Ngọc Bất Trác Bất Thành Khí Nhân Bất Học Bất Tri Lý, Nghị Luận Câu Nhân Bất Học Bất Tri Lý

Người xưa dạy: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, nghĩa là, hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý được, con người ta không học qua thầy hay bạn tốt, qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người.

Bạn đang xem: Ngọc bất trác bất thành khí nhân bất học bất tri lý

Có chàng trai trẻ tự cho rằng mình là người đa tài, nhưng sau khi tốt nghiệp lại liên tiếp gặp trở ngại bế tắc, mãi vẫn chưa tìm được công việc như ý.


Anh cảm thấy mình thân mang tuyệt kỹ mà không gặp thời, hoặc có gặp thời lại không gặp được người biết trân trọng tài năng, do đó dần dà cảm thấy rất thất vọng với xã hội.

Nhiều lần công việc thất bại, bế tắc khiến anh tổn thương và tuyệt vọng. Anh cảm thấy, trên đời này không có Bá Nhạc để nhận biết anh là thiên lý mã. Đau khổ tuyệt vọng, anh lanh thang cho khuây khỏa. Một hôm anh đến bên bờ biển, dự định cũng sẽ kết thúc cuộc đời ở đây. Đúng lúc anh tự sát, thì một ông lão ở gần đó chạy đến, trông thấy và cứu anh. Ông lão hỏi anh tại sao phải tìm con đường chết, anh nói, anh không được mọi người và xã hội thừa nhận, không có ai hiểu và trọng dụng anh…

Ông lão nhặt từ dưới chân lên một hòn sỏi, để chàng trai trẻ nhìn xem, sau đó ném trở lại bãi sỏi đá, rồi nói với anh: “Cậu nhặt giúp tôi viên sỏi tôi vừa ném đi đó”.

“Không thể được”, anh trả lời.

Cụ già chẳng nói năng gì, móc từ trong túi mình ra một viên ngọc lóng lánh, rồi ném xuống bãi cát sỏi, sau đó lại nói với anh: “Cậu có thể giúp tôi tìm lại và nhặt viên ngọc đó không?”.


“Đương nhiên rồi”, anh nói.

“Thế thì có lẽ anh đã biết tại sao rồi nhỉ? Anh nên biết, hiện nay anh vẫn chưa là viên ngọc, nên anh không kể yêu cầu người khác lập tức thừa nhận anh được. Nếu anh muốn người khác thừa nhận mình, anh phải nghĩ cách để khiến mình trở thành viên ngọc mới được”.

Anh nghe rồi, cúi mặt chau mày, chẳng biết nói năng chi, quay trở về nghĩ suy về nhân thế, đời người, về ý nghĩa sinh mệnh.

Hòn ngọc thô vốn không khác gì viên sỏi, hòn đá, cũng bề ngoài thô ráp, tầm thường, nhưng sau khi mài giũa thì mới hiện ra vẻ đẹp sáng óng ánh.

Con người ai cũng có tài năng, khả năng thiên bẩm, cũng như hòn ngọc thô xấu xí, để lẫn với đám sỏi đá thì chẳng ai nhìn thấy, chẳng thể nhận ra.


Nếu chẳng trải qua sóng gió cuộc đời, vượt qua khó khăn trắc trở, đứng dậy sau những lần vấp ngã, thất bại, thì sao có thể rèn luyện ý chí, nuôi dưỡng tài năng, thành tựu nhân cách được.

*
Con người cũng cần phải trải qua sóng gió cuộc đời, vượt qua khó khăn trắc trở, mới có thể thành tựu được chính mình. (Ảnh: selecteo.fr)

Người xưa có dạy: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, nghĩa là, hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý được, con người ta không học qua thầy hay bạn tốt, qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người.

Người không hiểu đạo lý cuộc đời, dễ lầm tưởng về khả năng bản thân, hay coi mình là trung tâm của vũ trụ, muốn người người phải theo ý mình.

Người không hiểu đạo lý nhân sinh, hễ gặp khó khăn trở ngại là thối chí, hễ gặp thất bại là coi cuộc đời bất công, hễ gặp nghịch cảnh, khó nạn là tuyệt vọng, muốn tự kết thúc cuộc đời.

Cuộc đời con người rất trân quý, chúng ta đến với thế gian này chỉ có mấy chục năm, nhiều thì cũng trăm năm. Nếu không hiểu đạo lý làm người, ý nghĩa nhân sinh, thì kiếp này cũng trôi đi vô ích, khác nào loài cỏ cây, xuân tốt tươi, đông héo tàn, khác nào loài côn trùng, hè về ri rỉ hát ca, thu qua là đã lìa xa cõi đời.


Nếu mọi việc đều thuận lợi, dễ dàng, thì ai biết ai là người trí tuệ, ai kẻ phàm phu, ai biết ai là anh hùng tuấn kiệt, ai kẻ tiểu nhân. Vậy nên, người xưa có dạy, gian nan luyện chí anh hùng. Khó nạn càng lớn, thì khi thành tựu càng vĩ đại.

Xem thêm: Vòng tay đá phong thủy đeo tay đá phong thủy, lắc tay chuỗi hạt đá quý các mệnh

Nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội có bố cục đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài Trường Tiểu học Thủ Lệ mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Nghị luận câu Nhân bất học bất tri lý dưới đây. Hy vọng các em sẽ có được những bài văn hay! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về thái độ sống tích cực.


*


– Dẫn dắt vào câu nói “Nhân bất học bất tri lý”: Cổ nhân xưa đã có câu dạy rằng “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, đây là câu nói nhắc nhở về vai trò của việc học hành đối với con người

b. Thân bài:

– Giải thích câu nói:

+ Ngọc bất trác bất thành khí: một viên ngọc tự nhiên vốn dĩ là quý giá nhưng nếu không trải qua quá trình mài giũa, cắt gọt sẽ không thể phô diễn được hết vẻ đẹp giá trị của nó.

+ Nhân bất học bất tri lý: con người với những bản năng tự nhiên sẽ vẫn có khả năng tồn tại trong xã hội tuy nhiên nếu không có học thức thì sẽ mãi không có tri thức, không hiểu biết về lý lẽ cuộc đời.

+ Phân tích ý nghĩa câu nói: Ngọc và người đều là những thứ quý, ngọc muốn trở nên quý giá phải qua mài giũa còn người muốn trở nên đáng quý thì phải có học tập, rèn luyện.

– Chứng minh câu nói: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã từng nói “Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”.

– Liên hệ thực tiễn: nếu bạn không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có rất ít công ty, xí nghiệp hay cơ quan tổ chức nào có thể tuyển dụng bạn vào làm việc.

c. Kết bài:

– Khẳng định ý nghĩa của câu nói: Mỗi con người chúng ta được sinh ra đều giống nhau, đều là những viên ngọc tự nhiên thuần khiết, có thể trở thành viên ngọc trang sức quý giá, long lanh và đắt đỏ hay không ấy là tùy thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện bản thân của chúng ta.


3. Bài văn mẫu


Đề bài: Viết bài văn nghị luận về câu nói Nhân bất học, bất tri lý.

Gợi ý làm bài:


3.1. Bài văn mẫu số 1

Sống trong xã hội, con người cần có quá trình học tập để nhận thức về xã hội và ý thức về bản thân mình, nhằm mục đích hoàn thiện nhân cách sống của mỗi con người trong cộng đồng. Ngày nay con người sống trong xã hội hiện đại nhưng con người cũng mang bản năng tự nhiên. Bản năng tự nhiên thì ít mang tính xã hội mà nó mang tính cá nhân. Vì thế cũng như ngọc phải mài giũa mới thể hiện được hết vẻ đẹp và giá trị của nó thì con người cũng phải học tập, thực hành trong lao động sáng tạo… sẽ thể hiện được những vẻ đẹp và giá trị của mình trong xã hội. Chính vì thế ngạn ngữ có câu: “Ngọc bất trác bất thành khí. Nhân bất học bất tri lí”.

“Ngọc bất trác bất thành khí”: có nghĩa là viên ngọc, đá quý… nếu không được mài giũa, đẽo gọt thì không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Từ một viên đá quý, một viên ngọc lấy trong tự nhiên nếu không có bàn tay gọt đẽo, mài giũa của con người thì không thành những sản phẩm trang sức đẹp, quý giá được.

Học là trau dồi kiến thức, tiếp thu cái hay, mới, tiến bộ sáng tạo của nhân loại… là nâng cao khả năng chuyên môn, các kĩ năng, kĩ xảo,… đồng thời hoàn thiện nhân cách bản thân. Trước hết: chúng ta “học để biết”, để nhận thức được đúng, sai, tốt, xấu, hiểu rõ được các vấn đề. Điều quan trọng hơn: sau khi hiểu, ta phải “làm”, phải vận dụng những gì đã học được vào thực tiễn đời sống. Mặt khác chúng ta “học để chung sống” để tạo dựng các mối quan hệ giữa người với người được hòa thuận, tốt đẹp, đầm ấm hơn nhờ tiếp thu những quy tắc giao tiếp, cách ứng xử và sự tinh tế, nhạy bén trong từng nền văn hóa. Hơn thế nữa, chúng ta còn “học để tự khẳng định mình”, để chứng tỏ bản thân mình học là vì mục đích rõ ràng với ý chí phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm đạt được mục tiêu đó. Bởi thế, UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã từng nói “Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Bác Hồ đã khẳng định rất rõ ràng ý nghĩa của việc học đối với bản thân mỗi người, vị trí con người trong xã hội cũng như hậu quả của việc không có học tập. Phải có học tập mới mong tiến bộ, có tiến bộ mới theo kịp sự phát triển của xã hội, phải không ngừng học tập để không bị tụt hậu và đào thải. Đơn giản như một người học sinh, nếu không cố gắng học tập sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ, không thể lên lớp, không cố gắng ôn thi sẽ không thể tốt nghiệp và đỗ đại học. Thời buổi hiện nay nếu bạn không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có rất ít công ty, xí nghiệp hay cơ quan tổ chức nào có thể tuyển dụng bạn vào làm việc, bạn sẽ thất nghiệp hoặc sẽ phải trở lại làm nông, như vậy chính là lạc hậu và tự đào thải mình khỏi xã hội.

Con người ai cũng có tài năng, khả năng thiên bẩm, cũng như hòn ngọc thô xấu xí, để lẫn với đám sỏi đá thì chẳng ai nhìn thấy, chẳng thể nhận ra. Nếu chẳng trải qua sóng gió cuộc đời, vượt qua khó khăn trắc trở, đứng dậy sau những lần vấp ngã, thất bại, thì sao có thể rèn luyện ý chí, nuôi dưỡng tài năng, thành tựu nhân cách được. Người xưa có dạy: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, nghĩa là, hòn ngọc thô kia nếu chẳng được mài giũa thì cũng chẳng thành món đồ trân quý được, con người ta không học qua thầy hay bạn tốt, qua nghịch cảnh của đường đời thì chẳng thể hiểu đạo lý làm người.

Người không hiểu đạo lý cuộc đời, dễ lầm tưởng về khả năng bản thân, hay coi mình là trung tâm của vũ trụ, muốn người người phải theo ý mình. Người không hiểu đạo lý nhân sinh, hễ gặp khó khăn trở ngại là thất chí, hễ gặp thất bại là coi cuộc đời bất công, hễ gặp nghịch cảnh, khó nạn là tuyệt vọng, muốn tự kết thúc cuộc đời.

“Nhân bất học bất tri lí”: có nghĩa là nếu con người không được học hành đầy đủ (học cả ở trường lớp và trường đời) thì không biết đến những lí luận, hiểu biết… về mọi sự vật hiện tượng được. Người không có học thì làm sao có những hiểu biết, không có hiểu biết thì không có những lí lẽ, lập luận, bàn luận… về mọi vấn đề của đời sống con người và xã hội. Vì thế nếu là ngọc thì phải có sự gọt đẽo, mài giũa mới thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó. Con người cũng như ngọc phải được học tập đầy đủ những kiến thức về tự nhiên, xã hội thì mới trở thành người hoàn thiện về nhân cách, về những hiểu biết và vận dụng những hiểu biết ấy trong cuộc sống bản thân và xã hội.

Chúng ta là những viên ngọc quý, nhưng viên ngọc ấy có thể hiện hết vẻ đẹp và giá trị của mình hay không ấy là do gọt đẽo mài giũa, học tập và tu dưỡng đạo đức, trí tuệ. Có nhiều người đã “thành khí”, đã rất “tri lí” nhờ học tập, tu dưỡng thường xuyên. Nhưng cũng có nhiều người đã thất bại, không thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của mình do không thường xuyên mài giũa, học tập. Hãy tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để mỗi chúng ta đều là những viên ngọc trong sáng tinh khôi nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.