Cách Ăn Uống Lịch Sự - 5 Thói Quen Lịch Sự Khi Ăn Uống Cần Phải Dạy Con

“Dạy con từ thuở còn thơ” là câu nói mà ông bà truyền lại cho chúng ta bao đời nay. Thật vậy, mọi đứa trẻ nên cần được dạy dỗ, uốn nắn từ nhỏ. Đặc biệt, dạy con cách ăn uống lịch sự ngay từ nhỏ chính là một trong những bài học quan trọng mà bố mẹ nên tập cho bé. Giáo dục cho trẻ cách ăn uống lịch sự sẽ giúp con hình thành những thói quen tốt, kỷ luật tốt và trở thành một con người có trách nhiệm và được người khác tôn trọng. Muốn bé yêu của bạn được người khác yêu mến và xem trọng, bố mẹ hãy tham khảo một số bí quyết dạy con cách ăn uống lịch sự ngay từ nhỏ sau đây nhé!

*

6 CÁCH DẠY BÉ LỊCH SỰ KHI ĂN UỐNG

Rèn luyện thói quen ăn uống lịch sự, lễ phép từ sớm là điều cần thiết để trẻ sớm hoàn thiện kỹ năng sống, để khi trưởng thành để trẻ tự tin bắt đầu cuộc sống tự lập. Do đó, phép lịch sự khi ăn uống là một trong những bài học quan trọng bố mẹ cần giáo dục con cái ngay từ khi còn nhỏ để trẻ hình thành thói quen và rèn luyện hàng ngày.

Bạn đang xem: Cách ăn uống lịch sự

Bố mẹ nên quan tâm các phương pháp dạy con cách ăn uống lịch sự ngay từ nhỏ dưới đây:

Lời mời trước mỗi bữa ăn

Những lời mời trước và sau mỗi bữa ăn thể hiện sự lịch sự của trẻ đối với những người lớn tuổi hơn như ông bà, cha mẹ, anh chị em. Đây được coi là quy tắc, phép xã giao cơ bản mà bố mẹ nên dạy con khi bé bắt đầu tập nói. Để rèn luyện thói quen này cho bé, bố mẹ hãy làm gương cho con, mời mọi người trong nhà trước, động viên trẻ bắt chước và mời lại. Hi Pencil Store cũng khuyến khích bố mẹ giải thích cho con lý do tại sao nên mời người lớn và người khác trước khi ăn. Đó chính là tình cảm và sự tôn trọng mà mà chúng ta nên thể hiện với người khác.

Tập trung vào việc ăn uống

Các thói quen xấu như nhai chóp chép, chọc vào thức ăn, nói chuyện phiếm, gây ồn ào cần được bố mẹ kiểm soát và nhắc nhở để trẻ hình thành suy nghĩ và thói quen tốt. Bố mẹ cũng không nên để trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại, TV hay cười đùa, không tập trung vào bàn ăn…

Việc tập trung khi ăn, ngồi đúng tư thế sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng, cảm nhận được sự khác biệt của từng món ăn. Quan trọng nhất là việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bé, cũng như hạn chế những tổn thương cho dạ dày hoặc hệ tiêu hóa của con.

*

Ăn khi được sự cho phép từ người lớn

Nhiều đứa trẻ khi nhìn thấy món ăn yêu thích của mình là cầm lấy và ăn ngay lập tức, dù có được phép hay không. Bố mẹ cần dạy con phải xin phép mỗi khi làm việc gì đó và không được làm một cách tùy tiện. Một số loại thực phẩm có thể sẽ gây nguy hiểm cho bé nếu không cẩn thận (như một số loại trái cây có hạt như vải, chôm chôm…) và cần sự giám sát của người lớn. Hơn nữa, việc dạy cho bé xin phép còn rèn luyện cho bé phải suy nghĩ trước khi hành động.

Ngoài ra, bố mẹ phải hướng dẫn trẻ cách tự giác thực hiện các nguyên tắc khi ngồi vào bàn ăn, như đợi mọi người ngồi vào bàn ăn, mời người lớn trước rồi sau đó bé mới được ăn. Dần dần, trẻ sẽ hiểu tại sao khi ăn thì phải biết “kính trên nhường dưới”, ăn uống một cách từ tốn, lịch sự và học cách tuân theo những lễ nghi chung….

Ăn uống với lòng biết ơn và không “kén cá chọn canh”

Không phải loại thực phẩm nào bé cũng thích thú. Nhiều trẻ em thường hay vòi vĩnh bố mẹ phải cho chúng loại thức ăn mà chúng thích. Tuy nhiên, nếu bố mẹ nuông chiều con quá nhiều lần, bé sẽ trở nên hư hỏng và không nghe lời. Đối với những món mà bé không muốn ăn thì bố mẹ có thể nấu món đó nhiều lần để bé tập làm quen dần, hoặc tìm cách kết hợp món ăn đó với một thức ăn mà bé hứng thú. Điều này sẽ giúp bé hiểu được rằng không phải lúc nào mọi chuyện cũng sẽ theo ý của bé. Trong những trường hợp như ở trường lớp, bé cần phải học cách để thích nghi thay vì đòi hỏi.

Xem thêm: Tử vi 12 cung hoàng đạo - tình yêu, tính cách, sự nghiệp cung bạch dương

Hơn nữa, bố mẹ cũng nên dạy cho bé phải biết ơn khi ăn uống và giải thích cho bé lý do: gạo được những người nông dân ngày đêm chăm sóc để chúng ta ăn mỗi ngày; cá là do các cô chú ngư dân đánh bắt;… Từ đó sẽ giúp bé hiểu và trân trọng các món ăn hơn.

*

{{https://www.hipencilstore.com/products/ghe-an-3-chuc-nang}}

Tư thế lịch sự ngồi ăn

Khi ngồi vào bàn ăn, có những “luật lệ bất thành văn” mà chúng ta phải tuân theo để thể hiện sự lịch sự và không gây bất tiện cho những người khác nhằm giữ cho không khí ăn uống vui vẻ và ngon miệng. Tuy nhiên, trẻ em thường rất hiếu động nên khó ngồi yên để ăn. Vì vậy, việc cho trẻ làm quen với bàn ăn và không nghịch ngợm ngay từ nhỏ là điều vô cùng quan trọng đối với các bậc phụ huynh.

Bố mẹ hãy đặt ra một số nguyên tắc cho bé khi bắt đầu ngồi vào bàn ăn và yêu cầu bé thực hiện. Bạn nên thưởng cho bé một món quà nhỏ để khuyến khích bé làm theo các quy tắc đó và nhắc nhở trẻ thường xuyên để bé không quên và tái phạm.

{{https://www.hipencilstore.com/products/bo-chen-an-dam-hong-hac-flam}}

Không lãng phí thức ăn

Một số phụ huynh nghĩ rằng họ không nên ép con mình ăn quá nhiều. Tuy nhiên, việc để thừa thức ăn sau mỗi bữa ăn không phải là thói quen tốt. Vì sau này lớn lên, trẻ sẽ hình thành thói quen để thừa thức ăn. Vì vậy, bố mẹ nên nhớ kỹ điều này và dặn con chỉ nên chọn khẩu phần vừa đủ để ăn hết bữa ăn của mình, tránh ăn quá no rồi bỏ thừa. Đây không chỉ là một bài học về lịch sự khi ăn uống mà còn là một kỹ năng sống giúp trẻ tiết kiệm.

*

KẾT LUẬN

Nuôi dưỡng một đứa trẻ trở thành một con người có hiểu biết quả thật là một hành trình không dễ dàng. Do đó, bố mẹ cần phải rèn luyện nhân cách, phép lịch sự và tính tự lập cho con ngay từ nhỏ. Hi Pencil Store hi vọng với các bí quyết dạy con cách ăn uống lịch sự ngay từ nhỏ phía trên, bố mẹ sẽ dạy con mình trở thành một con người thật tốt nhé!

Một khảo sát mới đây của Mỹ cho thấy, cứ 5 cặp vợ chồng thì sẽ có một cặp từ chối đưa con đi ăn ở nhà hàng vì xấu hổ với những hành động bất lịch sự của con trong khi ăn. Vậy làm thế nào để trang bị cho con những kỹ năng sống cần thiết, để con hình thành thói quen ăn uống lịch sự. Hãy cùng trường mầm non Sakura tham khảo một số phương pháp dạy bé lịch sự trong cách ăn uống nhé

*

1.Vai trò quan trọng của việc dạy con lịch sự khi ăn uống

Thực tế cho thấy, rất nhiều ba mẹ hay phàn nàn về thói quen khó thay đổi của trẻ trong khi ăn như dùng tay bốc thức ăn, vừa ăn vừa chơi, chỉ ăn được vài loại thức ăn và hay đòi hỏi, làm rơi vãi khi ăn… Nhiều cặp bố mẹ khác lại cho rằng rất khó để dạy con cách dùng thìa, đũa hay dĩa…

Tuy nhiên, việc tập và rèn luyện thói quen ăn uống nhã nhặn, lịch sự ngay khi còn nhỏ là việc làm cần thiết để con sớm hoàn thiện kỹ năng sống của mình khi trưởng thành, để các con tự tin bước vào cuộc sống tự lập. Bởi chính những năm tháng đầu đời mới là thời điểm hiệu quả nhất cho việc giáo dục, để lớn lên con trở thành những người có kỷ luật, sống có trách nhiệm và được người khác tôn trọng. 

Ngay từ khi con được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, ba mẹ cần đặt ra các nguyên tắc bàn ăn và sẵn sàng kết thúc bữa ăn của con nếu con không hợp tác. Việc ba mẹ phá vỡ nguyên tắc và nài ép con ăn cho qua bữa sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực. Dần dần con không coi trọng bữa ăn, không trân trọng đồ ăn, mà coi đó là điều hiển nhiên con nhận được, thậm chí biếng ăn, vừa ăn vừa chơi.

Vì vậy, phép lịch sự khi ăn uống là một trong những bài học quan trọng mà bố mẹ cần uốn nắn cho con ngay từ nhỏ, để con hình thành thói quen và rèn luyện hàng ngày. 

2. 5 cách dạy trẻ lịch sự khi ăn uống mà ba mẹ nên dạy con

a. Dạy trẻ cách mời người lớn trước mỗi bữa ăn

Khi con biết nói thì bất cứ khi nào ngồi ăn cùng gia đình, ba mẹ nên dạy con cách mời những người lớn tuổi hơn mình như ông bà, bố mẹ, anh chị… Để con có thói quen tốt và tự nguyện thể hiện sự lễ phép, tôn trọng, hiếu nghĩa với người lớn tuổi, ba mẹ cần làm gương cho con trẻ, thực hiện cách mời người lớn cũng như mời con để bé bắt chước, học tập và mời lại. Đây là phép lịch sự cơ bản mà ba mẹ nên dạy con ngay từ sớm để hình thành thói quen ăn uống tốt nhất cho trẻ.

b. Tư thế lịch sự khi ngồi ăn

 Trẻ nhỏ thường rất hiếu động và không ngồi yên một chỗ khi ăn. Vì vậy, ba mẹ nên rèn cho con ngồi đúng tư thế khi ăn khi còn nhỏ. Thậm chí lúc bắt đầu ăn dặm, ba mẹ cũng nên cho trẻ ngồi ngay ngắn trong ghế, và chỉ cho trẻ ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi nếu không ngồi đúng tư thế, hoặc bữa ăn quá dài sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Tư thế ngồi đúng không chỉ giúp thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng mà nó cũng thể hiện một phần văn hóa, tính cách con người của trẻ…

*

c. Tập trung khi ăn 

Bên cạnh việc rèn luyện tư thế ngồi đúng, ba mẹ cũng nên dạy trẻ phải tập trung khi ăn uống. Ba mẹ tuyệt đối không được để trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại hay cười đùa, nói chuyện, tập trung vào một việc làm khác… Việc tập trung khi ăn uống cùng tư thế ngồi ăn đúng sẽ giúp trẻ cảm thấy ngon miệng, cảm nhận được sự khác biệt của từng món ăn, và đặc biệt là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ, hạn chế những tác hại không đáng có cho dạ dày hay hệ tiêu hóa. 

d. Biết nói lời cảm ơn và không chê đồ ăn

Ngay từ nhỏ, ba mẹ cũng nên dạy con biết trân trọng công sức của người đã vất vả nấu ra những món ăn, bằng cách nói lời cảm ơn và không chê hay kén chọn đồ ăn. Việc chê đồ ăn không ngon sẽ khiến người nấu cảm thấy không vui. Đặc biệt, nếu trẻ kén chọn đồ ăn, thì sẽ rất khó khăn cho gia đình khi lựa chọn và chế biến món ăn cho trẻ. Ba mẹ sẽ phải đau đầu suy nghĩ hôm nay nên cho con ăn gì, chế biến như thế nào để con hứng thú và ăn được nhiều. Ngoài ra, nếu ba mẹ không dạy con những điều này từ sớm, thì lớn lên con sẽ tự cho mình quyền chê bai và coi nhẹ công sức lao động của người khác. 

e. Không được lãng phí

Dù với nhiều gia đình, điều này không quan trọng, vì tâm lý bố mẹ cho rằng, không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Tuy nhiên, việc để thừa thức ăn sau mỗi bữa ăn là thói quen không hề tốt. Bởi sau này lớn lên, trẻ dễ có tính cách lãng phí. Vì vậy, ngay từ nhỏ, ba mẹ nên nhắc nhở và dặn các con cần phải lựa chọn phần ăn vừa đủ để ăn hết suất, tránh lấy quá nhiều để rồi bỏ thừa. Đây không chỉ là phép lịch sự trong ăn uống mà đó còn là kỹ năng sống, giúp trẻ hình thành tính tiết kiệm.

Hành trình nuôi dạy con khôn lớn chưa bao giờ là một việc làm đơn giản. Bởi không phải con cứ nghe lời, ăn uống đầy đủ và lớn lên khỏe mạnh, tăng cân mỗi tháng là đủ. Việc rèn luyện nhân cách, tính kỷ luật và tự lập cho con ngay từ nhỏ để lớn lên trở thành những người có ích và được người khác tôn trọng cũng rất quan trọng. Đó sẽ là một phần trách nhiệm vô cùng lớn mà ba mẹ nên kiên nhẫn cùng con rèn luyện mỗi ngày. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.