Khả năng tạo hình khối dễ dàng: trước khi đông cứng thì bê tông ở dạng hỗn hợp lỏng và dẻo nên có khả năng tạo các hình khối phù hợp yêu cầu kiến trúc nhờ vào hệ thống ván khuôn.Khả năng chống cháy tốt: trong ngưỡng dưới 400 °C thì cường độ của bê tông không bị suy giảm đáng kể, hệ số dẫn nhiệt của bê tông cũng thấp nên giúp bảo vệ cốt thép ở nhiệt độ cao.Khả năng hấp thụ năng lượng tốt: các kết cấu làm bằng bê tông cốt thép thường có khối lượng lớn nên có khả năng hấp thụ lực xung kích tốt.

NHƯỢC ĐIỂM:

Nặng nề: các kết cấu xây dựng làm từ bê tông cốt thép thường có nhịp tương đối nhỏ, chi phí xây dựng nền móng cao. Nhược điểm này hiện được khắc phục đáng kể bằng việc sử dụng kết cấu bê tông dự ứng lực hoặc kết cấu bê tông cường độ cao kết hợp với các giải pháp xây dựng hợp lý.Thời gian thi công lâu: bê tông cần thời gian để đông cứng, trong thời gian này chất lượng bê tông chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, môi trường… Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách sử dụng bê tông đúc sẵn lắp ghép hoặc bán lắp ghép.Khả năng tái sử dụng thấp: việc tháo dỡ, vận chuyển và tái sử dụng bê tông sau khi sử dụng rất tốn kém và tiêu hao nhiều công sức.Chi phí cho hệ thống ván khuôn.

THÉP ÚC – THÉP VIỆT ÚC LÀ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CHO SỰ BỀN VỮNG CỦA KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP!

Vai trò của cốt thép trong cấu kiện bê tông xây nhà, công trình

*
Vai trò của cốt thép trong cấu kiện bê tông như thế nào ? Trong thực tế, một cấu kiện bê tông nếu không có cốt thép sẽ ra sao ? Dù có được hình thù nhưng sẽ dễ dàng sụp đổ khi có tác động lực, một hệ thống sàn không cốt thép sẽ không tồn tại, ngay cả cột không có cốt thép cũng luôn đứng trước nguy cơ gãy đổ. Vậy vai trò của cốt thép như thế nào trong cấu kiện bê tông ? Và làm thế nào để chọn được thép tốt ? Trong khi trên thị trường rất đa dạng các sản phẩm sắt thép khác nhau?

Vai trò chịu lực của cốt thép trong bê tông

Đầu tiên, vai trò của cốt thép trong bê tông là chịu lực kéo, do bê tông có sức chịu nén tốt, nhưng lại không chống được lực cắt , kéo. Trong khi đó, các cấu kiện như dầm, sàn, cột đều không chỉ có yêu cầu chống lại lực nén mà phải chống cả lực cắt, kéo tốt. Trong bê tông, có một số loại cốt thép được gọi tên theo vai trò làm việc như:

Cốt thép chịu lực : dùng để chống lại lực kéo trong các cấu kiện bị uốn như dầm hoặc trong các cấu kiện chịu lực kéo .Cốt thép phân phối : cốt thép được dùng trong dầm để chống lại các lực phụ và cục bộ, có thể chưa được tính toán hết trong quá trình thiết kế. Nó còn có tác dụng phân phối đều tải trọng trên sàn và định vị các cốt thép chịu lực.Cốt thép đai : cốt thép dùng trong dầm cột , đảm bảo vị trí của cốt thép chịu lực không xê dịch.Cốt thép cấu tạo : dùng để giữ vị trí các thanh thép chịu lực và làm toàn bộ cốt thép thành một bộ khung vững chắc, tăng sự ổn định của sàn hay dầm.

Chất lượng cốt thép trong cấu kiện bê tông

*
Cốt thép phải sạch, không rỉ. Trường hợp để cốt thép ngoài trời mưa nhiều ngày trước khi đổ phải có bạt che chắn, không để cốt thép rỉ. Nếu đã bị rỉ phải tiến hành cạo rỉ trước khi thi công, không để rỉ tiếp tục ăn mòn .Bê tông là loại vật liệu chống rỉ cho thép tất tốt. Do đó khi bê tông bao bọc kín cốt thép (có thể khối bê tông đã sủ dụng nhiều năm) khi đục trơ cốt thép thấy vẫn còn ánh xanh, chứng tỏ thép và bê tông đều rất tốt.

Kiểm tra vị trí đặt thép đúng

*
Cùng với việc kiểm tra cốp pha, chúng ta cần kiểm tra cốt thép neo buộc đúng vị trí, các mối dây buộc đã chắc chắn, có thiếu thép không . Đặc biệt là việc nhầm vị trí các thanh thép chịu lực và thép cấu tạo thường hay xảy ra, khi thợ trình độ thấp không có năng lực đọc bản thiết kế kết cấu. Các cốt thép phải chính xác về chủng loại, chiều dài, hình dạng theo thiết kế, vị trí bẻ mỏ, các miếng kê cố định vị trí cốt thép, các lỗ chừa lại trong bê tông. Người thợ thi công thường làm theo thói quen, do không nắm được chiều chịu lực cấu kiện nên có thể đặt ngược thép, làm mất tác dụng của cốt thép. Điều này cần phải có con mắt của nhà chuyên môn giám sát. Cốt thép phải được định vị chính xác , các mối nối buộc chặt bằng neo để tránh khả năng chuyển dịch trong lúc đổ bê tông. Không nên dùng các mảnh gạch vỡ làm “ con kê” cốt thép sàn và cốt thép chịu mô men âm . Bê tông không bám dính vào các vật liệu này sẽ nảy sinh khe nứt nước thấm vào làm rỉ cốt thép . Nên làm các con kê bằng thép hoặc nhựa . Việc nối buộc cốt thép phải làm bằng dây thép hặc hàn . Tại vị trí chỉ có thể nối đối đầu hai thanh thép, bắt buộc bạn phải hàn. Những vị trí nối chồng cần chồng hai thanh thép một khoảng theo quy phạm ( đúng kỹ thuật) không được đi lại giẫm lên hệ thống cốt thép đã buộc, để tránh sự xô lệch của cốt thép.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.