TOP NHỮNG LOẠI THUỐC CHỮA BỆNH MỐC CHO GÀ CHỌI, SỬ DỤNG TỎI TRONG PHÒNG BỆNH CHO GÀ

Việc nuôi gà theo hướng tự nhiên, không sử dụng các chất kích thích hay chất đề kháng là rất tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên cũng vì vậy mà đàn gà sẽ có sức đề kháng yếu và dễ dàng nhiễm bệnh. Do đó, Vườn Quê Việt luôn tìm kiếm và áp dụng các loại cây thuốc trong dân gian sử dụng để bổ sung vào thức ăn cho gà, nhờ đó mà tăng cường kháng sinh tự nhiên và phòng, trị các bệnh cho gà.

Bạn đang xem: Top những loại thuốc chữa bệnh mốc cho gà

Tác dụng thần thánh của các loại thuốc tự nhiên

Những loại rau củ tự nhiên như tỏi, gừng, nghệ hay lá hẹ,… tưởng thân thuộc bình dị với bữa cơm hàng ngày nhưng đó lại là thần dược quý báu để làm thuốc trị bệnh cho các loại gia cầm đặc biệt là chữa bệnh cho gà.

*

TỎI

*

LÁ ỔI

*

NGHỆ

*

SẢ

*

HẸ

*

GỪNG

*

DÂY MƠ LÔNG

*

LÁ TRẦU KHÔNG

*

MẬT ONG

Tác dụng của TỎI: Trong tỏi chứa thành phần allicin có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, gồm các vi khuẩn có lợi để áp chế các bệnh về nấm, tiêu chảy, thương hàn, cúm, viêm phế quản, giảm nhanh các triệu chứng ăn không tiêu, tốt cho hệ tiêu hóavà sức đề kháng. Đặc biệt sử dụng tỏi đen thay thế sẽ mang lại hiệu quả cao hơn hẵn. Có thể băm nhuyễn tỏi trộn với thức ăn cho gà hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước cho gà uống đều được.

Tác dụng của SẢ: Cây sả được dùng nhiều để trị các bệnh về tiêu chảy và ho ở gà thông qua các hoạt chất geraniola và citronelola.

Tác dụng của DÂY MƠ LÔNG (MƠ TAM THỂ, DÂY MƠ TRÒN): Nhờ thành phần alkaloid peaderin α và β mà dây mơ lông giúp điều trị bệnh viêm đường ruột do vi khuẩn gây nên cho gia cầm và cả trị bệnh eczema có trên da heo.

Tá dụng của lá ỔI: Lá ổi được xem là thần duộc về phòng và chữa bệnh đường ruột cho gà. Lá ổi đem nấu nước có thể thay thế bằng nước uống cho gà, có tác dụng rất hiệu quả.

Tác dụng của lá HẸ: Trong lá hẹ chứa các chất kháng sinh, đặc biệt là odorin giúp chống lại các vi khuẩn có hại như pseudomonas aeruguinosa (hay còn gọi là trực khuẩn mủ xanh), đặc trị bệnh bạch lỵ, thương hàn ở gà.

Tác dụng của lá TRẦU KHÔNG: Được dùng để rửa vết thương hở để kháng khuẩn, các vết phỏng và điều trị tiêu chảy.

Tác dụng của NGHỆ: Nhờ thành phần curumin có trong củ nghệ giúp kích thích hệ miễn dịch và kháng viêm tốt.

Tác dụng của GỪNG: Trong gừng có chứa chất Gingerol giúp kích thích đường ruột, làm ấm bụng và tính kháng khuẩn cao. Xay, giã nhuyễn gừng rồi vắt lấy nước cho gà uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước đều được.

Tác dụng của MẬT ONG: ngoài các lọa rau củ, sử dụng kết hợp thêm mật ong cũng rất tốt cho gà, giúp cải thiện sức lực, hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngừa bệnh đường hô hấp. Đặc biệt tạo kháng sinh mạnh mẽ phòng bệnh cho gà với phương pháp úm gà bằng mật ong.

Các bài thuốc nam dân gian trị bệnh cho gà

Với kinh nghiệm từ ngàn xưa của cha ông chúng ta đã chắt lọc từ những kinh nghiệm và lưu truyền những bài thuốc hay, hoàn toàn tự nhiên và có tác dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh cho gà.

*

Bệnh tụ huyết trùng gà (bệnh gà chết toi): Sử dụng 3 miếng than đước (bằng ngón tay), 3 lát gừng tươi, 8 hạt tiêu, 3 tép tỏi để sắc thuốc.

Bệnh bạch lỵ (bệnh hô hấp): dùng 12g lá xoài, 12g lá trầu không, 16g lá ngãi cứu, 16g lá lốt để sắc thuốc cho gà uống.

Bệnh newcastle (bệnh gà rù): Có 2 phương pháp phổ biến để điều trị:

20g rễ cây lá lốt, 15g thương truật, 15g gừng phơi khô, 1 củ gừng tươi50g hoa kinh giới, 25g bạc hà, 25g lá tía tô, 25g kim ngân hoa, 25g liên kiều

Ngoài ra còn có:

15 g hoàng nàn, 15g tía tô, 10g hương phụ, 10g bạc hà, 10g xương bồ16g nọc sởi, 16g trắc bá diệp, 16g chút chít, 12g hoàng đằng20g hoàng liên, 15g nhục đậu khấu, 10g sa nhân, 10g chỉ xác, 5g quế chi, 2g nha đam

Bệnh hô hấp CRD: 20g ba chẽ, 16g hương nhu, 16g trắc bá diệp, 12 g nha đam, 12g ké đầu ngựa

Lưu ý: Các bài thuốc trên có thể sắc thuốc cho gà uống hoặc để trộn vào thức ăn với liều lượng cho 10 đến 12 con gà lớn.

Tuy chỉ là những phương thuốc dân gian nhưng đã được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Không chỉ vì giá thành thấp, các nguyên liệu thuốc dễ tìm, thân thuộc mà còn vì yếu tố tự nhiên và an toàn.

Thay vì lựa chọn các loại thuốc đặc trị và nhanh chóng nhưng cũng ẩn chứa nhiều thành phần hóa chất gây tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu dùng, các bài thuốc dân gian từ rau củ quả lại là một lựa chọn tối ưu cho sự phát triểu lâu dài và đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

*

You may be trying to access this site from a secured browser on the server. Please enable scripts and reload this page.

Xem thêm: 9 cách tốt nhất để giảm mỡ cánh tay và vai, 10 bài tập để giảm mỡ dưới cánh tay


*

*

*

*

Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Giới thiệu Thông tin tuyên truyền Khoa học công nghệ Mô hình & chương trình KN Sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội Nhìn ra ngoài tỉnh Câu lạc bộ khuyến nông
Sử dụng tỏi trong phòng bệnh cho gà

Tỏi có rất nhiều tác dụng trong kích thích tăng trưởng và phòng bệnh cho gà nuôi. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý đến liều lượng và cách bổ sung để mang lại hiệu quả tốt nhất.


Tác dụng

Theo các nghiên cứu, tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ thống miễn dịch, giúp tăng hoạt tính các thực bào lympho, có tính kháng khuẩn (ức chế 70 loại vi khuẩn gram (-) và gram (+), kháng virus (cúm, cảm lạnh, lở mồm long móng), diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật (giun đũa, giun kim, giun móc, lỵ amid), phòng tránh tốt các rối loạn men tiêu hóa, nhiễm khuẩn dạ dày ruột, chống các bệnh đường hô hấp. Ngoài ra tỏi còn giúp tăng hiệu lực kháng sinh, vì thế sẽ giúp tăng hiệu quả của kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD.

Ðược xem là chất kháng sinh hoàn toàn tự nhiên: Tỏi được xem như một chất kháng sinh hoàn hảo tự nhiên rất tốt cho gà chọi lẫn gà thịt. Phòng những loại bệnh hen khẹc, gà bị khò khè và bị khó thở.

Tăng cường hệ thống miễn dịch cho gà: Hệ miễn dịch giúp gà có thể chống lại những loại virus gây bệnh hoặc sẽ hồi phục nhanh hơn nếu không may bị nhiễm bệnh. Trong tỏi có chứa Allicin có thể làm bất hoạt trên 70 loại virus Diallyl trisulfide (DATS), Diallyl disulfide, Ajoene, hoạt chất Phytoncides trong tỏi cũng góp phần làm tăng khả năng kháng khuẩn.

Giúp gà ít nhiễm giun sán: Là một trong những sản phẩm thực phẩm có khả năng điều trị giun sán hiệu quả, nhất là giun kim. Tuy nhiên, nếu nuôi gà thả vườn thì nên kết hợp thêm thuốc sổ giun sán, bởi vì tỏi chỉ bổ trợ thêm cho việc loại bỏ giun sán cho gà.

Trị rối loạn tiêu hóa dứt điểm: Thường xuyên trộn tỏi cho gà ăn hoặc giã nhuyễn chắt lấy nước uống là cách hữu hiệu để trị gà không tiêu, từ đó hạn chế được tình trạng gà đi ngoài phân xanh trắng.

Ðể giúp người chăn nuôi mạnh dạn sử dụng tỏi phòng bệnh CRD, năm 2010 Trạm Khuyến nông Khuyến ngư Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đã thực hiện thí nghiệm “Sử dụng tỏi phòng bệnh gia cầm”. Khi sử dụng rượu tỏi pha nước cho uống lúc gà được 7 ngày tuổi, 2 ngày uống 1 lần với liều: 60 ml rượu tỏi pha trong 10 lít nước uống cho 200 con gà con (dưới 2 tháng tuổi) hoặc 100 con gà lớn (trên 2 tháng tuổi). Các ngày còn lại vẫn sử dụng Vitamin C + B - Complex + Ðiện giải. Vỏ tỏi còn lại treo ở các góc chuồng để khử mùi hôi. Sau 4 tháng thực hiện kết quả như sau: Sử dụng tỏi giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, tỷ lệ chết, nâng cao hiệu quả chăn nuôi: Giảm tỷ chết, loại thải từ 14% xuống còn 2%; Giảm chi phí thuốc: 445 đồng/con; Thời gian xuất chuồng sớm hơn 15 ngày; Trọng lượng xuất chuồng cao hơn 90 g/con.

Liều lượng

Tùy thuộc phương pháp sử dụng mà có các liều lượng khác nhau.

Dùng trực tiếp cho gà: Tùy thuộc vào thể trọng của gà. Ví dụ: 1 con gà nặng dưới 1 kg/con thì nên cho ăn 1 - 1,5 tép tỏi. Gà 2 kg/con trở lên thì khoảng 2 tép/ lần.

Pha nước uống: 1 lít nước uống 2 - 3 tép tỏi là vừa. Trường hợp cho uống hằng ngày thì nên sử dụng tỏi liều lượng thấp, nếu cách ngày hoặc 2 - 3 lần/ tuần thì nên pha nhiều tỏi hơn. Có thể tách phần nước và xác tỏi cho gà dùng riêng. Xác tỏi xay nhuyễn trộn cùng thức ăn giúp gà tiêu hóa tốt hơn.

Dùng rượu tỏi: Cho gà con ăn tỏi ngâm rượu với đàn gà khoảng 200 con thì liều lượng là 60 ml/10 lít nước, cho uống 2 ngày/lần. Nếu gà hơn 2 tháng thì cũng với liều lượng 60 ml/10 lít nước cho 100 con gà.

Dùng bột tỏi khô: Trộn vào thức ăn hàng ngày với tỷ lệ 3% bột tỏi.

Vỏ tỏi có tác dụng khử mùi cực kỳ nhạy, người nuôi có thể tận dụng gom vỏ lại bỏ vào túi treo trong chuồng nuôi.

Nguyên tắc sử dụng

- Máng cho gà uống nước tỏi cần lau rửa sạch sẽ, khô ráo tránh để ô nhiễm.

- Nên nhốt gà lại đợi đến lúc gà khát mới cho uống, tránh tình trạng gà không chịu uống.

- Nếu nước tỏi cho uống bị thừa thì nên đổ đi, không sử dụng lại.

- Muốn gà luôn khỏe mạnh, tăng cân nhanh, không bị nhiễm bệnh vào các thời điểm giao mùa, nên cho gà uống nước tỏi thường xuyên và lâu dài./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.