CÁCH GHÉP LAN VÀO GỖ NHÃN DÙNG ĐỂ LÀM GÌ /CARPENTERANHTUẤT, SỬ DỤNG GỖ NHÃN LÀM GÌ VÀ GIÁ TRỊ CÂY NHÃN

Gỗ Nhãn rừng là gỗ gì? Gỗ có tốt không? Gỗ Nhãn rừng có đặc điểm và công dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!


*

Cây nhãn rừng


Nội dung chính

2 Đặc điểm về gỗ Nhãn rừng3 Ưu điểm của Gỗ Nhãn Rừng4 Công dụng của gỗ Nhãn rừng trong đời sống

Gỗ Nhãn rừng là gỗ gì?

Nhãn rừng hay còn gọi là: Vải rừng; Vải thiều rừng. Đây là loại cây dễ trồng, có thể trồng bằng hạt hoặc chiết chiết cành, nhưng nếu trồng bằng hạt thì bộ rễ cây sẽ phát triển hơn. Ngoài ᴠiệc cho trái nhãn mang lại giá trị kinh tế cao; thì câу nhãn còn cung cấp lượng gỗ nhãn đáng kể, mang đến nhiều lợi ích ѕử dụng.

Bạn đang xem: Gỗ nhãn dùng để làm gì

Tên khoa học: Nephelium cuspidatum Blume. Đây là loài cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Đặc điểm về gỗ Nhãn rừng

Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này , hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

– Nhãn rừng là loại câу thân gỗ, chiều cao có thể tới 10 -20m. Thân có ᴠỏ dàу ᴠới nhiều vết nứt dọc nhỏ, đôi khi bong tróc ra từng mảng, tán cây rộng và rậm rạp, quanh năm xanh lá. Thân có nhiều cành, lá thường um tùm хanh tươi quanh năm. Vỏ câу хù хì màu хám. Đây là loại cây dễ trồng, có thể trồng bằng hạt hoặc chiết chiết cành, nhưng nếu trồng bằng hạt thì bộ rễ cây sẽ phát triển hơn.

– Lá nhãn có hình mũi mác, lá dài khỏang 6 – 8cm, thuôn dài nhọn ở đầu. Mặt lá màu xanh đậm, lưng lá màu xanh nhạt; cuống lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ; các lá mọc đối nhau, sát nhau.

– Mùa xuân vào các tháng 2 – 4 cây ra hoa màu vàng nhạt; mọc thành từng chùm ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa nhãn rừng thường mọc thành từng chùm ở đầu cành, cánh hoa có nhiều nở ra trông rất đẹp.

– Quả nhãn mọc thành chùm, quả tròn như viên bi, thường mọc ở đầu cành mọc chi chít. Vỏ trái thường trơn nhẵn; nhưng đôi khi cũng có những giống vỏ trái xù xì. Khi chín vỏ trái có màu nâu nhạt hay vàng nhạt. Mùa quả là vào khoảng tháng 7 – 8.


*

Qủa nhãn rừng


Sự phân bố của Nhãn Rừng

Cây nhãn rừng chịu rét tương đối tốt hơn so với các cây cùng họ như vải; thêm vào đó cũng ít kén đất hơn. Cây Nhãn Rừng được phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…

Ưu điểm của Gỗ Nhãn Rừng

Nhãn Rừng được nhiều người thích bởi những ưu điểm như:

Nhãn Rừng có giá trị giá trị kinh tế cao. Chất gỗ khá bền, chắc. Gỗ ít khi bị biến dạng, hay là cong vênh, và co ngót. Gỗ nhãn rừng tương đối cứng, nhiều vân, khi chế tác thành nội thất như tủ quần áo, bàn ghế, kệ tivi,… cho độ sáng đẹp, chất lượng.Cây tương đối dễ trồng và có tỉ lệ sống cao. Cây sinh trưởng khá nhanh, không bị kén đất. Hương gỗ thơm tự nhiên. Gỗ ít chịu tác động từ môi trường, không bị cong vênh, nứt nên được nhiều người ưa chuộng.Ngoài yếu tố bền chắc, có tính ứng dụng cao thì nội thất gỗ nhãn đẹp mắt, dễ kết hợp với các món đồ trang trí khác, mang đến vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, tinh tế.
*

Gỗ nhãn rừng


Gỗ Nhãn rừng thuộc nhóm mấy?

Trong bảng phân loại gỗ Nhãn rừng thuộc GỖ NHÓM 5 – Phổ biến trong xây dựng và làm đồ nội thất; Gỗ rắn chắc, ít bị cong vênh. Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, được dùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất.

Cây được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Bời lời giấy, Chôm chôm, Bản xe, Ca bu, Chò xanh, Chò lông, Chò xót, Chùm bao.

Công dụng của gỗ Nhãn rừng trong đời sống

– Cây Nhãn rừng có tính ứng dụng cao thì nội thất gỗ nhãn đẹp mắt, dễ kết hợp với các món đồ trang trí khác, mang đến vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, tinh tế. Nhiều người thích sử dụng gỗ nhãn để đóng nội thất mang phong cách cổ xưa, mang đến sự độc đáo cho không gian.

– Nhãn rừng với nhiều ưu điểm vì vậy với tiềm lực kinh tế cao và nằm trong nhóm gỗ quý; nên Nhãn Rừng còn được dùng nhiều trong thiết kế nội thất. Các sản phẩm gia công sản xuất từ Gỗ Nhãn Rừng được đông đảo người tiêu dùng ưa thích và lựa chọn trong đời sống. Ngoài ra cây nhãn rừng thường được trồng để lấy trái, trái nhãn thơm ngon; nên nhiều nước rất ưa chuộng. Hàng năm, cây cung cấp lượng trái dồi dào, mang lại giá trị kinh tế cao.

– Gỗ nhãn rừng bền chắc, thường ít bị cong vênh hay hư hại trong quá trình sử dụng; nhờ đó mang đến hiệu quả sử dụng cao. Gỗ nhãn rừng bền chắc, màu đỏ hồng; thường dùng để đóng nội thất: tủ quần áo, kệ tivi, bàn ghế,… mang đến hiệu quả sử dụng cao. Thêm vào đó, Nhãn Rừng còn dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, hay các vật dụng như là: hạt gỗ bọc ô tô, cán dao,…

– Gỗ Nhãn Rừng bền đẹp; và ngày càng được sử dụng rộng rãi để làm nội thất; hay là đồ dùng bằng gỗ, phục vụ cho đời sống con người. Đồ gỗ được thiết kế với nhiều mẫu mã đẹp mắt; phù hợp với nhiều không gian, mang đến cho không gian sống của bạn sự sang trọng, tiện nghi nhưng lại rất ấm áp giản dị. Nếu yêu thích gỗ nhãn, các gia đình rất nên sử dụng chúng.


Tủ bếp


Giá của Gỗ Nhãn Rừng

Hiện nay tại Việt Nam, Nhãn Rừng đang ngày càng trở nên có giá hơn với người dùng. Cũng như các sản phẩm của loại gỗ khác, đều được thi công theo yêu cầu của khách hàng, phụ thuộc vào khách hàng lựa chọn loại gỗ nào và có kích thước thế nào. Từ đó mà giá của mỗi sản phẩm mỗi cái một khác nhau.

Bạn có thể tham khảo tầm giá sau, mức giá phổ biến đối với các loại GỖ NHÓM V: 2.000.000 VNĐ/ m3 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m) và tầm khoảng 4.000.000 VNĐ/m3 đối với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.

Lời kết

Gỗ Nhãn rừng được mọi người đánh giá cao Nhãn Rừng có giá trị giá trị kinh tế cao. Chất gỗ khá bền, chắc. Gỗ ít khi bị biến dạng, hay là cong vênh, và co ngót. Vì vậy, các sản phẩm của gỗ Nhãn rừng luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. Đây là loại gỗ tốt, tính thẩm mĩ cao nên giá cả cũng khá cao, khi muốn mua sản phẩm của gỗ Nhãn rừng cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Nhãn rừng được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Nhành lan được ghép vào gỗ sẽ mang một nét đẹp rất khác, một nét đẹp tự nhiên, mộc mạc nhưng lại đầy cuốn hút. Tuy nhiên không phải lan nào cũng có thể ghép gỗ hay loại gỗ nào cũng có thể ghép lan vào. Cùng Nông nghiệp phố tìm hiểu ngay loại gỗ nào thích hợp nhất để ghép lan và cách ghép lan vào gỗ trong bài viết này nhé.

1. Tiêu chí khi chọn gỗ ghép lan

Khi bạn chọngỗ để ghép cây lan vào, bạn cần biết chính xác đó là loại gỗ gì để biết được đặc tính và độ bền của gỗ. Bạn nên chọn các loại gỗ có độ bền càng cao càng tốt, vì ghép lan vào các loại gỗ này sẽ đỡ mất công thay giá thể thường xuyên, giúp hạn chế cây lan bị chột.

*

Ngoài ra, bạn cần chọn gỗ mới, không bị mối mọt để ghép lan. Bạn cũng hạn chế chọn các loại gỗ từ cây có chứa nhiều tinh dầu, cây có nhựa đắng hay các loại gỗ có vỏ cây dày, xù xì, dễ mục.

2. Những loại lan nào có thể ghép vào gỗ

Hầu hết các loại lan hiện nay đều có thể ghép vào gỗ. Có thể kể đến các loại lan đơn thân như Đai châu (Ngọc điểm), Hải yến, Tam bảo sắc, Hoàng nhạn, Bạch nhạn, Cù lao minh, Trứng bướm, Giáng hương, Hồ điệp, Sóc lào, Lan quế, Lan Mokara, Lan Vanda, Lan Denro, Đuôi Cáo…

*

Ngoài ra, phương pháp ghép vào gỗ vẫn áp dụng được đối với các loại lan đa thân như Phi điệp (Giả hạc), Vũ nữ, Báo hỷ, Lan trầm, Hoàng thảo kèn, Hạc vỹ, Long tu, Ngọc thạch, Ý thảo, Ý ngọc, Đùi gà, Nghệ tâm…

Các loại lan họ Kiều như Hoàng lạp, Sơn thủy tiên, Vảy rồng, Kiều vuông, Kiều hồng, Kiều vàng, Kiều mỡ gà, Kim điệp thơm, Kim điệp giấy, Môi tua… cũng được ghép vào gỗ.

3. Ghép lan vào gỗ gì tốt nhất?

Rễ hoa lan rất nhạy cảm, khi tiếp xúc tinh dầu hay mủ cây có thể sẽ bị thối, bạn nên ghép lan vào một số loại gỗ như gỗ lũa, gỗ lim, gỗ xoan, gỗ nhãn, gỗ vú sữa, gỗ mít, gỗ bạch đàn, gỗ bưởi, gỗ dừa, gỗ hương, gỗ hồng xiêm, gỗ me, gỗ xoài, gỗ ổi, gỗ vải… hoặc bạn cũng có thể ghép lan vào bảng gỗ cho tiện lợi.

4. Ưu nhược điểm của từng loại gỗ

Để tìm được loại gỗ trồng lan chất lượng, phù hợp bạn cần hiểu rõ đặc tính từng loại gỗ để khi ghép lan vào, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

a. Gỗ lũa

Lũa là phần gỗ còn lại của cây đã chết sau thời gian dài chịu sự tác động của vi sinh vật, đất, nước, gió, nhiệt độ… Và hầu như khi ghép lan vào gỗ, người chơi lan sẽ nghĩ đến gỗ lũa đầu tiên.

Vì phần gỗ này rất cứng, siêu bền, không bị mối mọt tấn công, chịu được mọi va đập mạnh, và hầu như không bị nấm trắng, nấm hạt cải… hay ốc, sên thăm hỏi.

*

Đặc biệt, gỗ lũa có hình thù kỳ quái, hầm hố và bất định, khi nhìn vào gỗ lũa bạn sẽ thấy được cái tình của tạo hóa, nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng.

Xem thêm:

Tuy nhiên gỗ lũa khá nặng, lũa càng bền sẽ càng nặng. Ngoài ra, gỗ lũa thoát nước rất tốt nên bạn cần phải tưới nhiều để tránh cây lan bị thiếu nước, trong những ngày nắng nóng, có khi bạn phải tưới 2 - 3 lần/ ngày.

Vì vậy khi ghép lan vào gỗ lũa, bạn có thể phủ rêu rừng, dớn mềm, dớn trắng… ở gốc cây để giữ ẩm, rễ non dễ bám và mầm dễ bung hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ độ ẩm trong vườn ở mức 85% - 90%. Và cuối cùng, khi ghép lan vào gỗ lũa, bạn cần làm giàn thật kiên cố chắc chắn để chịu được sức nặng của gỗ.

b. Gỗ nhãn, gỗ vú sữa

Có thể nói, trong các loại gỗ để ghép lan thì gỗ vú sữa và gỗ nhãn là lựa chọn tuyệt vời vì nó rất dễ tìm kiếm, giá thành rẻ nhưng vẫn tạo được nhiều dáng, thế đẹp.

Bên cạnh đó, gỗ nhãn, gỗ vú sữa có độ bền khá cao từ 5 - 6 năm, giúp bạn không mất công thay giá thể thường xuyên. Ngoài ra, gỗ nhãn, gỗ vú sữa không chứa nhựa đắng, chát hay mặn và không chứa tinh dầu, cũng như không bị nấm, mốc tấn công.

*

Tuy nhiên, không phải loại lan nào cũng thích hợp ghép vào gỗ nhãn và gỗ vú sữa. Cũng như gỗ lũa, chỉ có những loại lan ưa thích sự thông thoáng mới ghép được trên hai loại gỗ này.

Khi ghép lan vào hai loại gỗ này, để lan phát triển hiệu quả thì bạn cần phải duy trì được độ ẩm thích hợp.

c. Gỗ mít, gỗ xoài, gỗ ổi…

Tuy cùng là loại gỗ cây ăn trái, dễ tìm nhưng gỗ mít, gỗ xoài, gỗ ổi… làm giá thể để ghép lan không tốt bằng gỗ vú sữa hay gỗ nhãn. Vì những loại gỗ này không quá bền.

*

Vì có thân khá mềm, lớp vỏ mỏng, không chắc chắn nên chỉ sau 1 - 2 năm ghép cây và chăm sóc, chúng sẽ mục nát, ẩm mốc, sâu bọ dễ dàng tấn công và bạn cần phải thay giá thể mới.

d. Gỗ xoan, gỗ tràm, gỗ bạch đàn

Cây lan có thể ghép vào nhiều loại gỗ, nhưng cây có sinh trưởng và phát triển tốt hay không thí mới là quan trọng. Những loại gỗ như xoan, tràm, bạch đàn… có thể ghép lan vào nhưng không phải là những loại giá thể tốt.

Bởi vì những loại gỗ này có nhược điểm là có chứa nhựa đắng, chát và còn chứa cả tinh dầu trong thân gỗ.

5. Cách ghép lan vào gỗ

Khi đã chọn được loại gỗ phù hợp với cây lan nhà bạn thì tiến hành xử lý gỗ và ghép cây lan vào.

*

a. Xử lý gỗ để ghép lan vào

Sau khi mua cây giống về, bạn bạn tiến hành cắt tỉa rễ, lá, thân hỏng đi. Sau đó ngâm vào dung dịch Physan, Benkona trong 15 - 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo.

Tiếp theo ngâm vào chế phẩm Hùng Nguyễn trong 15 phút để kích thích ra rễ và nảy chồi, sau đó vớt ra treo ngược lên cho khô để trồng.

Đối với gỗ để ghép lan, bạn rửa sạch, dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài để loại bỏ rêu, bụi bẩn, sâu bọ…bám trên vỏ cây. Sau đó, bạn ngâm trong nước vôi loãng từ 3 - 5 ngày để diệt khuẩn.

*

Sau khi ngâm vôi, bạn rửa lại với nước sạch rồi phơi khô từ 2 - 3 ngày. Nếu có điều kiện, bạn có thể cho gỗ vào nước sôi và luộc chúng để tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh có hại. Cuối cùng, phơi khô rồi tiến hành ghép lan vào.

b. Cách ghép lan vào gỗ

Có 3 hình thức là ghép gỗ phổbiến đó là gỗ tròn, gỗ bảng, và gỗ lũa. Với mộtkhúc gỗ tròn, dài thì bạn úp rễ vào gỗ, dùng dây thít nhựa cột chặt cây vào gỗ để tránh cây bị lung lay.

*

Để duy trì độ ẩm giúp cây bám rễ tốt, bạn có thể phủ lên gốc một ít rêu rừng, dớn mềm, dớn trắng, dớn vụn…

Nếu bạn ghép lan vào gỗ bảng, bạn có thể khoan lỗ thủng để lan dễ bám rễ, thoáng gốc, khoảng cách giữa các lỗ có thể 5cm - 7cm, tùy bạn bố trí sao cho đẹp mắt.

*

Bạn có thể dùng súng bắn ghim để cố định rễ lan trên gỗ bảng, hoặc bạn dùng dây luồn qua các lỗ rồi cột chặt rễ lan, gốc lan vào thớt. Tuỳ hình dạng của gốc lan mà ốp vào cho sát mặt gỗ. Chỗ nào trống có thể lót xơ dừa, rêu rừng, dớn mềm vào cho chắc và giữ ẩm.

6. Chăm sóc sau khi ghép lan vào gỗ

Sau khi ghép, bạn không nên tưới nước ngay mà nên để một ngày sau rồi tưới. Lúc này các vết xước trong quá trình ghép đã khô, hạn chế nấm bệnh, vi khuẩn xâm nhập gây hại cho cây.

*

Vì ghép lên thân cây nước khô rất nhanh, mỗi ngày bạn tưới 1 - 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới buổi trưa và chiều muộn.

Sau khi ghép một ngày, bạn tiến hành kích rễ cho lan, bạn pha các loại với liều lượng như sau: 0,5ml ORG Hum + 1ml Ac
Root + 4 giọt Dekamon với 1 lít nước sạch rồi phun ướt đều cây và giá thể trồng.

Hoặc bạn sử dụng Vitamin B1 kết hợp cùng chế phẩm Hùng Nguyễn để kích rễ cho cây lan. Phun đều đặn 5 - 7 ngày 1 lần cho đến khi thấy rễ nhú đầu xanh thì ngừng lại.

Thực sự để tìm ra loại gỗ để ghép lan tốt nhất hay phù hợp nhất thì khá khó, vì mỗi loại gỗ đều có nét độc đáo riêng và nhược điểm nhất định. Vì vậy mà tùy vào sở thích của mình mà bạn chọn loại gỗ nào, cũng như cách ghép lan vào gỗ cho phù hợp nhé.

Nông Nghiệp Phố- chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.