6 Cách Đơn Giản Tăng Cường Sức Đề Kháng Cho Trẻ Uống Gì Để Tăng Sức Đề Kháng?

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh hô hấp như cúm, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản và một số bệnh tiêu hóa… Đặc biệt là cận Tết thời tiết chuyển lạnh, lại thêm thói quen sinh hoạt, ăn uống thay đổi trong suốt kỳ nghỉ dài khiến trẻ dễ mắc bệnh. Do đó giải pháp để tăng đề kháng cho trẻ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh là điều quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.

Bạn đang xem: Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

*

Vì sao cần tăng đề kháng cho trẻ khi giao mùa?

Sức đề kháng hay khả năng miễn dịch của cơ thể chính là khả năng phòng vệ trước sự xâm nhập của những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… khi sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn. Chính vì thế, việc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ thời điểm này sẽ giúp cơ thể trẻ có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm biến chứng.

Đây cũng là điều thiết yếu để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và cũng là nền tảng vững chắc cho sức khỏe trong tương lai. Đặc biệt, trẻ nhỏ với hệ miễn dịch còn non yếu rất dễ mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa nóng lạnh thất thường.

Chuyên gia bật mí 5 cách tăng cường sức đề kháng hiệu quả nhất

Có rất nhiều cách giúp cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, ba mẹ có thể kết hợp hiệu quả chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống và các cách tăng cường đề kháng sau đây:

1) Dinh dưỡng:

Đối với các bé sơ sinh:

Cho bé bú thật nhiều sữa mẹ vì trong sữa mẹ cũng chứa một nguồn kháng thể dồi dào giúp bé có thể tránh được nhiều loại bệnh. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn, virus gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa phát triển của trẻ sơ sinh… Những dưỡng chất trong sữa mẹ có thể bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài thời gian đến 24 tháng nếu có thể để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ một cách tốt nhất.

Đối với các trẻ lớn hơn:

- Cho trẻ uống đủ nước

- Ăn đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.

- Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,...

- Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ. Các loại đậu và ngũ cốc nguyên cám, sữa chua… cũng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

- Các loại trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, chanh,... là những nguồn rất giàu vitamin C. Uống thêm các loại nước ép khác cũng giúp bạn tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch.

- Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,...

*

2) Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch:

Tiêm chủng là biện pháp khoa học và hữu hiệu nhất để giúp tăng sức đề kháng cho bé.

3) Giữ môi trường sạch sẽ:

Giữ môi trường sống sạch sẽ để loại trừ mầm bệnh ra khỏi môi trường sống của trẻ thông thoáng và sạch sẽ, mở cửa sổ vào ban ngày để đón gió trong lành và nắng ấm cho bé.

4) Tuyệt đối không hút thuốc lá:

Người lớn nên tránh hút thuốc khi có trẻ em bên cạnh. để tránh nguy cơ bé bị nhiễm khói thuốc lá sẽ gây hại đến sức đề kháng cho bé. Ngoài ra, các bạn nên dạy cho bé tập thói quen vệ sinh thân thể, tắm gội thường xuyên, đánh răng sạch sẽ để phòng chống các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.

5) Thường xuyên cho trẻ vận động cơ thể:

Cho bé đạp xe, bơi lội, đá bóng… sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn, năng động, hòa động và nhất là tăng cường kháng thể tự nhiên hiệu quả.

*

6) Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc:

Giấc ngủ đối với trẻ em đóng vai trò rất quan trọng trong việc củng cố, cải thiện sức đề kháng của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến em bé dễ mắc bệnh hơn do giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên và còn khiến cho trẻ khó chịu, tinh thần không tỉnh táo.

Trên đây là những cách tăng đề kháng cho trẻ hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, sức đề kháng không thể tăng ngay trong “một sớm một chiều” bởi đây là quá trình dài, cần duy trì thường xuyên. Để cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh, cha mẹ nên kết hợp giữa chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt tốt cho bé. Tốt nhất ba mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để giúp cha mẹ nắm rõ tình hình phát triển thể chất của trẻ.

Phòng khám quốc tế Care
Plus là một trong những địa chỉ uy tín để cha mẹ tham khảo khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Giúp kiểm tra các chỉ số chiều cao, cân nặng, chức năng hô hấp, thính giác, thị giác,... qua các mốc phát triển. Từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán một số bệnh lý nguy hiểm, đồng thời tư vấn chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp con cải thiện thể chất và sức đề kháng để có được thể trạng tốt nhất, sự phát triển toàn diện.

Tăng sức đề kháng cho trẻ luôn là mối quan tâm chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, làm cách nào để làm được điều này hiệu quả mà vẫn an toàn đối với sức khỏe của trẻ thì không phải cha mẹ nào cũng hiểu đúng. Bài viết sau sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu về nội dung này.

1. Hiểu về sức đề kháng ở trẻ

1.1. Khi nào sức đề kháng của trẻ phát triển?

Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp của các tế bào bạch cầu, đại thực bào và protein có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, tế bào bạch cầu sẽ nhận ra và tạo ra phản ứng chống lại chúng bằng cách tạo ra kháng thể. Đây chính là các protein chống nhiễm trùng để ngăn ngừa bệnh tật.

Xem thêm: Lá Neem Ấn Độ Có Tác Dụng Gì? Review Bột Neem Ấn Độ Review Bột Neem Ấn Độ

*

Sức đề kháng giúp bảo vệ cơ thể trẻ trước sự tấn công của tác nhân có hại bên ngoài

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ sẽ truyền cho thai nhi các kháng thể cần thiết qua nhau thai, nhờ đó mà bé có thể an toàn trong quá trình sinh nở. Loại và số lượng kháng thể mà thai nhi nhận được phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của chính cơ thể mẹ.

Trẻ sinh ra thường được hưởng các vi khuẩn có lợi của mẹ nên đường ruột của trẻ sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn giúp cho sức đề kháng được tăng cường. Ngoài ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những năm tháng đầu đời cũng sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Đặc biệt, sau khi chào đời, nếu trẻ được bú mẹ ngay thì sẽ được truyền nhiều kháng thể nhất vì sữa non của mẹ được sản sinh ngay sau sinh chứa rất nhiều kháng thể mạnh mẽ để giúp con có khả năng chống lại nhiễm trùng.

Như vậy, ngay từ khi còn trong bào thai, trẻ đã có được khả năng miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch này chỉ có tính chất tạm thời và trong khoảng vài tuần đến vài tháng nó sẽ giảm dần.

1.2. Dấu hiệu cho thấy trẻ có sức đề kháng yếu

Để nhận biết trẻ có sức đề kháng yếu mẹ có thể căn cứ trên một số dấu hiệu đặc trưng sau:

- Hay bị ốm vặt

Sau khi chào đời, trẻ được bú mẹ tức là sẽ nhận được một lượng kháng thể lớn. Theo quá trình phát triển của cơ thể trẻ, hệ miễn dịch sẽ dần dần hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, những tháng đầu, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên rất nhạy cảm trước các tác động từ bên ngoài. Kết quả là trẻ có hệ miễn dịch kém sẽ thường xuyên mắc các bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi và dễ bị ốm vặt.

*

Khi con hay bị ốm vặt mẹ nên theo dõi để hỏi ý kiến bác sĩ về việc tăng sức đề kháng cho trẻ

- Bị mất nước

70% trọng lượng của cơ thể là nước nên trẻ bị mất nước cũng sẽ có sức đề kháng yếu. Nếu mất nước, trẻ thường có biểu hiện: tiểu ít, da khô, khóc không nước mắt, niêm mạc nhợt nhạt,…

- Thèm đồ ngọt

Nhiều mẹ muốn tìm hiểu dấu hiệu để tăng sức đề kháng cho con nhưng lại ít ngờ tới rằng việc trẻ thèm ăn đồ ngọt cũng là biểu hiện của sức đề kháng bị suy yếu. Không những thế, nếu trẻ ăn nhiều đồ ngọt thì đây cũng là tác nhân làm cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi.

- Biếng ăn

Trẻ bỏ bú, biếng ăn trong thời gian dài cần được theo dõi kỹ bởi đây cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng của trẻ đang suy giảm.

- Tiêu hóa kém

Trẻ có sức đề kháng kém thì hệ tiêu hóa cũng phát triển kém dẫn đến kém hoặc không có khả năng hấp thụ thức ăn. Trường hợp này trẻ thường có biểu hiện đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng tiêu hóa kém kéo dài, trẻ sẽ không hấp thụ được dưỡng chất nên bị suy dinh dưỡng.

- Khả năng chịu đựng kém

Khi trẻ không có năng lượng cho các hoạt động, không tích cực vận động, thường xuyên mệt mỏi, không hào hứng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất thì mẹ cũng cần xem xét. Lúc này, trẻ sẽ bơ phờ, hay có biểu hiện thèm ngủ. Nguyên nhân của tình trạng ấy là do sức đề kháng của trẻ bị suy yếu.

2. Tăng sức đề kháng cho trẻ - cha mẹ cần nhớ

2.1. Tại sao cần tăng đề kháng cho trẻ?

Trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, sức đề kháng là yếu tố rất quan trọng. Nhờ có sức đề kháng mà cơ thể trẻ có khả năng để chống lại tác nhân gây bệnh. Nếu sức đề kháng của trẻ yếu, khi gặp các tác nhân này, trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh.

Những trẻ thường xuyên bị ốm vặt thì sẽ biếng ăn và cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ đó sức đề kháng kém dần. Cứ như vậy, trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn của các bệnh lý khác nhau xuất phát từ chính lý do là suy giảm hệ miễn dịch. Trường hợp này, không tăng sức đề kháng cho trẻ thì trẻ sẽ suy dinh dưỡng, chậm phát triển,...

2.2. Có nên tăng đề kháng cho trẻ bằng thuốc không và một số lưu ý

Thực tế hiện nay cho thấy rằng có không ít bậc phụ huynh khi thấy con mình thường xuyên ốm vặt liền tìm đến sự trợ giúp là thuốc tăng đề kháng. Thực ra, loại thuốc này chỉ nên dùng khi trẻ được bác sĩ thăm khám và chỉ định do bị thiếu hụt một vài yếu tố miễn dịch.

*

Phụ huynh nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ

Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua và cho trẻ dùng thuốc tăng đề kháng khi chưa biết cơ thể con mình có cần đến nó không vì điều này rất dễ khiến trẻ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như: hormone tăng cao nên dậy thì sớm, đầy bụng, chán ăn, tiêu chảy,…

2.3. Một số cách tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ

Muốn tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả để trẻ khỏe mạnh hơn và có được hàng rào miễn dịch vững chắc chống lại các tác nhân bên ngoài thì tốt nhất là thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống cho trẻ. Một số cách dưới đây sẽ giúp đạt được mục đích ấy:

- Đảm bảo cho trẻ được uống đủ nước

+ Trẻ dưới 6 tháng bổ sung nước qua nguồn sữa mẹ nên tốt nhất hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn.

+ Trẻ từ giai đoạn ăn dặm có thể uống thêm nước trái cây, nước lọc,... để cải thiện đề kháng nhưng không được uống các loại nước có ga, nước ngọt.

- Bổ sung men vi sinh

Vi khuẩn đường ruột giữ vai trò rất quan trọng đối với sức đề kháng và nó có thể bị ảnh hưởng bởi việc dùng kháng sinh. Bởi vậy, sau mỗi đợt điều trị kháng sinh, các bác sĩ nhi khoa thường ưu tiên khuyến nghị phụ huynh cho bé dùng men vi sinh. Tuy nhiên, trước khi dùng, các bậc phụ huynh cần tham vấn ý kiến bác sĩ để biết cách và thời gian sử dụng.

- Dinh dưỡng hợp lý

Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách rất tốt để giúp trẻ có được hàng rào miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, mỗi ngày các bậc phụ huynh nên bổ sung vào thực đơn của trẻ rau xanh và trái cây như: khoai tây, cà chua, bông cải xanh, ổi, bưởi, dâu tây,...

- Tăng cường hoạt động thể chất

Trẻ sẽ có sức khỏe tốt hơn nếu được vận động thường xuyên. Vì thế, với trẻ mới biết đi, cha mẹ hãy cho bé chạy nhảy thoải mái, bơi lội, tập các động tác thể dục phù hợp.

Hy vọng những nội dung được chia sẻ trên đây là nguồn thông tin hữu ích đối với các bậc phụ huynh khi tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu cần được tư vấn thêm về vấn đề này, bạn đọc có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa atlantis.edu.vn sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.