Phương Pháp Giao Dịch Price Action, Price Action Là Gì

Price Action là chiến lược giao dịch sử dụng biến động về giá của một cổ phiếu. Phương pháp này đòi hỏi nhà đầu tư phải cẩn trọng theo dõi cũng như đưa ra đánh giá chính xác để tìm điểm ra vào lệnh phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng DNSE tìm hiểu khái niệm và cách giao dịch với Price Action nhé!

*
Price Action là gì?

Price Action là gì?

Price Action (Hành động giá) là phương pháp giao dịch dựa trên những phân tích biến động giá của một cổ phiếu. Theo đó, nhà đầu tư xem xét thay đổi trên biểu đồ giá để đánh giá hành vi của bên mua và bên bán trên thị trường. Từ đó, xác định được xu hướng tiếp theo của giá và quyết định đầu tư phù hợp.

Bạn đang xem: Phương pháp giao dịch price action

Phương pháp Price Action sử dụng các mẫu nến hoặc vùng giá đặc biệt như hỗ trợ và kháng cự. Nhà đầu tư thường bỏ qua những chỉ báo kỹ thuật hay công cụ phân tích khác.

Những điểm mạnh và điểm yếu của Price Action

Điểm mạnh

Đơn giản và dễ sử dụng: Price Action là một phương pháp phân tích và giao dịch đơn giản. Nhà đầu tư không phải sử dụng những chỉ số kỹ thuật đòi hỏi tính toán phức tạp. Thay vào đó, họ chỉ cần quan sát và ra quyết định dựa vào thay đổi của các cây nên giá trên biểu đồ. Hơn nữa, những tín hiệu trong Price Action có thể dễ dàng nhận biết và giao dịch.Không có độ trễ: phương pháp này sử dụng biểu đồ giá, một công cụ được cập nhật liên tục hàng ngày, hàng giờ. Vì thế, nhà đầu tư có thể nhanh chóng đón đầu xu hướng và ra quyết định hợp lý.Kích thích tính tư duy: khi sử dụng Price Action, nhà đầu tư được chủ động đánh giá và quyết định đầu tư thay vì phụ thuộc vào các chỉ số và sử dụng một cách máy móc. Nhà đầu tư có thể thể hiện khả năng quan sát, phân tích và nhận định thị trường của mình.

Điểm yếu

Mang tính chủ quan: Price Action có thể là lợi thế của những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhưng lại là bất lợi cho những người mới bắt đầu. Bởi vì mọi quyết định đều phụ thuộc vào cách nhận định của nhà đầu tư.Độ chính xác không tuyệt đối: với một thị trường nhiều biến động, chỉ dựa vào biến động giá để đưa ra quyết định sẽ dễ dẫn tới sai lầm. Nếu có những sự thao túng giá, nhà đầu tư sẽ dễ nhầm lẫn và đối mặt với thua lỗ.Tốn nhiều thời gian hơn: phương pháp này đòi hỏi dành nhiều thời gian hơn để theo dõi và nắm bắt biến động của thị trường. Điều này gây bất lợi cho nhiều nhà đầu tư.

Các công cụ phân tích trong Price Action

*
Các công cụ phân tích trong Price Action

Dựa vào 1 cây nến

Trong biểu đồ nến Nhật, một cây nến có thể cho biết thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất trong phiên giao dịch. Hơn nữa, màu sắc của nến, độ dài thân và râu nến đều có thể phản ánh xu hướng của bên mua và bên bán trên thị trường.

Hỗ trợ và kháng cự

Xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ giá giúp nhà đầu tư tìm được khoảng giá mà tại đó giá có dấu hiệu sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng. Trong phương pháp Price Action, nhà đầu tư thường lựa chọn những vùng này để giao dịch.

Khi giá tăng đến vùng kháng cự, giá sẽ đảo chiều giảm hoặc chững lại. Nhà đầu tư có thể xem xét để bán cổ phiếu.Khi giá giảm đến vùng hỗ trợ, giá sẽ đảo chiều tăng hoặc chững lại. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh mua.

Mẫu hình nến

Nhà đầu tư có thể quan sát những mẫu hình nến để có thông tin mạnh hơn về hành vi của các bên cũng như dự đoán xu hướng giá. Một số mô hình nến có thể cho dự báo về sự đảo chiều của giá, giúp nhà đầu tư ra quyết định kịp thời và tránh thua lỗ. Ví dụ: mô hình nến Doji, Hammer, Shooting Star, Pin bar,…

Mô hình giá

Khi kết hợp nhiều cây nến trong một khoảng thời gian nhất định, nhà đầu tư sẽ có những mô hình giá. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể xác định tâm lý thị trường và dự đoán những thay đổi của giá trong tương lai. Ví dụ: mô hình vai đầu vai, cốc tay cầm, 2 đỉnh 2 đáy,…

Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả

Chiến lược Breakout

*
Chiến lược Breakout khi giao dịch bằng Price Action

Chiến lược Breakout được sử dụng khi giá phá vỡ các vùng kháng cự hoặc hỗ trợ. Các bước để thực hiện chiến lược này như sau:

Bước 1: Quan sát và xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự trên biểu đồ giá.Bước 2: Tìm điểm giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự để vào lệnh:Nếu giá tăng mạnh ra khỏi vùng kháng cự, nhà đầu tư có thể bắt đầu mua cổ phiếu.Nếu giá giảm phá vỡ vùng hỗ trợ, nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh bán.Bước 3: Bắt đầu vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến bứt phá khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Chiến lược Retest

Chiến lược Retest cũng sử dụng các vùng kháng cự và hỗ trợ nhưng ở mức an toàn hơn. Theo đò, nhà đầu tư sẽ đợi giá quay lại Retest vùng phá vỡ. Chiến lược này giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro khi giá chỉ phá vỡ 1 cây nến rồi lại quay lại vùng hỗ trợ kháng cự. Để thực hiện chiến lược, nhà đầu tư thực hiện qua các bước:

Bước 1: Xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ giá.Bước 2: Chờ giá quay lại Retest sau khi đã phá vỡ các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự rồi mới vào lệnh.Nếu giá phá vỡ vùng kháng cự, quay lại chạm vùng phá vỡ rồi tiếp tục tăng lên, nhà đầu tư có thể vào lệnh mua.Nếu giá retest sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ và tiếp tục giảm, nhà đầu tư có thể vào lệnh bán.Bước 3: Nhà đầu tư cần lưu ý đặt điểm cắt lỗ tại đáy gần nhất nếu đặt lệnh mua và tại đỉnh gần nhất nếu đặt lệnh bán.

Chiến lược giao dịch Pullback

Chiến lược Pullback được sử dụng khi giá chạm vào các vùng kháng cự hay hỗ trợ nhưng quay đầu trở lại. Các bước của chiến lược này như sau:

Bước 1: Xác định vùng hỗ trợ, kháng cự trên biểu đồ giá.Bước 2: Quan sát hành động giá tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Xem thêm: Có nên ngâm chân nước muối gừng, tác dụng bất ngờ khi ngâm chân với muối và gừng

Bước 3:Vào lệnh bán nếu giá chạm vào vùng kháng cự và đảo chiều đi xuống. Để chắc chắn hơn, hình dạng nến cần ngắn dần hoặc các mô hình nến đảo chiều giảm xuất hiện.Vào lệnh mua nếu giá chạm vùng hỗ trợ và đảo chiều tăng. Khi này cũng cần những cây nến giảm ngắn dần hoặc các mô hình nến đảo chiều tăng để xác nhận.

Chiến lược giao dịch với mô hình giá

*
Chiến lược giao dịch với mô hình giá

Các mô hình giá có thể cho dự báo về xu hướng giá để xác định điểm vào lệnh hợp lý. Chiến lược được thực hiện với các bước sau:

Bước 1: Quan sát biểu đồ giá để xác định mô hình giáBước 2: Phân loại mẫu hình giá đó là đảo chiều hay tiếp diễnBước 3: Chờ đợi giá Breakout khỏi mô hình và bắt đầu vào lệnh. Những quyết định vào lệnh, cắt lỗ cần linh hoạt theo từng mô hình.

Kết

Price Action là một chiến lược hữu ích nếu được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Nhưng để có lời, nhà đầu tư cần cân nhắc sử dụng linh hoạt nhiều công cụ phân tích. Và đừng quên theo dõi DNSE để biết thêm nhiều thông tin đầu tư bổ ích nhé!

Đa số các phương pháp giao dịch đều sử dụng rất nhiều chỉ báo, nên các trader thường bị hỗn loạn trong biển thông tin. Chính vì thế, trong bài viết này atlantis.edu.vn sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp giao dịch price action – Đây là phương pháp giao dịch theo biến động giá mà không dựa trên bất kỳ tin tức hay chỉ báo nào. Nếu bạn muốn hiểu rõ price action là gì hãy cùng theo dõi nội dung bên dưới nhé.


Đa số các phương pháp giao dịch đều sử dụng rất nhiều chỉ báo, nên các trader thường bị hỗn loạn trong biển thông tin. Chính vì thế, trong bài viết này atlantis.edu.vn sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp giao dịch price action – Đây là phương pháp giao dịch theo biến động giá mà không dựa trên bất kỳ tin tức hay chỉ báo nào. Nếu bạn muốn hiểu rõ price action là gì hãy cùng theo dõi nội dung bên dưới nhé.

Price action là gì?

Price action (hành động giá) là một phương pháp để nhận định thị trường dựa trên sự phân tích chuyển động của giá theo thời gian (nến). Giao dịch dựa trên hành động giá tức là dựa vào những biến động giá của một tài sản nào đó để đưa ra quyết định giao dịch.

Mặc dù, price action là phương pháp giao dịch forex đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là trong thị trường có tính thanh khoản và độ biến động cao.

*

Các trader theo trường phái price action sẽ chỉ quan tâm đến biểu đồ nến (cụ thể là mô hình nến và mô hình giá) và bỏ qua các các chỉ báo và những tin tức trên thị trường. Thực tế, biểu đồ nến là công cụ lợi hại nhất trong các công cụ phân tích kỹ thuật.

Theo quan điểm của Munehisa Homma, cha đẻ của nến Nhật đồng thời cũng là nhà đầu cơ huyền thoại: “Khía cạnh tâm lý của thị trường là rất quan trọng với một giao dịch thành công và những cảm xúc của trader ảnh hưởng đáng kể đến giá cả”. Câu nói này hàm ý rằng giá là thứ phản ánh chân thực nhất tâm lý của con người và triết lý này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Ưu – Nhược điểm của phương pháp price action

Sau khi đã nắm rõ khái niệm về hành động giá, yêu cầu tiếp theo là các nhà đầu tư phải phân tích ưu, nhược điểm của price action. Mục đích chính là giúp trader có cái nhìn tổng quan về phương pháp giao dịch price action, từ đó tận dụng những ưu điểm của price action vào chiến thuật của mình một cách triệt để nhất. 

1. Ưu điểm của price action

Đây là phương pháp giao dịch dễ học, có sẵn và nhiều tài liệu

Thật vậy, price action đã xuất hiện từ rất lâu, khoảng từ 250 -300 năm về trước, thời điểm ông Steve Nison sáng tạo ra nến Nhật cũng là lúc price action bắt đầu được hình thành.

Trải qua quá trình phát triển lâu đời như vậy, phương pháp hành động giá đã thu hút được hầu hết sự quan tâm và tin dùng của tất cả các nhà giao dịch; đồng thời cũng xây dựng được khối lượng tài liệu khổng lồ qua năm tháng.

Hơn nữa, nói price action là phương pháp dễ học là vì khi giao dịch theo phương thức này, các bạn chỉ cần nhìn vào biểu đồ giá mà không cần quan tâm đến bất kỳ một công cụ chỉ báo nào khác. Đồ thị là thứ được cung cấp miễn phí trên phần mềm giao dịch và bạn có thể bắt tay vào học và thực hành bất cứ lúc nào. 

Price action giúp giao dịch của bạn trở nên đơn giản.

Thông thường, chúng ta vẫn luôn hướng tới sự phức tạp trong giao dịch vì cho rằng sử dụng phương pháp cầu kỳ, đa dạng thì mới là chuyên nghiệp và chính xác. Nhưng lại quên mất rằng, sự đơn giản tượng trưng cho sự tinh tế và thuần túy nhất. Càng đơn giản bao nhiêu, chúng ta càng dễ đi sâu vào phân tích tâm lý thị trường bấy nhiêu.

Phản ánh nhanh chóng và kịp thời những biến động giá trên thị trường. 

Hành động giá có thể giúp các nhà đầu tư có cơ hội đón đầu một đợt sóng. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất so với indicators vì cơ bản các chỉ báo luôn có độ trễ nhất định so với biến động thị trường.

*

2. Nhược điểm của price action

Price action mang tính chất chủ quan:

Mỗi trader lại có cách xác định kháng cự, hỗ trợ khác nhau. Vì thế giao dịch theo đồ thị giá mang tính chất chủ quan nhiều hơn và phụ thuộc vào khả năng phân tích thị trường của mỗi người.

Xác suất rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi:

Các “cá mập” hoàn toàn có thể thao túng thị trường để tạo lập các mô hình giá giả khiến nhiều nhà đầu tư sập bẫy mà họ giăng ra.

Tóm lại, các bạn nên lưu ý rằng, tất cả chỉ là xác suất và không một nhà đầu tư nào có thể dự đoán đúng 100% xu hướng thị trường. Price action chỉ đơn thuần là một phương pháp giúp đẩy nhanh quá trình đến với thành công chứ không phải là yếu tố quyết định tất cả sự thắng bại của bạn.

Do đó, bên cạnh một phương pháp tốt, các nhà đầu tư cần phải quản lý vốn và rèn luyện tâm lý giao dịch thật tốt để có thể tăng phần trăm chiến thắng thị trường. 

Một số chiến lược price action trading hiệu quả

Price action tuy mang lại rất nhiều lợi ích cho trader khi giao dịch. Nhưng không phải ai cũng có thể giao dịch thành công. Phần nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn chi tiết và sâu sắc hơn liên quan đến một số chiến thuật price action giúp giao dịch hiệu quả. 

1. Giao dịch theo những cú pullback

Phần lớn phương pháp price action theo xu hướng mà các nhà đầu tư sử dụng là chiến thuật Pullback. Tức là nhà đầu tư sẽ dựa vào sự điều chỉnh giá đi ngược lại với xu hướng chủ đạo và test lại vùng kháng cự hoặc hỗ trợ.

*

Giả sử giá đang trong xu hướng giảm và thị trường đã tạo thành khu vực hỗ trợ, khi giá phá vỡ được ngưỡng hỗ trợ đó và quay trở lại retest nó một lần nữa thì đây là thời điểm thích hợp để bạn có thể vào lệnh sell. Như vậy, các nhà đầu tư có thể xác định được tín hiệu vào lệnh một cách dễ dàng thông qua phân tích hành vi giá.

2. Giao dịch theo chiến lược đảo chiều

Chiến lược price action đảo chiều cũng là một phương pháp giao dịch phổ biến mà nhiều nhà đầu tư ưa thích sử dụng. Phương pháp này yêu cầu các nhà giao dịch xác định được những vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh mà thị trường khó có thể bứt phá được. Đây cũng là cơ hội để các trader tìm kiếm được lợi thế vào lệnh với mức giá đẹp.

So với giao dịch theo xu hướng, giao dịch đảo chiều được cho là ấn chứa nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, những trader giao dịch theo phương pháp này cũng không cần quá lo lắng, miễn là các bạn hiểu được luật chơi và tuân thủ nguyên tắc quan trọng thì hoàn toàn có thể kiểm soát được rủi ro theo đúng mục tiêu của mình.

*

Một chú ý quan trọng là thị trường sẽ thường xuyên xảy ra các tín hiệu phá vỡ sai. Do đó, các nhà đầu tư cần nắm được cách phát hiện tất cả các điểm breakout giả này để tránh mất mát lớn khi giao dịch. Cụ thể, các trader cần theo dõi kỹ cách thức mà giá quay trở lại retest đường xu hướng. 

Ví dụ, nếu giá di chuyển một mạch đến đường kháng cự thì khả năng cao cú pullback sẽ không xuất hiện. Ngược lại, khi giá di chuyển lại gần khu vực kháng cự mà có dấu hiệu chững lại ngay lúc đó chứng tỏ lực bán đang rất mạnh. Lúc này các trader có thể vào lệnh sell. Tỷ lệ giao dịch thành công sẽ càng cao hơn nữa nếu tại vùng giá này hình thành mô hình 3 đỉnh theo xu hướng giảm.

3. Giao dịch theo chiến lược phá vỡ (breakout)

Chiến lược break out chưa bao giờ là hết “hot” trong lòng các nhà đầu tư. Có 2 cách thức để giao dịch price action phá vỡ như sau:

Vào lệnh ngay khi giá breakout đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Lúc này thị trường đã hình thành một xu hướng rõ ràng, các trader cần xác định được xu hướng này và chờ khi giá breakout khỏi đường trendline để tìm kiếm cơ hội “ăn” mức lợi nhuận cao.Vào lệnh khi giá breakout khỏi một vùng giá quan trọng. Với cách này trader chỉ cần tìm một ngưỡng cản quan trọng như hỗ trợ và kháng cự. Sau đó đợi giá xác nhận phá vỡ khỏi ngưỡng đó và tìm cách giao dịch theo xu hướng

Kết luận

Qua bài viết trên hy vọng các bạn đã nắm được khái niệm và bản chất của price action là gì? cũng như các chiến lược giao dịch hiệu quả đối với hành động giá. Cuối cùng, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn rằng, hãy coi việc trade forex như một niềm đam mê, đừng quá đặt nặng việc kiếm tiền vào thị trường này. Nếu có quá nhiều áp lực tâm lý thì khả năng chiến thắng thị trường vốn đã khó nay sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Chắc chắn thành công sẽ mỉm cười với bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.