TRẦN QUỐC TUẤN BÓP NÁT QUẢ CAM, TẬP ĐỌC: BÓP NÁT QUẢ CAM

Giải Bài 23: Đọc: Bóp nát quả cam SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Bạn đang xem: Trần quốc tuấn bóp nát quả cam


Phần I

Khởi động:

Nói tên một người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Một số anh hùng nhỏ tuổi mà em biết là anh Kim Đồng và anh Nguyễn Bá Ngọc.


Phần II

Bài đọc:

BÓP NÁT QUẢ CAM

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Biết vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp nhà vua xin đánh giặc. Đợi mãi không gặp được vua, cậu liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.

Gặp vua, Quốc Toản quỳ xuống tâu:

- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

*

Vua cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

- Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

Quốc Toản ấm ức bước lên bờ: "Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, không cho dự bàn việc nước". Nghĩ đến quân giặc ngang ngược, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Khi trở ra, Quốc Toản xoè tay cho mọi người xem cam quý. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

Xem thêm: Quy trình sản xuất socola alluvia, qui trình sản xuất socola

(Theo Nguyễn Huy Tưởng)

*

Từ ngữ

- Giặc Nguyên: giặc từ phương Bắc.

- Trần Quốc Toản (1267–1285): một thiếu niên anh hùng, tham gia không chiến chống giặc Nguyên.


Phần III

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc phần đầu của câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Trần Quốc Toản xin gặp vua để xin đánh giặc.


Câu 2

Câu 2: Tìm chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn Trần Quốc Toản đợi để được gặp vua.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua là: Đợi mãi không gặp được vua, cậu liền xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.

Tháng 10 .282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên, vua thấy Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản lúc này mới 16 tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết.
Dân Việt trên
*

Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, báo ơn vua)… Ngày 10.5.1285, có người về báo tin cho vua Trần việc thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ. Thoát Hoan, Bình Chương A Lạt rút chạy qua sông Lô…”.

Chàng thanh niên thuộc dòng dõi vương hầu, đã sớm ý thức được đất nước trước hiểm họa xâm lăng, nếu không đuổi giặc thì nước mất nhà tan, nên đã không quản ngại hy sinh góp phần cùng quân dân Đại Việt đánh tan giặc Nguyên hung hãn, từng được xem là đội quân bách chiến bách thắng vào thời kỳ ấy.

Xem lại sử, thấy hành động nghiến răng phẫn uất trước kẻ thù bạo ngược, bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản thể hiện một cách đầy đủ phản ứng của một thanh niên trước hiện tình đất nước. “Trái tim nóng, cái đầu lạnh” là cụm từ mà thanh niên cần phải học được từ vị danh tướng trẻ tuổi triều đại nhà Trần hơn 700 năm trước. Để từ đó, chọn cho mình một cách hành xử đúng đắn, tỉnh táo trước tình huống hiện nay, không để bị kẻ xấu kích động, lợi dụng để phá quấy, gây nên những cảnh rối ren, khiến cho công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước gặp thêm khó khăn.

Với sự đồng lòng, nhất trí tuyệt đối, và có những danh tướng trẻ văn thao võ lược như Trần Quốc Toản, cộng với sự đồng lòng của muôn dân trăm họ, sẵn sàng bỏ qua hiềm khích của hai trụ cột triều đình là Quốc công Tiết chế Hưng Đạo vương Quốc Tuấn và Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, nhà Trần đã đánh tan mọi âm mưu xâm lược của ngoại xâm phương Bắc, đem lại hòa bình no ấm cho nhân dân.

“Cường địch” nhưng không có lẽ phải, chính nghĩa thì cũng sẽ không thể nào có được lòng người. Trái lại, một đất nước dù nhỏ, nhưng dân tộc đó có ý chí quyết tâm bảo vệ bờ cõi thì cuối cùng sẽ chiến thắng, đó là chân lý đúc rút ra từ những trang sử hàng ngàn năm của dân tộc trong công cuộc gìn giữ, bảo vệ đất nước. Mà hình ảnh của chàng thanh niên Trần Quốc Toản và biết bao người con nước Việt là một minh chứng hùng hồn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.