Tự HọC ĐÀN NGUYệT HÁT VăN HAY ĐăNG KÝ KHÓA HọC ĐÀN NGUYệT HÁT VăN TạI TRUNG TÂM

Sách tự học đàn kìm hướng dẫn các bạn cụ thể lý thuyết và các kỹ thuật căn bản của đàn kìm dành cho các bạn bắt đầu học đàn kìm. Bao gồm các bài tập đơn giản, dễ hiểu nội dung được sắp xếp một cách khoa học, có hệ thống và sử dụng nhiều hình ảnh minh họa để người chơi dễ hiểu.

Bạn đang xem: Tự học Đàn nguyệt hát văn hay Đăng ký khóa học Đàn nguyệt hát văn tại trung tâm

Tại cửa hàng chuyên mua bán - sửa chữa - cho thuê tất cả các loại nhạc cụ dân tộc và phụ kiện:Đàn guitar thùng, guitar điện, guitar cổ thùng, guitar cổ điện, guitar bass, đàn hạ uy di, đàn manđolin, đàn ukulele, đàn violin, đàn pianica, đàn piano cơ, đàn piano điện, đàn organ casio – Yamaha, các loại nhạc cụ dân tộc: Đàn cò (đàn nhị), đàn gáo, đàn hồ, đàn bầu, đànkìm(đàn nguyệt), đàn sến, đàn tứ, đàn đoản, đàn tranh, đàn tam thập lục, đàn tính, đàn tam, đàn t’rưng, đàn đá, song loan, sênh tiền, trống, kèn các loại…

Cửa hàng nhạc cụ - lớp nhạc - cơ sở sản xuất đàn Nụ Hồng chuyên dạy đàn: Piano - violon - organ - trống - guitar.

Mua - bán – sữachữa - cho thuê tất cả các loại nhạc cụ

Quý khách đến trực tiếp cửa hàng để mua sách tự học guitar theo địa chỉ.

Ship COD toàn quốc !

*
*
*
*
*
*
*
*


Từ khóa gợi ý: Đàn Nguyệt Đàn Nguyệt Tự Học Đàn Sách Học Đàn Sách Tự Học Đàn Organ Đàn Sến Đàn Nguyệt Đàn Kìm Đàn Nguyệt Tm09 Đàn Nguyệt Tm010 Đàn Nguyệt Tmn160 Đàn Nguyệt Tmn80 Đàn Nguyệt Tmn150 Tự Học Đàn Organ Tự Học Đàn Guitar Tự Học Đàn Piano Tự Học Đàn Piano Sách Học Đàn Piano Sách Học Đàn Organ Sách Học Đàn Guitar Sách Học Đàn Bầu

Đàn Nguyệt hay còn gọi là Vọng nguyệt cầm, Quân tử cầm, đàn Kìm.

Đàn Nguyệt Việt Nam khác với Nguyệt cầm của Trung Quốc. Đó là. sáng tạo của người Việt Nam. Đàn Nguyệt của ta dùng hàng phím cao và có 10 phím được gắn theo hệ thống ngũ cung.

Nhờ vào đặc điểm này, đàn Nguyệt có thể sử dụng một cách dễ dàng các kỹ thuật nhấn, rung, luyến, láy… hợp với tiếng nói của dân tộc ta, Nguyệt cùng với Tranh, Bầu, Tam, Nhị hợp thành Ngũ điệu

Bóng dáng đàn Nguyệt đã được khắc họa trên chân cột đá của chùa Phật Tích khoảng từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI và đàn Nguyệt đã được tham gia vào nhiều dàn nhạc ở nước ta khoảng từ thế kỷ XV trở lại đây.

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã nhắc tới đàn Nguyệt:

“Hiên sau treo sẵn cầm trăng

Vội vàng Sinh đã tay nâng ngang này”

Và:

“Đắn đo cân sức cần tài,

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”

Trải qua nhiều thế kỷ, đàn Nguyệt đã và đang chia vui, sẻ buồn cùng dân tộc ta. Nó được đàn theo phong cách Việt Nam. Đàn Nguyệt không chỉ độc tấu mà còn dùng trong hòa tấu.

Đàn Nguyệt được phổ biến từ Bắc vào Nam. Nó giữ một vai trò quan trọng, một vị trí xứng đáng trong việc diễn tấu âm nhạc dân tộc. Và cùng với thời gian, đàn Nguyệt đã và đang được cải tiến nhằm đáp ứng tốt hơn những tư duy âm thanh mới của thời đại.

*

Đặc điểm và tính chất của đàn Nguyệt (đàn Kìm)

Đàn Nguyệt đóng vai trò trung tâm trong các nhạc cụ dân tộc. Âm thanh không ngân dài, nhưng trên một phím đàn thường phải nhận thành nhiều nốt (chữ đàn) khác nhau và khi rung lại đòi hỏi phải có một độ vang nhất định, vì vậy ngón tay của người sử dụng phải đủ gân lực, mới có thể đàn hay được. Đây cũng là yếu tố quyết định đối với người học đàn Nguyệt.

Muốn đàn hay, phải có một quá trình học tập lâu dài, thậm chí phải khổ luyện mới có thể biểu hiện được những âm điệu, sắc thái đầy tình cảm độc đáo của đàn Nguyệt: nhặt khoan, ảo não hoặc vui tươi, thoáng đãng đầy hương vị

Đàn Nguyệt (đàn Kìm) gồm ba khoảng âm:

Khoảng âm thấp: Tiếng đục, ấm áp, thể hiện cảm xúc trầm lặng, sâu lắng.Khoảng âm giữa: Tiếng thánh thót ngân vang, bộc lộ tình cảm vui khỏe và linh hoạt.Khoảng âm cao: Tiếng đàn anh, ít vang mà vẫn trong sáng, tựa như tiếng phách tre đổ dồn.

Đàn Nguyệt có nhiều ngón kỹ thuật độc đáo như vê, rung, nhấn, phi, vuốt, luyến… Do nhu cầu biểu lộ tình cảm theo nội dung của bản nhạc mà người ta sử dụng các ngón kỹ thuật điêu luyện trên. Người đàn giỏi không bao giờ đơn thuần phô diễn kỹ thuật.

Trong sách này, các bài bản từ dân ca, nhạc cổ cho đến các tác phẩm mới, đều chỉ có thể được ghi như lòng bản. Nếu muốn dàn hay, đúng phong cách, người học đàn cần phải học hát trước hoặc học trực tiếp các khóa học từ các nghệ nhân – nghệ sĩ, cũng có nghĩa là nhất thiết cần có thầy hướng dẫn.

Xem thêm: Cải xoong xào thịt bò - cách nấu món canh thịt bò cải xoong đơn giản

Hơi đàn

Khi gảy đàn, cần biết phân biệt các hơi. Đàn không rõ hơi hoặc lẫn hơi nọ với hơi kia là dàn dở.

Hơi Bắc: Tiếng đàn tròn trặn, ngắn, gọn gàng, không run rẩy. Hơi Bắc biểu hiện tình cảm vui tươi, phấn chấn.Hơi Nam: Tiếng đàn ngân nga, ấm áp, không anh như hơi Bắc. Hơi Nam biểu hiện cảm xúc êm ả, thấm thía nhưng không não nuột, oán thán.Hơi Xuân: Tiếng đàn ôn hòa, đầm ấm, nghe khoan thai, bình tĩnh, tươi tắn hơn hơi Nam và không rầu rĩ như Hơi Oán.Hơi Oán: Tiếng đàn rầu rĩ, não nuột, thổn thức, oán giận.Hơi Dựng: Tiếng đàn vồn vã, đon đả..

Điệu đàn

Tùy theo làn điệu, kết hợp với nội dung lời ca cũng như phong cách riêng của bản thân, người chơi đàn có thể ứng dụng các điệu đàn thích hợp.

Có khi đàn rải thưa như muốn dàn trải, ngân dài. Có khi đàn mau và gấp nghe vội vã, dồn dập.Có khi đang dàn gấp, bỗng dãn ra một tiếng ấm áp, uyển chuyển. Lại có khi đang thưa thớt, êm ái, bỗng dồn tiếng rồi lại dãn ra tựa như sóng vỗ bờ, nhấp nhô, bập bênh rồi lan tỏa.Có khi đàn ngắn tiếng nhưng thưa, có khi đàn ngắn hơi mà gấp.Có khi lăn tăn như sóng gợn, có khi dò dẫm mà gắt gao:

“Tiếng khoan như gió thoảng ngoài

Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”

Điệu đàn đòi hỏi sự sáng tạo phong phú của người biểu diễn.

Tài liệu, sách, giáo trình học đàn Nguyệt (đàn Kìm) lần này là sự tiếp nối của sách học đàn Nguyệt do Xuân Khải và Đức Bằng biên soạn. (NXB Văn Hóa, H. 1983) Có thể coi sách học đàn Nguyệt thuộc phần sơ cấp, dành cho những người bắt đầu học đàn. Ở đó, các kỹ thuật cơ bản trong diễn tấu đàn Nguyệt đã được hướng dẫn đầy đủ, do vậy không cần nhắc lại trong sách in lần này.

Tài liệu, sách, giáo trình học đàn Nguyệt (đàn Kìm) chủ yếu nhằm cung cấp các bài luyện tập và các bản nhạc từ dễ đến khó, được sắp xếp thành hai phần: trung cấp và đại học. Phần trung cấp nhằm củng cố và nâng cao các kỹ thuật diễn tấu đã học ở phần sơ cấp. Phần đại học chủ yếu đi sâu vào phong cách diễn tấu, chẳng những giúp sinh viên nắm vững phong cách của từng thể loại âm nhạc cổ truyền mà còn gợi mở cho họ khả năng tiếp tục sáng tạo trên cơ sở bảo tồn và phát huy truyền thống.

Do yêu cầu đối với người học được nâng cao, lại biết rằng cho dù có viết lời hướng dẫn tỉ mỉ đến đâu chăng nữa, cũng không sao có thể thay thế được người thầy trực tiếp hướng dẫn. Và vì muốn sách không quá dày, chúng tôi chủ trương lời nói ít, bản đàn nhiều, do vậy không hy vọng cuốn sách này giúp ích được nhiều cho những người muốn tự học đàn Nguyệt.

Đối tượng của cuốn sách này là các giảng viên và học sinh, sinh viên khoa Nhạc cụ Cổ truyền của các trường Trung học, Cao đẳng và Nhạc viện.

Sách này có thể được sử dụng như tài liệu giảng dạy đàn Nguyệt ở bậc trung cấp và đại học. Ngoài ra, sách cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các diễn viên nhạc cụ dân tộc ở các đoàn nghệ thuật.

Mặc dầu chúng tôi có nhiều cố gắng trong việc biên soạn cuốn sách này, song tự biết khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của các nghệ nhân, của các bạn đồng nghiệp để lần in sau, cuốn sách sẽ được phong phú và hoàn chỉnh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.