Trình bày các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở

xã hội đã định. Thông qua phương pháp tránh phạt nhắc nhở những đối tượng khác không vi phạm các chuẩn mực xã hội, không rơi vào những hành vi sai trái như những người đã bị trách phạt.

Bạn đang xem: Các con đường giáo dục

1.3.3.2. Các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0

Giáo dục đạo đức cho học sinh có thể thực hiện thông qua các con đường:

Dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm; tổ chức sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội và hoạt động tự giáo dục của học sinh.

Dạy học là con đường cơ bản, quan trọng nhất trong nhà trường để giáo dục, phát triển toàn diện nhân cách học sinh <45>. Dạy học thực hiện ba nhiệm vụ đó là hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và trí thông minh sáng tạo; giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh, cụ thể là giúp học sinh hình thành được 5 phẩm chất chủ yếu đó là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm <10>. Dạy học là hoạt động chủ yếu, chiếm nhiều thời gian nhất trong nhà trường, là con đường thuận lợi nhất có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi ở học sinh.

Hoạt động trải nghiệm là con đường thuận lợi giúp học sinh chuyển hóa nhận thức thành thái độ và hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ của học sinh với bản thân, công việc, với gia đình, cộng đồng, thầy cô và những người xung quanh. Thông qua hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tập luyện, rèn luyện các kỹ năng hành vi thể hiện các phẩm chất nhân cách của học sinh theo mục tiêu chương trình giáo dục 2018 đã xác định bởi kỹ năng hành vi không hình thành qua lời nói mà nó chỉ được hình thành thông qua hoạt động và chính hoạt động của người học.

Hoạt động xã hội là hoạt động giúp học sinh trải nghiệm các mối quan hệ xã hội các vấn đề xã hội cần giải quyết để tiến tới một xã hội tốt đẹp trong mối quan hệ tương thân, tương ái, thông qua hoạt động xã hội học sinh được rèn luyện các phẩm chất nhân cách tinh thần yêu nước, dân tộc, lòng nhân ái; tính trách nhiệm, đức tính chăm chỉ vv…

Sinh hoạt tập thể là hoạt động giúp học sinh trải nghiệm tự hoàn thiện bản thân, phát triển các phẩm chất cá nhân, năng lực giao tiếp, hợp tác, hình thành các phẩm lòng nhân ái, tính tập thể, tính trung thực, tính trách nhiệm và đức tính chăm chỉ vv…Thông qua sinh hoạt tập thể học sinh hiểu rõ hơn về trách nhiệm đối với bản thân và trách nhiệm đối với người khác, với quê hương, đất nước, rèn luyện các năng lực và phẩm chất cần thiết của người công dân.

Giáo dục lao động là con đường giúp học sinh trải nghiệm, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, thông qua giáo dục lao động giáo dục tình yêu lao động, tính trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ với người khác, giáo dục đức tính chăm chỉ, chuyên cần, trung thực cho học sinh vv…

1.3.4. Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Để giáo dục đạo đức cho học sinh thì sự cần thiết phải có sự phối kết hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thống nhất về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục và cách thức thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh và phát triển môi trường giáo dục.

Nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là người xác định mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và xác định các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên là người lập kế hoạch phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh và triển khai các hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Giáo viên phải là người thường xuyên thông báo cho cha mẹ học sinh về các kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, ở lớp để tìm cách phối hợp với cha mẹ nâng cao thành tích học tập, rèn luyện cho học sinh. Giáo viên là người thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội trên địa bàn để nắm tình hình học sinh và huy động nguồn lực để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

Cha mẹ học sinh nói riêng và gia đình học sinh nói chung là lực lượng giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong phối hợp với nhà trường, giáo viên

để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên cũng là môi trường giáo dục suốt đời đối với học sinh do đó cha mẹ học sinh, người lớn trong gia đình có nhiệm vụ thường xuyên quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh và phối hợp với nhà trường, giáo viên để thường xuyên giáo dục học sinh ở nhà trường, gia đình và xã hội. Ngoài việc phối hợp với nhà trường, cha mẹ học sinh còn có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng xã hội như Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương để giáo dục học sinh THCS.

Các lực lượng xã hội gồm: Chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội Phụ nữ, các tổ chức chính trị xã hội có nhiệm vụ phối hợp cùng nhà trường, gia đình quản lý và giáo dục học sinh thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức như yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0

Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm ghi nhận những kết quả học tập, rèn luyện đã đạt được ở mỗi học sinh THCS qua từng giai đoạn học tập, rèn luyện, đồng thời có tác dụng tạo động lực cho các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng hoàn thiện. Để kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của mỗi học sinh về các phẩm chất đạo đức, đòi hỏi giáo viên phải xây dựng các tiêu chí đánh giá học sinh về nhận thức, thái độ, hành vi trong quá trình thực hiện các phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó xây dựng các công cụ đánh giá và lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giá học sinh cho phù hợp với bối cảnh. Hoạt động đánh giá kết quả rèn luyện các phẩm chất đạo đức cho học sinh phải huy động được các lực lượng tham gia đánh giá: Học sinh tự đánh giá; đánh giá của tập thể học sinh đối với cá nhân; đánh giá của gia đình, cộng đồng đối với học sinh; đánh giá của giáo viên và nhà trường đối với học sinh. Kết quả đánh giá các phẩm chất đạo đức của học sinh phải được sử dụng để giúp giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện các hoạt động giáo dục, đồng thời giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân.

1.4. Những nội dung cơ bản của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0

1.4.1. Lập kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên của một quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS, nó có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức đã đề ra. Nó định hướng cho việc xác định các nhiệm vụ cụ thể của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải hoàn thành và nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụ của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong từng giai đoạn hay công việc cụ thể.

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS, Hiệu trưởng nhà trường cần đảm bảo các nội dung của kế hoạch giáo dục đạo đức gồm các nội dung sau:

(1). Phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng và trình bày được các căn cứ pháp lý cần tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: Bối cảnh của xã hội hiện nay trong thời kỳ cách mạng 4.0, bối cảnh của địa phương, nhà trường.

(2) Xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS: Mục tiêu giáo dục đạo đức hướng tới hình thành các năng lực và 5 phẩm chất chủ yếu đó là yêu nước, trung thực, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

(3). Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức qua các nội dung hoạt động của nhà trường: Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động dạy học; Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm; Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua sinh hoạt tập thể; Kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động xã hội và hoạt động giáo dục lao động, tự rèn luyện của học sinh.

(4). Triển khai thực hiện các kế hoạch giáo dục đạo đức theo các nội dung chương trình hoạt động: Dạy học, hoạt động trải nghiệm; sinh hoạt tập thể; hoạt động xã hội và tự giáo dục của mỗi học sinh.

Xem thêm: Van xả thải máy lọc nước giá tốt t06/2023, van nước thải máy lọc nước ro

(5). Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong học kỳ, năm học (đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, báo cáo trước tập thể và cơ quan quản lý cấp trên).

Để thực hiện chức năng kế hoạch, người quản lý nhà trường có thể chia quá trình thực hiện các nội dung trên thành 4 giai đoạn:

- Giai đoạn tiền kế hoạch (giai xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS).

- Giai đoạn lập kế hoạch: Giai đoạn lập kế hoạch đòi hỏi nhà quản lý phải đánh giá đúng thực trạng đạo đức và thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS hiện nay, phân tích được ảnh hưởng của cách mạng 4.0 tới nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THCS trong thực hiện các phẩm chất đạo đức; xây dựng các mục tiêu và giải pháp thực hiện mục tiêu, giai đoạn này nhà quản lý cần trả lời câu hỏi sau đây:

+ Mục tiêu của kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong bối cảnh cách mạng 4.0 là gì? Khi thực hiện mục tiêu đã xác định nhà trường, giáo viên sẽ có thuận lợi và khó khăn nào? Có những giải pháp nào cần tiến hành để đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh hiện nay? Những nguồn lực nào cần huy động để hiện thực hóa mục tiêu? Thời gian thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là bao lâu? Kết quả sản phẩm mà kế hoạch giáo dục đạo đức cần đạt được là gì?

- Giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS: Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua dạy học các môn học văn hóa, đặc biệt là các môn học chiếm ưu thế như môn Giáo dục công dân; môn Ngữ văn; Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý vv...; Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm: Sinh

hoạt tập thể đầu tuần, cuối tuần; Hoạt động trải nghiệm; Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội: Tình nguyện, từ thiện; tham gia mạng xã hội vv.. Các loại kế hoạch nêu trên có cần điều chỉnh không? Nếu điều chỉnh thì điều chỉnh như thế nào? Có mục tiêu nào cần hạ thấp? Có giải pháp nào cần tăng cường để giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả hơn? Giải pháp nào cần thay thế? Nguồn lực nào cần bổ sung? vv…

- Giai đoạn đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các loại hình hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội, tự giáo dục của học sinh: So với mục tiêu của kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đề ra những kết quả nào đã đạt được? Những kết quả nào chưa đạt được? Những điểm cần rút kinh nghiệm trong thực hiện các loại kế hoạch là gì?

Sản phẩm của giai đoạn tiền kế hoạch là hệ thống các mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường THCS; Sản phẩm của giai đoạn lập kế hoạch là hệ thống các bản kế hoạch như: Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong toàn khóa học; kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong từng năm học; học kỳ; kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động dạy học; hoạt động trải nghiệm; các hoạt động xã hội khác vv...;

Giai đoạn thực hiện kế hoạch là quá trình đang biến đổi nên sản phẩm của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là sự thể nghiệm tính đúng đắn của các quyết định quản lý và sự điều chỉnh cần thiết để đảm bảo đạt tới các mục tiêu là thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về các phẩm chất đạo đức như yêu nước, nhân ái; trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm;

Sản phẩm của giai đoạn đánh giá, tổng kết thực hiện kế hoạch là bản báo cáo về các kết quả đã đạt được trong đó chỉ rõ cách đo lường, đánh giá và các bài học rút ra trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh và chuẩn bị cho quá trình quản lý tiếp theo, những hoạt động và nội dung giáo dục đạo đức cần tăng cường, đổi mới.

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở trong bối cảnh cách mạng 4.0

Cách mạng 4.0 ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh làm cho học sinh dễ sống thực dụng hơn ít quan tâm đến người khác do đó chức năng tổ chức cần phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh đã đề ra. Đặc biệt cần quan tâm sâu hơn đến giáo dục lòng nhân ái, tính trách nhiệm với người khác, với cộng đồng cho học sinh.

Chức năng tổ chức, là chức năng thứ hai trong quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh nó có vai trò hiện thực hoá các mục tiêu giáo dục đạo đức mà cấp học và nhà trường đã đề ra và đặc biệt là chức năng tổ chức có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tổ chức, cơ quan, đơn vị, thậm chí của cả hệ thống nếu việc phân phối , sắp xếp nguồn nhân lực được khoa học và hợp lý để tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. Sức mạnh mới của nhà trường, giáo viên, các lực lượng giáo dục có thể mạnh hơn nhiều lần so với khả năng vốn có của nó nên người ta còn nhấn mạnh vai trò này bằng tên gọi “sức mạnh tổng hợp”.

Để thực hiện được vấn đề phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực, chức năng tổ chức hiện thực những nội dung chủ yếu sau:

(1). Thành lập Ban chỉ đạo quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS do Hiệu trưởng làm trưởng ban, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm phó ban; giáo viên chủ nhiệm là thành viên. Thực hiện phân công, phân nhiệm cho các cá nhân, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm; hoạt động xã hội; tự giáo dục của học sinh vv.

(2) Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về bối cảnh xã hội mới hiện nay và yêu cầu của cách mạng 4.0 đặt ra đối với giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS: Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động dạy học; Bồi dưỡng nâng cao

năng lực quản lý học sinh qua tham gia mạng xã hội; Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua xử lý các thông tin trên mạng; Bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục đạo đức thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên; Bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực đánh giá kết quả giáo dục, rèn luyện đạo đức của học sinh vv…

(3) Hiệu trưởng xây dựng cơ chế hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm; hoạt động xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS; cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong và ngoài trường để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

(4) Hiệu trưởng tổ chức huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm; hoạt động xã hội và tự giáo dục của học sinh.

(5) Hiệu trưởng xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua các con đường và kết quả đạt được.

Tổ chức là một khâu - xong là một khâu rất quan trọng của quản lý giáo dục. Để thực hiện được vai trò quan trọng này, chức năng tổ chức phải hình thành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý nhà trường và phối hợp tốt nhất các hệ thống quản lý nhà trường và các lực lượng liên đới là cha mẹ học sinh, lực lượng xã hội với hệ thống bị quản lý nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THCS theo các phẩm chất và năng lực đã xác định.

Công tác tổ chức là tổng hợp các bộ phận, đơn vị và cá nhân khác nhau trong nhà trường, kết nối các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể, có quyền hạn và trách nhiệm nhất định được bố trí theo phân cấp quản lý hoạt động giáo dục học sinh và các khâu khác nhau, nhưng cũng nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản lý và cùng hướng vào mục đích chung là hình thành năng lực và các phẩm chất đạo đức cho học sinh THCS.

*

*
Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC


Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách của thế hệ trẻ theo mục tiêu xã hội. Quá trình này đạt được thông qua các con đường giáo dục.

Con đường giáo dục

 1. Khái niệm con đường giáo dục 

 Trong sư phạm, các phạm trù lý thuyết đã được xác định trong mối tương quan với nội dung và cấu trúc của các quá trình giáo dục. Các quá trình sư phạm đều diễn ra theo trình tự: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức sư phạm... nhưng trong thực tiễn hoạt động sư phạm, các phạm trù này thường xuyên thâm nhập, đan xen lẫn nhau, rất khó tách bạch chúng như trong lý luận (ví dụ: giữa nội dung và phương pháp chung, giữa phương pháp và biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục). Hơn nữa, bản chất của quá trình giáo dục là nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo mục tiêu giáo dục đã xác định. Nhân cách con người có được là sản phẩm của những hoạt động tích cực của con người. Vì vậy, phạm trù hoạt động là xuất phát điểm và là cơ sở để xác định con đường giáo dục phù hợp. Tức là nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động, bằng những “con đường khác nhau”. Như vậy, con đường giáo dục không chỉ là một phạm trù lý luận mà còn là sự thể hiện toàn diện việc tổ chức, thực hiện các hoạt động thực tiễn giáo dục và tự giáo dục của con người nhằm giúp con người hiểu rõ hơn về việc chủ động, sáng tạo các giá trị văn hóa - xã hội trong khi góp phần sáng tạo những giá trị mới cho đời sống xã hội. Từ cách hiểu này, ta thấy khái niệm con đường giáo dục là một khái niệm rộng, nhấn mạnh việc tổ chức hoạt động sáng tạo, năng động của con người, hướng tới mục tiêu giáo dục đã định, tiếp thu các giá trị văn hóa hiện có và sáng tạo các giá trị mới. để phục vụ cuộc sống. Xác định đúng con đường giáo dục thực chất là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo nguyên tắc sư phạm “Học đi đôi với hành, giáo dục đi đôi với lao động sản xuất, nhà trường đi đôi với xã hội” trong giai đoạn mới, do đó làm cho nguyên tắc, phương pháp giáo dục và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục linh hoạt, thích ứng với trình độ phát triển chung của xã hội trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, tri thức về con người, nguồn lực.. .tạo: xã hội học tập, mọi người đều đi học, học thường xuyên, học suốt đời

2. Con đường giáo dục

Giáo dục là quá trình tác động để hình thành nhân cách của thế hệ trẻ theo mục tiêu xã hội. Quá trình này được thực hiện thông qua các con đường quan trọng sau đây

 2.1. Giáo dục thông qua giảng dạy 

Một trong những cách quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ là đưa học sinh vào trường học. Hoạt động dạy và học là hoạt động đặc trưng của nhà trường. “Việc học là việc của cả đời người”; Dạy học được xem như một bước tiến hóa của địa vị xã hội loài người vì thông qua nó, con người luôn hoạt động và phát triển. Quá trình dạy học diễn ra theo hướng tích hợp văn hóa xã hội. Trong một xã hội phát triển cao, nơi mà “mỗi cá nhân sẽ lần lượt là người dạy và người học”. Thông qua các loại hình hoạt động giáo dục với các phương pháp phong phú, đa dạng, chất lượng học tập (đào tạo) ngày càng được nâng cao, học sinh không chỉ đắm mình trong hệ giá trị nhân văn sẵn có mà còn “góp phần sáng tạo những giá trị mới”. Tức là thông qua quá trình giáo dục - phương tiện quan trọng nhất, học sinh sẽ phát triển một cách có hệ thống các năng lực trí tuệ, đặc biệt là năng lực hoạt động sáng tạo, nhân cách hoàn thiện. Ví dụ, bằng cách dạy các môn học: - Giúp học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan là sản phẩm của nhận thức khoa học và hoạt động xã hội, hiểu biết cội nguồn đất nước và quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, từ đó hình thành lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, hình thành thói quen của suy nghĩ và hành động theo sự thật và lý trí. - Giúp học sinh nhận thức những quan niệm cơ bản về văn hóa thẩm mỹ, nhận thức giá trị đích thực của nền văn minh nhân loại, giá trị đích thực của cuộc sống. - Giáo dục học sinh cả về kiến ​​thức, thái độ và kỹ năng làm việc sáng tạo, có ý thức vận dụng khoa học vào cuộc sống. Như vậy, dạy học là con đường giáo dục tích cực, ngắn nhất và hiệu quả nhất, giúp thế hệ trẻ tránh được những thử thách và sai lầm trong cuộc sống. Vì vậy, dạy học là quan trọng nhất trong mọi con đường giáo dục. Để việc dạy học đạt chất lượng, hiệu quả cần tạo ra “môi trường tri thức” phù hợp, khơi dậy và định hướng đúng đắn hứng thú, nhu cầu học tập cho mọi người; các loại hình hoạt động phải chú trọng, ưu tiên chất lượng; bảo đảm chuyển từ việc học kiến ​​thức đơn thuần sang phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, xã hội và đạo đức, dạy và học không thể tách rời với các hoạt động khác.

2.2. Giáo dục thông qua việc tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng. 

Toàn bộ cuộc sống của con người là một hệ thống hoạt động liên tục và con người lớn lên cùng với những hoạt động này. Khi một người làm việc, nhân cách phát triển như vậy. Tích cực là con đường tiến bộ, thành công và hạnh phúc. Vì vậy, đưa con người đến với các loại hình hoạt động thực tiễn phong phú, đa dạng là một cách giáo dục hay và rất hiệu quả. Con người sống dưới nhiều hình thức hoạt động như lao động sản xuất, hoạt động xã hội, vui chơi giải trí v.v. Mỗi loại hoạt động đều có đặc điểm riêng và đều có tác dụng giáo dục. Thứ nhất, đánh bạc là một hình thức hoạt động giải trí nhưng có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Vui chơi được thực hiện thông qua các trò chơi phù hợp với mọi lứa tuổi như: Thể dục thể thao, hoạt động văn hoá, văn nghệ, trò chơi trí tuệ sáng tạo… – Thông qua hoạt động thể dục thể thao để hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong luyện tập, rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe, sức bền và sự dẻo dai cơ thể, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, tạo nên sự nhanh nhạy và ý chí cá nhân. – Thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ như: tổ chức các cuộc kỷ niệm lịch sử, các lễ hội dân tộc để giáo dục truyền thống dân tộc; xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội với nếp sống văn minh, tình cảm đẹp giữa mọi người với nhau sẽ mang ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học Nghệ thuật là một biểu hiện cao nhất của các quan hệ thẩm mỹ trong đời sống xã hội. Nghệ thuật có chức năng nhận thức, tình cảm và giải trí. Các chức năng này đem lại cho con người niềm vui, lạc quan, tác động đến tư tưởng đạo đức và thế giới quan. Trong nhà trường, hoạt động nghệ thuật với các loại hình: văn học, văn hoá dân gian, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, sân khấu… bằng các hoạt động cụ thể như: các cuộc thi, biểu diễn văn nghệ vào các ngày lễ lớn, thi học sinh thanh lịch, thời trang học đường, nữ sinh tương lai, chương trình hoạt động dành cho sinh viên (SV), tiếng hát sinh viên sẽ tạo cho học sinh, sinh viên giảm bớt căng thẳng sau hoạt động học tập, hòa nhập với đời sống xã hội, bồi dưỡng năng lực nhận thức, cảm thụ và sáng tạo cái đẹp. – Thông qua các trò chơi trí tuệ như: cờ vua (vừa là trò chơi trí tuệ vừa là thể thao), Đường lên đỉnh Olympia, Kính vạn hoa, nhằm phát huy trí thông minh, óc tổ chức và khả năng phối hợp. Đối với học sinh, có cuộc thi "chế tạo robot", v.v. Thứ hai, lao động sản xuất là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh thói quen lao động, khả năng thích ứng, động lực và sự sáng tạo trong cuộc sống với nhiều loại hình công việc. Thứ nhất, lực lượng lao động tự phục vụ: Phục vụ đời sống và học tập của cá nhân, tự phục vụ cho lớp, trường: dự giờ thăm lớp, vệ sinh trường lớp hàng tuần, sửa chữa chung. Thứ hai, các việc công ích như vệ sinh làng xóm, đường phố, giúp đỡ người già neo đơn, gia đình thương binh liệt sĩ, v.v. Thứ ba, lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, đối với loại hình lao động này vừa tạo cơ hội cho học sinh tìm cách vận dụng kiến ​​thức vào cuộc sống, vừa thử nghiệm, tìm ra phương pháp lao động sáng tạo. – Bố trí cho học sinh tham quan sản xuất để tận mắt quan sát quy trình sản xuất hàng hóa, quan sát các cơ sở công nghệ cao để các em được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, với những người thợ lành nghề. chọn một nghề nghiệp hoặc bước vào cuộc sống làm việc. Thứ ba, tổ chức các hoạt động xã hội Hiện nay giáo dục cũng đang phát triển theo hướng xã hội hóa. Hoạt động xã hội là một dạng hoạt động thực hành giúp con người có những mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng. Thông qua các hoạt động xã hội, nhận thức của học sinh về con người và xã hội dần được nâng cao. Đồng thời, thông qua các hoạt động xã hội, bản lĩnh của mỗi người ngày càng khẳng khái, vững vàng, cá tính và bản sắc cũng ngày càng đậm nét. Do sự phức tạp của các hoạt động xã hội, con người nên cố gắng tìm ra những giải pháp hợp lý, để hình thành trí thông minh sáng tạo, đầu óc tháo vát, sự linh hoạt, tế nhị và văn hóa. Như vậy, thông qua việc tham gia các hoạt động xã hội, hiểu biết về thế giới và đời sống xã hội được mở rộng, kinh nghiệm tích cực được tích lũy, tính tích cực xã hội được hình thành - đây chính là cách tổ chức giáo dục hiệu quả. 

2.3. Giáo dục thông qua hoạt động tập thể (hoạt động nhóm).

 Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh là một hoạt động giáo dục quan trọng của nhà trường. Một tập thể là một tập hợp các cá nhân làm việc cùng nhau vì một mục đích tốt. Hai yếu tố quan trọng của tập thể có phạm vi giáo dục rộng lớn là lối sống và dư luận của tập thể. Một phương thức sinh hoạt tập thể hợp lý, có kỷ luật chặt chẽ, hoạt động có kế hoạch, tổ chức, có trật tự sẽ tạo nên thói quen sống có tu dưỡng, hình thành ở học sinh ý chí, nghị lực. Dư luận xã hội lành mạnh luôn giúp con người nhận thức được những điều tốt đẹp và điều chỉnh hành vi của mình trong nếp sống có văn hóa. Trong hoạt động tập thể, các cá nhân cùng làm, tinh thần đoàn kết, hòa đồng, hợp tác cộng đồng được hình thành. Đây là những phẩm chất quan trọng của nhân cách. Trong hoạt động tập thể, một mặt các cá nhân tác động qua lại với nhau, mặt khác, sự tác động của nhà sư phạm thông qua tập thể, vào tập thể sẽ tạo nên sự tổng hợp, có tác dụng sư phạm lớn. Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện giáo dục con người, tổ chức tốt các hoạt động tập thể là con đường giáo dục đúng đắn. Để làm được điều này, các trường học và các nhà giáo dục nên: Xây dựng tốt mối quan hệ tập thể (mối quan hệ tình cảm, mối quan hệ chức năng, mối quan hệ trách nhiệm nghề nghiệp và mối quan hệ tổ chức thể hiện bằng nội quy, kỷ luật tập thể). Tổ chức các hoạt động khác nhau trong nhóm. Xây dựng tầm nhìn tương lai cho nhóm. Việc xây dựng quan điểm xuất phát từ mục tiêu giáo dục của lớp học, nhà trường nên mang lại niềm vui và hy vọng cho con người. Nếu không xác định được mục đích mình cần trong tương lai, con người sẽ rơi vào trạng thái mất phương hướng. Xây dựng những truyền thống tốt đẹp cho tập thể như: Truyền thống học tập tốt, truyền thống lao động, truyền thống văn nghệ, truyền thống thể thao giỏi; Mỗi loại hình truyền thống đều có ý nghĩa giáo dục riêng. Xây dựng và định hướng dư luận xã hội lành mạnh. Dư luận xã hội có sức mạnh điều chỉnh các mối quan hệ trong tập thể. Dư luận tập thể lành mạnh là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cá nhân và tập thể. Tổ chức các phong trào thi đua ở lớp, ở trường. Ngày nay, yêu cầu giáo dục trong tập thể phải được tiếp cận với những yêu cầu mới, hướng hoạt động của tập thể hướng tới những mục tiêu rộng lớn hơn trên tinh thần “giáo dục nhân văn, vì sự hiểu biết quốc tế”. vào cuộc sống quốc tế và vì lợi ích của nhân loại. 

2.4. Tự giáo dục.

 Nhân cách hình thành và phát triển dưới nhiều hình thức, trong đó có tự giáo dục hoặc tự tu dưỡng. Tu dưỡng bản thân thể hiện cao nhất nhận thức và tính tích cực của cá nhân đối với cuộc sống. Tu dưỡng bản thân đạt được khi cá nhân đạt đến một trình độ phát triển nhất định, khi tích lũy được kinh nghiệm sống và kiến ​​thức phong phú. Tu dưỡng bản thân là kết quả của quá trình giáo dục, là sản phẩm của nhận thức và hình thành thói quen hành vi, là khâu tiếp theo và quyết định kết quả của quá trình giáo dục. Tự giáo dục bắt đầu từ việc xây dựng mục tiêu lý tưởng cho tương lai, tiếp theo là tìm kiếm phương tiện và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã xác định, thường xuyên tự kiểm tra kết quả và phương pháp thực hiện, tìm giải pháp sáng tạo mới, xác định quyết tâm mới. để cải thiện. Mỗi người là sản phẩm của chính mình, tự giáo dục là một phương pháp tự khẳng định mình. 

Tóm lại, trong thực tiễn giáo dục, con đường giáo dục chủ yếu là sự “tích hợp” giữa nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục của nhà trường. Thông qua các hoạt động dạy học, giáo dục và tự giáo dục, các phẩm chất kỹ năng và nhân cách của học sinh ngày càng được hình thành và phát triển. Nhà trường trong cơ chế mới phải hết sức năng động, tự điều chỉnh, thích ứng với những nhân tố mới, những yêu cầu mới luôn nảy sinh trong đời sống xã hội. Nhà trường cần phát huy vị trí, vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương, thu hút và kết hợp mọi nguồn lực, lực lượng tham gia vào sự nghiệp giáo dục theo định hướng chung là “đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Quốc gia". Các con đường giáo dục không tách rời, riêng rẽ mà là một hệ thống gắn bó, thống nhất, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Sự phối hợp nhuần nhuyễn các con đường giáo dục là nguyên tắc và cũng là nghệ thuật giáo dục.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.