MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC SINH TIỂU HỌC

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho mỗi học sinh. Khoa học giáo dục ngày nay đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp, hiện đại thì phải học và học không chỉ để có kiến thức mà còn để tự khẳng định (Learn to Be), học để cùng chung sống (Learn to Live together), học để biết (Learn to Know), học để hành ( Learn to Do).

Bạn đang xem: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học hiện nay và 5 đề xuất nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng

Tình trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học vẫn còn một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, có thể thấy các nguyên nhân chính là từ việc chưa có định hướng giáo dục và phương pháp thích hợp giúp các bé tiếp thu hiệu quả; còn thiếu sự phối hợp giảng dạy giữa nhà trường và gia đình.

Vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong xã hội hiện đại ngày nay là gì?

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng trong xã hội hiện nay. Theo UNESCO, ba yếu tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó, hai yếu tố thuộc về kỹ năng sống có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp,…

*

Sở hữu kỹ năng sống tốt sẽ thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận bản thân và thế giới xung quanh, hình thành niềm tin, lòng tự trọng, thái độ tích cực lẫn động lực, tự quyết định tương lai của mỗi người. Chính vì vậy, chúng ta cần giáo dục kỹ năng mềm cho trẻ càng sớm càng tốt. Nó giúp giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng trong mỗi đứa trẻ để hoàn thiện bản thân, tránh suy nghĩ theo lối mòn và hành động theo thói quen trên hành trình biến ước mơ thành hiện thực.

Thực tế tình hình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học hiện nay

Về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, các quốc gia khác có hẳn một môn học về giáo dục kỹ năng sống. Các em sẽ có những khung giờ riêng để sinh hoạt, tìm hiểu và trải nghiệm những kỹ năng sống cơ bản vào mỗi ngày. Những tiết học kỹ năng sẽ được lồng ghép vào thực tế như tổ chức đóng kịch, xây dựng tình huống có các bài học về kỹ năng sống để trẻ tham gia.

Tại Việt Nam, học sinh tiểu học vẫn được thầy cô truyền đạt về kiến thức, kinh nghiệm của những kỹ năng sống cần thiết. Nhưng vì không ít bé vẫn còn ỷ lại vào ba mẹ và thời gian rèn luyện kỹ năng sống chưa đủ nhiều khiến hiệu quả để bé tiếp thu kiến thức chưa tốt. Không những thế, học sinh tiểu học ở nước ta vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế trong việc được dạy các kỹ năng sống từ phía gia đình. Vẫn rất ít gia đình quan tâm đến vấn đề này hoặc có nhiều trường hợp quan tâm không đúng cách khiến phản tác dụng.

*

Thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản, bé sẽ dễ gặp những rắc rối như:

Không biết tự chăm sóc bản thân, nhất là khi ba mẹ bận rộn hay đi vắng.Dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, bắt cóc.Không thể kiềm chế cảm xúc của mình
Không có cơ hội phát huy khả năng của mình, không hòa nhập với bạn bè, làm việc nhóm kém hiệu quả.Bé sẽ trở nên nhút nhát, không tự tin, yếu kỹ năng giao tiếp

Chính vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần có sự chung tay từ cả hai phía nhà trường và gia đình.

5 gợi ý hợp tác giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Sự thành công trong việc giáo dục kỹ năng cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, thầy cô và gia đình. Cụ thể:

Cho bé được tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm thực tế nhiều hơn.Hãy để bé được giao tiếp với nhiều người dưới sự quan sát và hướng dẫn của ba mẹ và thầy cô.Phía gia đình, ba mẹ cần phối hợp với thầy cô trong việc giảng dạy và thực hành kiến thức sống hằng ngày cho bé.Nhà trường tiến hành tổ chức những hoạt động ngoại khóa như giờ học chính thức, tiến hành lên kế hoạch giảng dạy kỹ năng lồng ghép vào tình huống thực tế.Tạo cho bé một không gian thoải mái, để bé được tự rèn luyện kỹ năng sống dưới sự hướng dẫn và định hướng của ba mẹ, thầy cô; không nên thực hành trong trạng thái ép buộc.

*

Trên đây là những thông tin về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Quý phụ huynh. Trẻ em cần được giáo dục kỹ năng sống ngay từ nhỏ để tạo nền tảng cho sự thành công sau này. Để tham khảo thêm chương trình học có phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại Inspire-Khai Nguyên, vui lòng xem TẠI ĐÂY.


 Để được tư vấn chi tiết về chương trình học, Quý phụ huynh vui lòng đặt lịch hẹn tại đây: bit.ly/ISPtuyensinh

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng của gia đình và nhà trường. Trang bị các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không chỉ giúp các em học tập hiệu quả hơn mà các em còn chủ động, tự tin, sáng tạo, biết ứng dụng các kiến thức và kỹ năng để ứng xử và giải quyết các vấn đề trong trường học và cuộc sống.

*
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng của gia đình và nhà trường

Nhượng quyền Chương trình giáo dục Kỹ năng sống thành công nhất Việt Nam


Kỹ năng Tự phục vụ

Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Tập những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Vì thế, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng tự phục vụ ngay từ khi còn nhỏ.

Kỹ năng tự phục vụ bản thân bao gồm cả thể chất và tinh thần, từ những việc làm đơn giản đến phức tạp, để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp cho trẻ.

Ở độ tuổi tiểu học, ngoài những kỹ năng đã được rèn luyện ở độ tuổi mầm non, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ tập luyện và phát triển các kỹ năng với độ khó cao hơn, phù hợp với mức độ phát triển nhận thức như dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp mâm cơm…

Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính cho trẻ là một phần của giáo dục sức khỏe thể chất và tinh thần, một nội dung quan trọng của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Các nhà khoa học khẳng định rằng trẻ có ý thức giới tính: Khi mới sinh trẻ bú mẹ giống như quá trình hưng phấn tính dục của người lớn. Khoảng 7 – 8 tháng trẻ biết làm một số động tác như kẹp đùi, mân mê vùng kín của mình. Trẻ mẫu giáo bước vào thời kỳ “nụ hoa tính dục”. Gọi là “nụ hoa”, bởi vì không có bông hoa nào không nở từ nụ, không có trái cây nào không thụ từ hoa, muốn bước vào thời hoa niên con người phải đi từ cái chồi này trước đã. Đó là quá trình phát triển liên tục để trưởng thành. Việc giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm không chỉ cung cấp cho trẻ những kiến thức để trẻ giải đáp những thắc mắc từ cơ thể mình, mà còn trang bị cho trẻ những kỹ năng giúp bảo vệ bản thân khi xung quanh trẻ có rất nhiều mối nguy về xâm hại tình dục.

Đối với trẻ tiểu học, giáo viên và phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ tìm hiểu, trang bị những nội dung giáo dục giới tính như: “Em bé đến từ đâu?”, kỹ năng tự vệ khi bị xâm hại,…

Kỹ năng Bảo vệ bản thân

Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.

Giai đoạn từ 4 đến 8 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.

Xem thêm: You searched for barca vs chelsea vs barca truc tiep, chelsea vs barca truc tiep

Trong độ tuổi này mặc dù trẻ được gia đình và nhà trường bảo vệ, bao bọc nhưng sự bảo vệ đó cũng không thể là an toàn tuyệt đối. Vì vậy, chỉ khi chính trẻ hiểu và biết được cách bảo vệ mình, trẻ mới có thể an toàn và bố mẹ cũng yên tâm hơn. Do đó, cần dạy cho trẻ cách tự bảo vệ bản thân.

Trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, cần chú trọng một số kỹ năng bảo vệ bản thân như: An toàn khi tự chơi, an toàn với thú nuôi, an toàn với điện, an toàn với lửa,…

Kỹ năng Giao tiếp ứng xử

Giao tiếp hiểu đơn giản là hành động truyền tải thông điệp từ người này đến người khác. Kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho con người nói chung và cho trẻ em nói riêng. Nếu như quá trình giao tiếp diễn ra không hiệu quả, trẻ sẽ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và ngược lại.

Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ không chỉ là cung cấp cho trẻ những kiến thức để giao tiếp hiệu quả, mà còn giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng ứng phó, ứng xử với những tình huống giao tiếp cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không thể bỏ qua các kỹ năng như: Ứng xử khi bạn bè trêu chọc bắt nạt, tìm kiếm sự giúp đỡ,…

Kỹ năng Làm việc nhóm

Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại, việc rèn luyện những kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Nhất là trong trường hợp trẻ cần đến sự hỗ trợ và ủng hộ của mọi người xung quanh để giải quyết công việc.

Đối với trẻ thì những hoạt động làm việc nhóm không chỉ giúp trẻ tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn mà còn giúp trẻ có thể hoàn thành công việc thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, việc làm việc nhóm cũng giúp trẻ dễ dàng hơn trong công việc sau này, rèn luyện cho trẻ khả năng hợp tác, tổ chức tốt, lãnh đạo tốt. Và giúp cho mỗi trẻ có được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên, tăng thêm sự gắn kết và có được tình bạn lâu bền trong học tập và đời sống.

Khi làm việc nhóm với những bạn bè hay những người xung quanh, mỗi đứa trẻ sẽ được rèn luyện cách làm việc, học tập một cách chủ động hơn và hiệu quả hơn. Mỗi người sẽ có một ưu điểm riêng, kiến thức hiểu biết, kỹ năng khác nhau, nên khi làm việc nhóm, sự hợp tác, hỗ trợ giữa các thành viên sẽ giúp cho công việc hoàn thiện nhanh chóng và hiệu quả tốt hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, học được cách làm việc độc lập cũng như với bạn bè, đồng thời trẻ sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Điều này giúp trẻ hòa đồng hơn, yêu thích mọi người xung quanh hơn, để từ đó chơi vui vẻ, học tập tốt.

Tư duy Sáng tạo

Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não để tìm ra nhiều phương án khả thi, rồi kết luận được phương án tối ưu dựa trên các phương án đã nêu ra. Kỹ năng tư duy sáng tạo là một trong những nền tảng quan trọng bậc nhất đối với trẻ để trẻ có cơ hội phát triển trong cả cuộc sống và sự nghiệp.

Trong thế kỷ 4.0, khi máy móc đang dần thay thế con người làm việc thì kỹ năng tư duy sáng tạo đang đóng vai trò quan trọng giúp mỗi người làm chủ được tương lai. Mặt khác, những người lười biếng trong suy nghĩ, chỉ cần làm theo những gì mà người khác đã vẽ ra từ trước, không có khả năng đột phá và những bước tiến mới sẽ hiếm khi đi xa trong cuộc sống.

Chú trọng rèn luyện tư duy sáng tạo trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ quan trọng bởi sáng tạo chính là sự khác biệt, là ưu thế tuyệt đối của mỗi người.

Nhượng quyền Chương trình giáo dục Kỹ năng sống thành công nhất Việt Nam

Kỹ năng Quản lý thời gian

Nhắc đến “quý trọng thời gian”, chúng ta đều nghĩ vấn đề đó chỉ quan trọng và cần thiết đối với những người đi làm, người trưởng thành. Nhưng trên thực tế không chỉ cần thiết đối với người lớn chúng ta mà nó còn vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ. Kỹ năng quản lý thời gian cần thiết cho trẻ vì nó là nền tảng xuyên suốt từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, tuổi nhỏ trẻ vẫn học, vẫn phải làm bài tập và vẫn phải làm những công việc, nhiệm vụ của một đứa trẻ bình thường và có hiệu quả hay không cũng chính là do cách sắp xếp thời gian ở trẻ đã hợp lý hay chưa.

Ở độ tuổi tiểu học, trẻ không còn được học tập một cách “thoải mái” như trong độ tuổi mẫu giáo. Với chương trình giáo dục nặng về kiến thức và thi cử, áp lực học tập đối với học sinh tiểu học là không nhỏ. Vì vậy, việc chú trọng hướng dẫn trẻ biết cách quản lý thời gian, sắp xếp thời gian biểu cho việc học tập một cách hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Kỹ năng Học tập

Kỹ năng học tập là những kỹ năng trẻ cần sử dụng để hỗ trợ quá trình học và làm việc hiệu quả – đây là kỹ năng không thể thiếu đối với trẻ.

Khi chuyển từ mẫu giáo lên tiểu học, trẻ thay đổi hoạt động chủ đạo từ chơi sang học. Hoạt động học tập mới mẻ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn hay thậm chí áp lực. Việc cung cấp cho trẻ những kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Một số kỹ năng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn này có thể kể đến như: Kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng đọc, kỹ năng lập sơ đồ tư duy,…

Kỹ năng Quản lý tài chính

Các bậc phụ huynh đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc quản lý tài chính. Tuy nhiên, việc giáo dục con em mình về vấn đề này thường bị cho qua, vì quan điểm “Trẻ con thì biết gì về tiền bạc!” hay “Hãy để các em lớn lên trong sáng, hồn nhiên và tránh xa tiền bạc!”. Nhưng theo một nghiên cứu từ Đại học Cambridge, thói quen sử dụng tiền được định hình từ khi trẻ lên 7 tuổi. Trẻ càng được dạy sớm, kỹ năng quản lý tài chính càng được phát triển tốt về sau, vì các em hiểu giá trị đồng tiền, học cách chi tiêu – tiết kiệm thông minh. Và song song đó, tính chia sẻ và cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn cũng được hình thành trong suy nghĩ của các em.

Trong cuộc sống hiện đại, việc dạy cho con ứng xử như thế nào với tiền bạc là việc rất quan trọng. Giáo dục con nhận thức về giá trị của đồng tiền và việc tiết kiệm sẽ giúp con tránh được những quan niệm sai lầm về tài chính. Không bao giờ là quá sớm để học những điều cơ bản về cách quản lý tiền và điều này sẽ giúp trẻ trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm với các quyết định tài chính cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Kỹ năng Thuyết trình

Một trong những yếu tố giúp trẻ trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai đó là khả năng thuyết trình thuyết phục trước đám đông. Trẻ cần biết trình bày vấn đề của mình không chỉ với bố mẹ, những người trẻ thân thiết mà còn trước thầy cô, các bạn ở trên lớp. Tuy nhiên đối với nhiều trẻ đây là việc khá khó khăn, thậm chí còn khiến trẻ sợ hãi.

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại những thành công vượt trội. Dù trẻ sẽ là ai, sẽ làm gì, thì trẻ cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người). Chú trọng phát triển kỹ năng thuyết trình trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng giúp trẻ bồi dưỡng các kỹ năng khác như tự tin, giao tiếp,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x